Powered by Techcity

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm.

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh

Niềm vui sau bão và lời cảm ơn của Thủ tướng

Sau những lo lắng, lo nền kinh tế bị giảm tốc vì chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi lịch sử, niềm vui đã đến khi số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP quý III đạt 7,4%, đưa mức tăng trưởng của 9 tháng đạt 6,82% – cách ngưỡng 7% không quá xa.

Mức tăng trưởng 7,4% của quý III không chỉ cao hơn 0,7 điểm phần trăm so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,7%), mà còn tương đương kịch bản tăng trưởng cả năm là 7% như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2024.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã vui mừng công bố số liệu này. Còn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương và nói lời “cảm ơn” với các địa phương đã nỗ lực vượt lên sau bão.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao. Trong đó, đứng đầu là Bắc Giang (13,89%), tiếp theo là Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)… Thậm chí, một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 cũng vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, như Hải Phòng (9,77%), Quảng Ninh (8,02%), Phú Thọ (9,56%), Lào Cai (7,71%), Cao Bằng (7%), Yên Bái (7,15%)…

“9 tháng, kinh tế – xã hội Bắc Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh”, ông Nguyễn Văn Gấu, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết.

Trong khi đó, dù được Chính phủ khen ngợi là vẫn giữ được đà tăng trưởng, song ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vẫn lo lắng về hai “chỉ tiêu xấu” trong phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Đó là tăng trưởng GRDP chỉ đạt 9,77%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

“Đó là do ảnh hưởng của bão. Chúng tôi cần phải phấn đấu nhiều hơn”, ông Tùng nói và nhắc đến một “chỉ tiêu xấu” khác là giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52% vốn kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ giao.

Thực tế, đây là “chỉ tiêu xấu” trên góc nhìn của người Hải Phòng. Còn so với mặt bằng chung cả nước, thì đó vẫn là những con số khá tích cực, nhất là trong bối cảnh Hải Phòng là một trong hai địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi.

Chính nhờ những nỗ lực của các địa phương như Hải Phòng, Bắc Giang, kể cả Quảng Ninh, Lai Châu…, mà tăng trưởng kinh tế quý III vẫn đạt tốc độ cao (7,4%), đưa tăng trưởng GDP 9 tháng đạt mức 6,82%. Tức là, trái với nỗi lo trước đó rằng, ảnh hưởng của bão, tăng trưởng GDP quý III có thể giảm 0,35 điểm phần trăm, còn 9 tháng giảm 0,12 điểm phần trăm, thì nền kinh tế vẫn đang đi đúng kịch bản.

Khi công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng, Tổng cục Thống kê lý giải rằng, những thiệt hại về hạ tầng, mà tính đến ngày 27/9, con số lên tới 81.500 tỷ đồng, chỉ tính vào thay đổi tài sản của nền kinh tế, không tính vào hoạt động sản xuất trong kỳ, nên mức độ tác động đến tăng trưởng GDP không lớn. Hơn thế, rất nhanh sau bão, các hoạt động sản xuất đã phục hồi trở lại, đưa tăng trưởng khu vực công nghiệp đạt mức cao, bù đắp cho thiệt hại và sự giảm tốc của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Cuộc đua về đích

Nền kinh tế đã vượt khó khăn để tăng tốc trong quý III và đó là nền tảng quan trọng để kinh tế năm 2024 có thể về đích với con số tăng trưởng có thể lên tới 7%, vượt mục tiêu đề ra và hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của năm 2024.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm trên 7%, trong đó tăng trưởng quý IV đạt 7,5-8%. Đây cũng chính là kịch bản kinh tế năm 2024 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới cập nhật.

Trong 9 tháng năm 2024, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao. Trong đó, đứng đầu là Bắc Giang (13,89%), tiếp theo là Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)…

Câu hỏi đặt ra là, liệu nền kinh tế có thể đạt mục tiêu này hay không?

Trao đổi về những cơ hội của nền kinh tế trong quý IV và những tháng đầu năm 2025, ông Lương Văn Khôi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, những ảnh hưởng của bão Yagi tới nền kinh tế trong quý III không nhiều, mà có thể là sẽ sang quý IV và năm sau. Bởi lẽ, các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, như Quảng Ninh, Hải Phòng đều là những tỉnh công nghiệp trọng điểm.

Khó khăn là có thật, nhất là khi những thiệt hại về máy móc, thiết bị, hoa màu, lồng bè nuôi trồng thủy sản… là rất lớn.

Tuy vậy, trong một báo cáo được công bố cách đây ít ngày, với tựa đề “Asian Economics Quarterly – Cuộc đua về đích”, Ngân hàng HSBC dự báo rằng, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay, bất chấp thiệt hại do bão Yagi. Đây là mức dự báo lạc quan nhất về kinh tế Việt Nam trong số các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB, ADB, IMF…

Theo HSBC, hậu quả để lại của cơn bão Yagi có thể kéo dài trong nhiều tuần nữa, nhưng “những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra”.

Những “khả năng tích cực tiềm tàng” đó có thể là sự nỗ lực của các đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP.HCM, hoặc là sự bứt phá của sản xuất công nghiệp, hay giải ngân đầu tư công.

“Chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 3 tháng cuối năm. Trong đó, tập trung cao cho giải ngân đầu tư công, cũng như thúc đẩy tăng trưởng để đạt chỉ tiêu của năm”, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM “nhận nhiệm vụ” như vậy.

Là đầu tàu kinh tế, nhưng tăng trưởng GRDP của thành phố này mới đạt 6,85% trong 9 tháng đầu năm, không cao so với mức tăng trưởng GRDP của các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, TP.HCM đóng góp 20% GDP của cả nước. Chính vì vậy, nền kinh tế đang trông chờ vào sự bứt phá của TP.HCM.

Theo chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, Thành phố đang tích cực thực hiện các giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng GRDP 7,5% trong năm nay và dự kiến đạt 8-8,5% trong năm tới.

Giải ngân đầu tư công cũng được Thủ tướng Chính phủ coi là giải pháp trọng điểm để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7% và cao hơn trong năm nay.

“Phải đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương ngay sau phiên họp. Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia; hệ thống đường bộ cao tốc; chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng…”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Cùng chủ đề

Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), nếu GDP quý IV tăng 7,5%, thì cả năm sẽ đạt 7%. Mục tiêu này là khả thi, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và kết quả đạt được trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Thiệt hại do...

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%?

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh chế biến tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU – Ảnh: QUANG ĐỊNH Không có lý do gì mà chúng ta không phân cấp, phân quyền, không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin – cho. Quá trình thực hiện có thể có vướng mắc, xuất hiện các mâu thuẫn thì chúng ta tiếp tục giải quyết. Thủ tướng Phạm Minh Chính Đó là những chỉ đạo trọng...

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

  Theo dữ liệu mới nhất của IMF, năm 2023, GDP (PPP) VN đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người VN đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. Tổ chức này dự báo, giai đoạn 2024 – 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế...

Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2024, với mục tiêu “phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 7%”. Nửa đầu năm 2024: Tăng trưởng do đâu? Một sự đồng thuận rất lớn từ các thành viên Chính phủ và cả lãnh đạo các địa phương khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã...

Tổng Giám đốc Citi Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng hồi phục trong 2024

Những cú sốc lớn nhất trong 2023 dường như đã qua, kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng phục hồi, theo Tổng Giám đốc Citi Việt Nam.Ông Ramachandran A.S, Tổng Giám đốc Citi Việt Nam tại một sự kiện hồi tháng 1/2024. Ảnh: Citi Việt NamTrong dự báo mới nhất của Citi, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5-6% năm nay, lạm phát trung bình là 3,5-4%. Như vậy, ở kịch bản tốt nhất, tăng trưởng GDP sẽ...

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Cùng chuyên mục

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 12/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000...

Bắc Giang: Tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản

Chiều 11/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, một số sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hành nghề đấu giá trên địa bàn...

Những trăn trở từ đồng ruộng

Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đang tập trung sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu. Kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025, toàn...

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Giá heo hơi hôm nay 11/11 ổn định ở cả 3 miền. (Nguồn: Gia chánh Cẩm Tuyết) Giá heo hơi hôm nay 11/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Sáng 11/11, giá heo hơi tại khu vực phía Bắc duy trì ổn định trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, ngưỡng 64.000 đồng/kg đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Đây hiện cũng là...

Nhà hát Chèo Bắc Giang đoạt 2 HCV, 2 HCB tại Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng – Chi tiết tin tức

Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Nhà hát Chèo...

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất