Powered by Techcity

Hương sắc mùa xuân

BẮC GIANG – Cuối cùng bạn bè, người thân cũng được vui mừng thấy chị hạnh phúc trong một đám cưới thật trọn vẹn. Ngay cả thời tiết dường như cũng xao xuyến mà chiều lòng người đến thế. Vừa trước đó, giữa mùa xuân mà đợt gió mùa tràn về mang theo mưa làm cái lạnh nơi miền trung du càng thêm tê tái. 

Cứ tưởng đợt mưa lạnh này phải kéo dài hết cả tuần sau, vậy mà đến trước ngày cưới của chị, mưa dứt hẳn, khô ráo như chưa từng có đợt rét buốt nào vừa qua đây. Chị đẹp dịu dàng như chính cái tên Hương Xuân mà ngày xưa mẹ đặt cho chị. Chiếc áo dài trắng giản dị lại càng làm tôn lên vẻ đẹp đằm thắm của cô dâu dù tuổi đã gần bốn mươi. Ai cũng tấm tắc khen họ thật đẹp đôi.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, mùa xuân, gió mùa tràn về, bạn bè, người thân, miền trung du

Minh họa: Hiền Nhân.

Đến lúc chuẩn bị bước lên xe hoa, chị cứ bịn rịn, lưu luyến quay lại nhìn về phía người em trai út. Huy ngồi quềnh quàng trên chiếc xe lăn được người thân đưa ra tận ngoài đường to để tiễn chị gái. Cảnh tượng ấy khiến ai nấy đều không khỏi bùi ngùi. Người thím dâu thấy vậy liền chạy đến bên động viên cháu gái:

– Đi đi con, không phải lo lắng gì hết, Huy ở nhà đã có các em, có chú thím, có họ hàng rồi.

Đôi mắt chị nhòe lệ chẳng nỡ rời đi. Cậu út giọng ngọng nghịu không thành tiếng, cố rướn cánh tay gầy guộc huơ huơ như muốn ra hiệu bảo chị gái đừng khóc nữa, hãy yên tâm đi đi.

Với Huy, chị chẳng khác gì một người mẹ. Nhà có bốn chị em nhưng Xuân vẫn thương cậu em út nhất vì nó kém may mắn hơn các chị của mình. Năm 3 tuổi, Huy từ một bé trai kháu khỉnh, lanh lẹ chỉ sau một trận ốm nặng toàn thân trở nên co cứng. Cha Huy rất đau xót với căn bệnh của đứa con trai duy nhất mà ông vô cùng kỳ vọng. Ông làm đủ mọi việc, bất kể sớm tối, ngày đêm, chắt chiu, tằn tiện để có tiền chữa bệnh cho con nhưng bệnh tình vẫn không chuyển biến. Suy nghĩ nhiều cộng thêm làm lụng vất vả nên ông bị lao lực, sức khỏe suy kiệt rồi ốm nặng qua đời.

Từ lúc em trai bị như vậy, Xuân đã nuôi ý định sau này sẽ làm việc trong ngành y để có thể chăm sóc cho em mình và những người ốm đau, bệnh tật bởi họ thật đáng thương. Xuân học rất giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên chị đã từ bỏ ước mơ vào đại học. Chị theo học trung cấp điều dưỡng ngay tại tỉnh để vừa giảm bớt gánh nặng cho mẹ, vừa có thể phụ mẹ chăm lo cho các em. 

Nhưng còn chưa kịp tốt nghiệp ra trường thì lại một tai họa nữa ập đến. Mẹ chị đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Khi đó Xuân mới 21 tuổi, còn quá trẻ để thay cha mẹ gồng gánh trên đôi vai nhỏ bé những trọng trách thật lớn trước đàn em nhỏ. Hai em gái đứa học lớp 8, đứa học lớp 5, còn cậu em út lên 8 tuổi. Họ hàng, làng xóm dù rất thương chị em Xuân, nhưng ở cái xóm núi heo hút này nhà ai cũng khó khăn, vất vả nên chẳng thể cưu mang, hỗ trợ được gì nhiều.

Những năm tháng vô cùng khó khăn mà nhiều khi nghĩ lại Xuân cũng không hiểu tại sao lúc đó mình lại có thể bền bỉ và nhiều sức khỏe đến thế. Xuân may mắn được thừa hưởng đôi bàn tay khéo léo của mẹ và cả đức tính kiên trì của cha. Để có tiền trang trải cuộc sống của bốn chị em, Xuân tiếp tục duy trì công việc đan lát mây, tre mà mẹ chị vẫn làm bao năm qua. Nghề này mẹ chị được học từ ông ngoại lúc còn ở nhà và làm cho tới tận bây giờ. 

Sau này vì muốn các con có điều kiện học hành đến nơi đến chốn để có một công việc nhẹ nhàng hơn nên mẹ chị chỉ cho các con phụ một vài công việc đơn giản những lúc rảnh rỗi sau giờ học. Chỉ có Xuân là chăm chỉ hay xắn tay vào ngồi làm cùng mẹ, thành thử chị rất thạo việc và tay nghề cũng không thua kém mẹ là bao. Nhiều khi mẹ chị xót xa vuốt ve đôi bàn tay búp măng đã sớm hằn lên những vết chai sần của con gái rồi nói: “Cứ để mẹ làm cố thêm một tí cũng được mà. Con ráng lo học hành, sau này cuộc sống đỡ cơ cực như bố mẹ”.

Những lúc đó chị lại áp má mình lên đôi bàn tay thô ráp của mẹ mà nũng nịu: “Không sao hết, con vẫn thấy đẹp mà, như đôi tay khéo léo của mẹ này”.

Mẹ nhìn chị cười, trong ánh mắt dịu dàng của mẹ luôn ánh lên sự trìu mến và niềm hy vọng. Thật lạ, người phụ nữ không được học hành nhiều, cũng chẳng được đi đâu xa bao giờ nhưng lại luôn có những suy nghĩ thật tích cực và tân tiến. Sự lam lũ, vất vả, cả những mất mát thầm sâu cũng không thể khiến niềm tin trong mẹ gục ngã. Cuộc sống vốn thế, luôn đặt con người ta vào những nghịch cảnh. Nhưng dẫu vậy cũng đừng bao giờ bỏ cuộc. Mẹ chị vẫn luôn nhắc nhở các con như vậy khi thấy Xuân và hai em gái có tư tưởng muốn nghỉ học để ở nhà phụ giúp mẹ.

Sau khi học xong, dù được vào làm ở trạm y tế gần nhà nhưng chị vẫn tranh thủ đan lát, thu mua măng, nấm, lá thuốc của người đi rừng rồi mang lên chợ huyện, chợ tỉnh bỏ mối cho người ta. Thấy Xuân một mình chật vật làm lụng nuôi em ăn học, nhiều người cũng nói ra, nói vào rằng con gái sao phải học nhiều làm gì, đến tuổi thì gả đi lấy chồng là xong. Chị chỉ cười bảo với các em:

– Ngày xưa lúc còn bố mẹ như thế nào thì bây giờ vẫn thế. Chị hứa dẫu có phải vất vả đến cỡ nào cũng sẽ lo cho các em học hành đàng hoàng như mong muốn của bố mẹ lúc còn sống.

Không phụ công chị, hai cô em gái đều học rất giỏi và ngoan ngoãn. Chẳng mấy chốc, hai đứa em đã vào đại học. Mỗi lần về nhà, bốn chị em lại tíu tít ngồi quây quần bên nhau kể đủ thứ chuyện, cười nói rôm rả vang nhà y như lúc còn nhỏ. Tối đến, hai đứa em gái lớn đùng rồi nhưng vẫn tranh nhau ôm chị ngủ, hít hà hương bồ kết vương trên tóc chị mà lòng lại nao nao nhớ mẹ. Đột nhiên đứa em gái lớn khẽ khàng hỏi:

– Chị cứ bận bịu lo cho chúng em thế này thì bao giờ mới đi lấy chồng được?

Chị thấy sống mũi mình cay cay, cố ngăn giọt nước mắt đong đầy nơi khóe mắt. Xuân thấy hạnh phúc biết bao vì các em mình đã lớn thật rồi. Hơn 30 tuổi nhưng Xuân chưa một lần nào tính đến chuyện lấy chồng vì chị muốn lo cho hai đứa em học hành xong xuôi, ổn định cuộc sống. Cũng vài ba lần có người mai mối giới thiệu nhưng phần vì cám cảnh trước hoàn cảnh của Xuân, phần vì thấy Xuân hờ hững quá nên cuối cùng họ đều rời đi.

– Chỉ cần nhìn thấy các em luôn mạnh khỏe, trưởng thành và bình an là cuộc đời này chị đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.

Có tiếng thút thít, nghẹn ngào:

– Cảm ơn chị, cảm ơn chị đã hy sinh tất cả cho chúng em.

Xuân xoa đầu hai đứa em:

– Ngốc à! Thương bố mẹ, thương chị, thương cậu Huy thì hai đứa ráng sống thật tốt, thật hạnh phúc và thành công nghe không.

***

Một lần, Xuân đang trực ở trạm thì đám trẻ con trong xóm dẫn theo một người đàn ông tới tìm chị. Người đàn ông dáng cao gầy đeo cặp kính trắng. Thoạt nhìn chị còn tưởng anh đang cần sự giúp đỡ của y tế, liền hớt hải chạy ra.

– Xin lỗi, chị là chị Xuân, người nhà của em Nguyễn Minh Thư phải không?

Nghe thấy người đàn ông gọi đầy đủ tên em gái, chị hốt hoảng nghĩ rằng có chuyện gì đó xảy ra với em mình. Giọng chị lắp bắp:

– Vâng, vâng … đúng rồi. Em là chị gái của Thư. Có chuyện gì vậy anh?

Người đàn ông thấy vậy vội cười trấn an:

– Không có chuyện gì đâu, chị đừng lo lắng. Tôi tên là Minh, giáo viên chủ nhiệm của em Thư.

Xuân mời thầy giáo vào phòng uống nước nhưng trong lòng vẫn rất hoang mang. Chắc chắn có chuyện gì đó thì thầy giáo mới phải lặn lội tìm về tận đây thế này. Sau khi trò chuyện, hỏi thăm một hồi về hoàn cảnh gia đình, thầy Minh đã hiểu tại sao Thư lại từ bỏ suất học bổng đi du học ở Anh, một cơ hội mà bất kể sinh viên nào cũng mơ ước. Thật tình Thư lo ngại dù có học bổng nhưng vẫn còn phải lo thêm nhiều chi phí khác nữa. Cô không muốn lại tăng thêm gánh nặng cho chị gái ở nhà, nhất là lúc này chị gái trên Thư bắt đầu vào năm cuối, phát sinh thêm nhiều chi phí. Về phía thầy Minh thì lại cảm thấy rất tiếc vì đây là một cơ hội tốt cho Thư, cô sinh viên xuất sắc nhất khóa. Sang đó nếu học tập tốt, Thư còn có cơ hội tiếp tục nhận học bổng thạc sĩ. Sau khi phân tích cho Thư, thầy Minh bảo: “Thầy cho em hai ngày để suy nghĩ. Sau hai ngày đó, nếu em vẫn quyết định không đi du học thì nhà trường sẽ chuyển suất học bổng này cho sinh viên khác”.

Kỳ thực thầy Minh đã lên kế hoạch nhân tiện có chuyến công tác ở trên này vào ngày mai sẽ ghé thăm nhà Thư để thuyết phục thêm người nhà em. Chị Xuân rơm rớm nước mắt, liền tức tốc gửi Huy sang nhà chú thím rồi theo thầy Minh về Hà Nội gặp em gái. Cảm động trước sự quan tâm của thầy Minh và được sự động viên của chị, Thư nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đi du học. Chị em Thư rất biết ơn thầy Minh, vì nếu không có thầy thì chắc chắn Thư đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt trong cuộc đời. Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Thư tiếp tục nhận được học bổng thạc sĩ, rồi làm việc và định cư luôn bên Anh.

Thỉnh thoảng Xuân vẫn hỏi thăm tình hình thầy Minh qua Thư. Thấy chị gái rất quan tâm tới thầy Minh, có lần Thư trêu: “Chị quý thầy Minh phải không?” Xuân bối rối né tránh câu trả lời. Qua Thư, Xuân được biết thầy Minh một mình nuôi con gái từ lúc bé Na mới 2 tuổi. Khi ấy vợ thầy bỏ đi theo một người đàn ông giàu có. Thương con gái cộng thêm lo sợ lại đổ vỡ thêm lần nữa nên tới giờ thầy vẫn chưa dám đến với ai. Lần đầu gặp Xuân, Minh cũng rất ấn tượng và cảm phục những gì chị đã làm cho các em mình.

Thế rồi, Xuân gặp lại thầy Minh trong đám cưới của Thư. Mới đó mà đã 7 năm. Minh ở lại để dự hôn lễ chính thức vào hôm sau. Đêm đó, họ đi dạo bên nhau dưới ánh trăng huyền ảo của núi rừng, trong thoang thoảng hương hoa dẻ ngọt ngào. Âm thanh của núi rừng vang vọng, mênh mang một cõi bình yên. Tình yêu đến với họ nhẹ nhàng mà say đắm như vừa bước ra từ những câu chuyện cổ tích vậy.

***

Vợ chồng em gái nhiều lần muốn đón Huy về ở cùng để chị gái yên tâm xây dựng gia đình, nhưng thương các em nên Xuân cứ lần nữa mãi.

– Chị đã dành tất cả thanh xuân để lo cho chúng em rồi. Giờ là lúc chúng em muốn được nhìn thấy chị hạnh phúc.

Minh lấy chiếc khăn mùi xoa trong túi áo nhẹ nhàng chấm giọt nước mắt vừa lăn dài trên má cô dâu. Anh âu yếm nhìn vào mắt Xuân rồi nói:

– Em quên anh đã từng nói gì với em sao?

Xuân còn đang ngơ ngác thì Minh đã nói tiếp: Các em của em cũng là em của anh. Anh muốn được cùng em chăm sóc cho các em, chăm sóc cho Huy.

Xuân bật khóc nức nở. Bao dồn nén trong lòng suốt 20 năm qua như được trút bỏ hết. Chị đã tìm được cho mình một bờ vai để tựa vào, không còn phải cố gồng mình mạnh mẽ nữa. Bó hoa tầm xuân tím biếc trên tay, chị hạnh phúc bước đi bên anh trong hương sắc mùa xuân.

Truyện ngắn của Việt Nga

 

Hai đứa trẻ

BẮC GIANG – Căn phòng nhỏ trên tầng cao nhất của nhà chung cư cũ luôn đóng im ỉm. Ở đó có bà cụ già gần 80 tuổi sinh sống. Bà có nhà cửa đàng hoàng ở dưới quê nhưng đã bán căn nhà hương hỏa, đùm rúm tiền bạc theo con lên thành phố. Tưởng là được an nhàn, hưởng phúc của cháu con, nào ngờ, năm trước, năm sau anh con trai đưa mẹ lên căn phòng này ở. 

 

Làng thay áo mới

BẮC GIANG – Xuống xe, Cường khoác ba lô lên vai ngơ ngác nhìn cái cổng làng trước mặt. Làng mình đây ư? Dụi mắt, anh nhìn lại thêm lần nữa. Đúng rồi! Đúng làng mình rồi! Ba chữ to tướng, rõ ràng gắn ở cái bảng trên cao trước cổng kia thôi. 

 

Cô gái tuổi Thìn

BẮC GIANG – Trạm y tế xã đìu hiu trong mưa phùn. Mưa lầy lội khiến cả một vùng quê đang háo hức không khí Tết bỗng chùng xuống. Chỉ có mấy người trồng đào đang mặc áo mưa đứng dưới bãi là có vẻ hào hứng, chốc chốc lại vang lên một tiếng cười. Kể ra, nếu trời nắng mãi thì năm nay lại “vỡ trận”, cái nghề bán không khí mùa xuân nó nhọc thế đấy…

 

Ngày Tết của nhà Hiếu

BẮC GIANG – Hiếu khoác thêm chiếc áo gió theo ông lên phòng thờ. Thấy ông lau đồ thờ, thằng bé thầm thì:

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, mùa xuân, gió mùa tràn về, bạn bè, người thân, miền trung du

Nguồn

Cùng chủ đề

Sâu lắng chương trình thơ nhạc “Hương sắc mùa Xuân”

Tối 24/2, tại Phủ Nội vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình Thơ nhạc "Hương sắc mùa Xuân", nhân Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22.Chương trình là một trong nhưng điểm nhấn của Lễ hội mùa Xuân nằm trong khuôn khổ...

Cô gái tuổi Thìn

BẮC GIANG - Trạm y tế xã đìu hiu trong mưa phùn. Mưa lầy lội khiến cả một vùng quê đang háo hức không khí Tết bỗng chùng xuống. Chỉ có mấy người trồng đào đang mặc áo mưa đứng dưới bãi là có vẻ hào hứng, chốc chốc lại vang lên một tiếng cười. Kể ra, nếu trời nắng mãi thì năm nay lại “vỡ trận”, cái nghề bán không khí mùa xuân nó nhọc thế đấy…Ngày xưa, nhà...

Bảo vệ chân Âm, cội nguồn của sức khỏe

BẮC GIANG - Cây đào đầu ngõ đã trổ nụ. Đất trời ấm áp và trải rộng ra. Cây cối cũng đâm chồi nảy lộc. Rồi hoa, hoa tươi mang sắc màu của mùa xuân, rạng rỡ, tươi mới, tinh khôi. Trong lòng ta cũng đang bật dậy những ước nguyện sâu xa, không sao nói nên lời như trời đất đổi thay vậy! Vâng, đó là ước nguyện trẻ mãi không già.Cùng vui đón xuân, xin gửi đến các...

Xuân về nghe thơ Bác

BẮC GIANG - Không chỉ những bài thơ chúc Tết mỗi độ xuân về mà trong từng câu, từng lời thơ của Bác bao giờ cũng ấm áp, mang niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Mỗi khi giao thừa đến, nghe thơ Bác, chúng ta lại được truyền thêm cảm xúc để yêu thương, gắn kết với nhau nhiều hơn, hết lòng vì công việc và thấy cuộc sống tươi đẹp như một mùa xuân bất tận.Chắp cánh cho...

Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao: Điểm hẹn trên đất vải thiều

BẮC GIANG - Nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số và hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2024, năm nay, huyện Lục Ngạn tiếp tục tổ chức Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao (gọi chung là ngày hội) với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm đà bản sắc.Giàu bản sắc dân tộcHội hát Sloong hao...

Cùng tác giả

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 – Chi...

Ngày 19/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tại đây, đồng chí Đỗ Tuấn Khoa, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Sở VHTTDL nhấn mạnh, bão số 3 và ngập lụt sau bão gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào các tỉnh phía Bắc, trong đó có Bắc Giang. Hàng nghìn người dân trong vùng bị thiên tai...

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tiếp nhận trên 48,9 tỷ đồng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 10/9 Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã kêu gọi vận động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đến ngày 16/9, tỉnh đã tiếp nhận trên 48,9 tỷ đồng. Cụ thể, đến 16 giờ ngày 16/9, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận hơn 44,5 tỷ đồng, Hội chữ thập đỏ tỉnh...

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

(BBG)- Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3. *Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo 17 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hơn 1,8 nghìn công...

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, hỗ trợ ngành Y tế Bắc Giang khắc phục hậu quả bão số 3

(BBG)- Ngày 16/9, Đoàn công tác Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn về thăm, hỗ trợ khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Y tế và huyện Yên Dũng. Các đại biểu dự buổi làm việc. Theo tổng hợp của Sở Y tế Bắc Giang, do ảnh hưởng của...

Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ hộ dân bị sập nhà do bão

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Ngày 10/9, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn đến thăm hỏi, động viên gia đình chị Vi Thị Thanh (SN 1988), dân tộc Nùng, ở thôn Khuôn Kén, xã Tân Sơn...

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3

Sáng 13/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang tổ chức phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3. Tham dự có toàn thể cán bộ, lãnh đạo, đoàn viên, người lao động LĐLĐ tỉnh. Tại buổi phát động, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Cảnh cho biết, những ngày qua, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của Nhân dân các tỉnh,...

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Sáng 13/9, Công đoàn Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Các đồng chí: Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh, Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng UBND tỉnh dự và tham gia ủng hộ. Tại lễ phát động, đồng chí...

Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Sáng 13/9, Công đoàn Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo,...

Gần 300 VĐV dự Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024 tại Bắc Giang

(BBG)- Sáng 12/9, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Jujitsu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bắc Giang tổ chức khai mạc Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024. Tham dự Giải có gần 300 vận động viên (VĐV) đến từ 28 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố và ngành có phong trào Jujitsu phát triển mạnh. Các VĐV thi đấu ở nội dung: Newaza Gi, Newaza NoGi, Fighting, Contact,...

Bắc Giang thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nhằm quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024-2025 nhằm củng cố, nâng cao chất lượng; làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục các cấp; các...

Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang kêu gọi ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam Phát huy truyền thống đoàn kết, "tương thân tương ái" của dân tộc, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang phát động kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất