BẮC GIANG – Chiều 23/2, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu Chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động ủy thác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Các đại biểu dự hội nghị. |
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh có khoảng 31,4 nghìn lượt khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách. Tổng doanh số cho vay ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Mức cho vay bình quân 64,7 triệu đồng/khách hàng.
Như vậy, tổng dư nợ tín dụng hết năm 2023 đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng so với năm trước. Dư nợ tập trung chủ yếu ở một số chương trình như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay nhà ở xã hội…
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Cùng với việc tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng, Ngân hàng CSXH tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác còn tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý kịp thời các khoản nợ rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.
Thảo luận tại hội nghị, ý kiến nhiều đại biểu nêu, bên cạnh kết quả đạt được, thời gian qua, một số đơn vị nhận ủy thác thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ tại điểm giao dịch xã, chưa nắm bắt tồn tại phát sinh trong hoạt động ủy thác để phản ánh kịp thời.
Các tập thể, cá nhân được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khen thưởng. |
Công tác kiểm tra, giám sát của một số tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác chưa bảo đảm theo kế hoạch, chất lượng kiểm tra còn hạn chế, mang tính hình thức. Việc rà soát nhu cầu vay vốn của đối tượng chính sách tại một số nơi còn chưa chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần…
Năm 2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 6-10%; nguồn vốn đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức 0,1%; huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phấn đấu đạt 100% kế hoạch giao; chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt đạt trên 96%…
Nhân dịp này, 32 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách năm 2023 đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể khen thưởng.
Tin, ảnh: Minh Linh
Tạo việc làm, tăng thu nhập từ vốn chính sách
(BGĐT) – Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm (gọi tắt là Quỹ) được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh triển khai từ nhiều năm nay bằng nguồn vốn T.Ư và ngân sách tỉnh ủy thác. Nguồn vốn tín dụng chính sách này được nhiều lao động nông thôn sử dụng hiệu quả, phát triển mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên làm giàu.
Lục Ngạn giảm nghèo nhanh từ nguồn vốn chính sách
(BGĐT) – Thực hiện Chỉ thị số 40 – CT/TW (gọi tắt là Chỉ thị 40) ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, những năm gần đây, hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.