BẮC GIANG – Huyện Sơn Động (Bắc Giang) có diện tích rộng, đông đồng bào dân tộc thiểu số, một số địa bàn giáp ranh tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự (ANTT). Thời gian qua, Công an huyện đã phối hợp xây dựng nhiều mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Xã Đại Sơn được thành lập 4 năm trước trên cơ sở hợp nhất hai xã Chiên Sơn, Quế Sơn. Diện tích tự nhiên của xã rộng (gần 15,6 km2), dân số hơn 5,5 nghìn người nhưng có 68% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian mới thành lập, trên địa bàn xã có nhiều vụ việc về ANTT, tranh chấp đất đai… Để giải quyết, xã đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có sự tham gia của người có uy tín trong cộng đồng. Theo đó, tháng 4/2022, mô hình chính thức ra đời với tên gọi “Người uy tín tham gia bảo đảm ANTT” xã Đại Sơn.
Công an xã Tuấn Đạo (Sơn Động) vận động nhân dân giao nộp vũ khí tự chế. |
Bà Hoàng Thị Minh (63 tuổi), thôn Khuôn Cầu, trước đây là giáo viên. Sau khi nghỉ hưu, bà Minh nhiệt tình tham gia các hoạt động ở địa phương. Được tiến cử vào mô hình, bà đã trực tiếp hòa giải thành nhiều vụ việc, đơn cử như khi xã mở rộng tuyến đường hiện có, tường rào của một hộ phải phá dỡ, dịch chuyển nên chưa chấp hành. Bà Minh đã nắm bắt được lý do và tham mưu với thôn, xã có biện pháp hỗ trợ, thậm chí bà còn trích một phần tiền tiết kiệm của cá nhân giúp gia đình xây lại tường rào nên đến nay con đường đã hoàn thành.
Được biết, mô hình “Người uy tín tham gia bảo đảm ANTT” xã Đại Sơn hiện có 11 thành viên, 9/9 thôn đều có đại diện tham gia. Ông Nông Văn Thái (SN 1952), dân tộc Nùng, Trưởng ban điều hành mô hình cho biết: “Mỗi khi địa phương triển khai các nhiệm vụ về bảo đảm ANTT, phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng… các thành viên đều nhiệt tình tham gia. Cách giải quyết vướng mắc trong nhân dân là kiên nhẫn tiếp cận những cá nhân, dùng tiếng nói, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc để tuyên truyền, vận động, tạo sự gần gũi, thân tình. Khi bà con đã hiểu thì việc chấp hành trở thành tự giác”.
Đến nay, huyện Sơn Động duy trì hiệu quả hoạt động của 248 mô hình và 240 tổ chức quần chúng tham gia bảo đảm ANTT. Các mô hình, tổ chức đã tham gia giải quyết hiệu quả các vụ việc tại địa bàn. |
Hiện mô hình “Người uy tín tham gia bảo đảm ANTT” xã Đại Sơn đã được Công an tỉnh nhân rộng ra toàn tỉnh. Riêng ở Sơn Động, đến nay huyện duy trì hoạt động 248 mô hình và 240 tổ chức quần chúng tham gia bảo đảm ANTT. Các mô hình, tổ chức quần chúng đã tham gia giải quyết hiệu quả nhiều vụ việc tại cơ sở, nhất là tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn ANTT, xây dựng đời sống văn hoá. Năm qua, 17/17 xã, thị trấn và 54/54 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT.
Thực tế hoạt động đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể có cách làm hay, sáng tạo. Điển hình như ông Triệu Văn Hương, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn Tuấn Sơn (xã Tuấn Đạo). Thôn Tuấn Sơn có gần 300 nhân khẩu, 100% là dân tộc Dao, được di dân tái định cư từ Trường bắn Quốc gia TB1 đến từ nhiều năm trước. Trước những khó khăn của người dân, ông Hương cùng Chi bộ, Ban quản lý thôn tích cực vận động người dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc. Sau những bỡ ngỡ ban đầu ở vùng đất lạ, đồng bào ổn định cuộc sống trên quê hương mới, đời sống ngày càng cải thiện.
Trung tá Hoàng Hồng Quân, Đội trưởng Đội An ninh (Công an huyện Sơn Động) cho biết, những năm qua, Công an huyện và các xã, thị trấn đã quan tâm nắm chắc địa bàn, tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương dự báo đúng tình hình, giải quyết tốt các vụ việc về ANTT. Nhờ đó tỷ lệ điều tra, phá án đạt 92,7%; trọng án đạt 100%; huyện không để hình thành “điểm nóng”, phức tạp về ANTT. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
Bài, ảnh: Quốc Phương
Ưu tiên nguồn lực cho miền núi, vùng cao
BẮC GIANG – Là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đang triển khai trên địa bàn tỉnh, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN) mang đến nguồn lực quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực miền núi, vùng cao. Đồng chí Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ với Báo Bắc Giang về một số kết quả nổi bật.
Thêm việc làm, thu nhập cho phụ nữ vùng cao
BẮC GIANG – Được khích lệ, động viên và hỗ trợ tiếp cận về vốn, kiến thức, nhiều hội viên phụ nữ ở địa bàn miền núi của tỉnh ngày càng tự tin, mạnh dạn vươn lên để khởi nghiệp, lập nghiệp.
Giảm nghèo ở xã vùng cao Phong Vân
BẮC GIANG – Với một xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Phong Vân (Lục Ngạn),
giảm nghèo luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân nơi đây.
Đưa dịch vụ y tế hiện đại đến người dân vùng cao
(BGĐT) – Để giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất ngay tại địa phương, Trung tâm Y tế huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Giữ bình yên vùng cao, an ninh trật tự, đồng bào dân tộc thiểu số, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc