Powered by Techcity

Bảo vệ chân Âm, cội nguồn của sức khỏe

BẮC GIANG – Cây đào đầu ngõ đã trổ nụ. Đất trời ấm áp và trải rộng ra. Cây cối cũng đâm chồi nảy lộc. Rồi hoa, hoa tươi mang sắc màu của mùa xuân, rạng rỡ, tươi mới, tinh khôi. Trong lòng ta cũng đang bật dậy những ước nguyện sâu xa, không sao nói nên lời như trời đất đổi thay vậy! Vâng, đó là ước nguyện trẻ mãi không già.

Cùng vui đón xuân, xin gửi đến các bạn ý tưởng trẻ mãi không già, tươi trẻ trong khỏe mạnh, sáng suốt. Đó là “Bảo vệ chân Âm, cội nguồn của sức khỏe”.

Trước hết ta đi vào Thuyết Âm Dương: Âm là phần khuất kín, Dương là phần phô bày. Ví dụ như một cái cây, phần khuất kín phía dưới là Âm, phần lộ ra ở trên ta nhìn thấy là Dương. Một cái nhà, phần móng ta không nhìn thấy là Âm, phần tường, mái hiện ra, cho ta thấy, việc sử dụng là Dương. Ở máy tính, phần vi mạch ở trong ta không thấy là Âm, bàn phím, màn hình ta sử dụng là Dương (Thích Chân Quang). 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Bảo vệ chân Âm, cội nguồn của sức khỏe, mùa xuân, rạng rỡ, tươi mới, tinh khôi

Đồng diễn Yoga tại Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9 năm 2023.

Ở con người, phần trước mặt, nơi ta nhìn thấy là Dương, phần lưng là Âm; phần trên, từ rốn trở lên là Dương, phần từ rốn xuống chân là Âm, da thịt bên ngoài là Dương và phần phía trong ta không thấy – nội tạng là Âm, phần hành vi lời nói bên ngoài là Dương, phần tâm lý bên trong là Âm… Theo tuổi tác, Âm suy kiệt, lúc đó phần trên – thượng tiêu thực, phần dưới – hạ tiêu hư, cho nên đầu váng, mắt hoa, đi không vững, lưng đau… Ở tuổi 40 Âm khí hạ tiêu bắt đầu suy và đôi khi chỉ còn 50% (Lãn Ông).

Phần Dương là phần ta sử dụng trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc. Phần Âm là phần chúng ta ít để ý nhưng lại là gốc rễ, là cơ sở của cơ thể. Cho nên phần Âm to, vững chắc thì phần Dương có điều kiện phát triển. Bộ rễ to lớn là điều kiện cho cây phát triển, trở thành đại thụ. Móng nhà sâu, to là điều kiện cho nhà vươn cao. Một tâm lý độ lượng, cao đẹp là điều kiện cho hành vi tốt đẹp (Thích Chân Quang)… Nếu phần Dương lớn hơn phần Âm thì cơ cấu đó có nguy cơ suy thoái, sẽ tồn tại không lâu. Nếu bộ rễ ẽo ợt thì cây đó có tuổi đời ngắn. Nếu móng nhà nhỏ, nông thì nhà sẽ mau lún. Nếu đạo đức của một người kém thì tài năng người đó sẽ hạn chế, phát triển không lớn lao! Biết vậy ta phải luôn làm cho phần gốc rễ, tức là phần Âm lớn mạnh, bền chắc.

Nhưng tâm ý ta không nhìn thấy được, theo hệ thống khí lực của cơ thể thì hoạt động của tâm ý ở trên đầu là phần cực Dương. Đối lập với đầu, hai lòng bàn chân là phần cực Âm. Vì đầu là phần cực Dương, nên ta sử dụng đầu nhiều quá thì phần Dương sẽ lấn dần phần Âm, nguy cơ, đổ vỡ sẽ dần đến.

Người nào có hai chân chắc khỏe thì người đó cũng có tinh thần mạnh mẽ. Tất nhiên, nếu hai chân yếu thì cơ thể sẽ yếu và tinh thần cũng không khỏe. Cho nên trong bảo vệ sức khỏe thì tập luyện hai chân là hết sức quan trọng. Hệ thống bụng dưới với Đan điền và các huyệt Hội âm, Trường cường có vai trò rất quan trọng cho sức khỏe. Nếu hệ thống đó khỏe mạnh thì con người sẽ vững chãi, khỏe mạnh. Nếu hệ thống đó yếu thì con người sẽ èo uột và tinh thần dễ dao động.

Vậy chân Âm là gì? Chân Âm là phần khí lực tàng ẩn ở phần Âm, phía dưới cơ thể. Nhưng nói cụ thể, dưới góc độ Tinh – Khí – Thần tức là cơ sở, động lực và chủ thể thì chân Âm là thể xác, là các tạng, là huyết, tân dịch. Còn từ góc độ trên và dưới, gốc và ngọn thì chân Âm là bụng dưới, là Đan điền, vùng huyệt Hội âm, huyệt Trường cường và hai chân. Vì là gốc, nên chân Âm quyết định tới sự sống con người. Chân Âm mạnh mẽ, sung mãn là điều kiện quyết định tới sự khỏe mạnh, bền chắc cho cơ thể. Biết vậy, ta cần biết bảo vệ chân Âm của cơ thể!

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Bảo vệ chân Âm, cội nguồn của sức khỏe, mùa xuân, rạng rỡ, tươi mới, tinh khôi

Tập thở đúng cách để bảo vệ chân Âm.

Trước hết ta cần bảo vệ não bộ, có nghĩa là giữ cho não bộ hoạt động hài hòa, không được căng thẳng làm chấn thương tinh thần – stress, không được tham lam, ích kỷ – tham, sân, si, xây dựng một tư tưởng tích cực, vị tha, hiền lành, biết hy sinh… Ngoài ra, ta cũng biết giữ cho não bộ hoạt động có chừng mực – có nghĩa là hợp lý. Hợp lý là biết đọc sách, viết lách, xem truyền hình… vừa phải không để não bộ bị mệt mỏi. Hơn nữa, những khoái lạc, dục vọng thấp hèn cũng rất có hại đối với chân Âm, ta cần tránh xa để sống trong sạch, thanh bạch. Những thực phẩm có hại cho chân Âm ta cũng cần bớt ăn, sử dụng vừa phải như ớt, hạt tiêu, rượu chè… Những thực phẩm có hại nữa là hàn the, bột ngọt, các hóa chất bảo quản thực phẩm, đường hóa học hoặc những loại hóa dược, thuốc giảm đau làm hao tổn chân Âm ta cũng không nên sử dụng.

Luyện tập bảo vệ chân Âm là hết sức trọng yếu. Đó là luyện tập vòng khí gốc – Đan điền, luyện co thắt hậu môn, tập hai chân như tản bộ, đi bộ bước nhanh. Trước hết là luyện tập vòng khí gốc – Đan điền: Ta hít khí vào, cảm giác toàn thân ta thở vào, khí tụ vào Đan điền. Khi cảm giác phổi đầy ta ngưng thở. Rồi khi muốn thở ra thì mới thở ra. Khí từ trung tâm Đan điền đi ra cho đến hết ta ngưng thở và thư giãn toàn thân. Lúc đó, khí tỏa ra khắp châu thân, tới tận các đầu ngón chân, ngón tay. Người ta nhẹ lâng, thanh thoát. Hết một vòng, sau đó ta lặp lại. Luyện như vậy, Đan điền được tăng cường, khỏe lên, cho nên người ta mới gọi là luyện tập vòng khí gốc – Đan điền là vậy.

Còn luyện co thắt hậu môn – cố căn như sau: Hậu môn, trước sau hai phía có các huyệt Hội âm và Trường cường. Khi ta hít vào, bụng căng lên, rồi khi thở ra khí từ bụng ra hết, ta thư giãn toàn thân và khẽ co hậu môn lên – cố căn. Như vậy, hai huyệt Hội âm và Trường cường cũng co lên, sít lại. Như vậy ta gọi là luyện cố căn, cố là co thắt, căn là gốc rễ. Tập hai chân, đi bộ là hình thức tập giản tiện và hết sức quan trọng. Các bạn có thể tập vào buổi sáng, hoặc chiều. Khi đi tập trung vào bước chân, chân ta giơ lên, rồi đặt xuống đất, cứ vậy. Nhớ là ta chỉ tập 2.000 bước chân rồi nghỉ – thư giãn, sau đó lại tập tiếp nếu có thời gian và đi bộ với tốc độ vừa phải, trên 4 km/1 giờ.

Còn tập các tạng ta tiến hành xoa bóp vùng các tạng. Nhớ là xoa bóp ấn sâu một chút bởi vì qua da thịt rồi mới tới các tạng. Ngoài ra, ta uống thuốc bổ các tạng như tâm, gan, tỳ, phế, thận. Có thể uống thuốc bổ y học cổ truyền như Quy tỳ thang, Lục vị thang gia giảm.

Cuối cùng, xin chúc các bạn mùa xuân vui khỏe, có một sức khỏe dồi dào!.

Vũ Huy Ba

Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

BẮC GIANG – Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến nhiều người cao tuổi (NCT) dễ mắc hoặc tái phát bệnh. Để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này, cùng với các dịch vụ y tế, NCT cần được bổ sung dinh dưỡng, có chế độ luyện tập phù hợp.

 

Bảo vệ sức khỏe sinh sản trước tác hại của thuốc lá

BẮC GIANG – Có thể nói những ảnh hưởng của thuốc lá đến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai là cực kỳ nghiêm trọng. Nếu phụ nữ đã hút thuốc trong nhiều năm hoặc nghiện thuốc nặng thì nguy cơ mắc phải các vấn đề về sinh sản sẽ tăng lên gấp đôi. 

 

Khiêu vũ thể thao, nâng cao sức khỏe

BẮC GIANG – Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn, Hội NCT huyện Lục Ngạn đã thành lập các CLB khiêu vũ thể thao (KVTT), giúp NCT sống vui, sống khỏe. 

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Bảo vệ chân Âm, cội nguồn của sức khỏe, mùa xuân, rạng rỡ, tươi mới, tinh khôi

Nguồn

Cùng chủ đề

Thêm yêu di sản

BẮC GIANG - Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị của ngành văn hóa đã phối hợp với nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tổ chức dạy miễn phí một số loại hình dân ca; hoạt động trưng bày, trải nghiệm, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. Hứng thú với các buổi dạy3 năm gần đây, vào dịp hè, học sinh Trường Tiểu học và Trường...

Tổ chức “Đợt cao điểm” vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

BẮC GIANG - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện “Đợt cao điểm” vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện năm 2024 trên địa bàn tỉnh.“Đợt cao điểm” vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện được tổ chức từ ngày 01/4/2024 đến ngày 31/5/2024.Theo đó, “Đợt cao điểm” vận động Nhân dân tham gia BHXH tự nguyện có chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện...

Những bác sĩ của bệnh nhân đặc biệt

BẮC GIANG - Không chỉ điều trị cho người bệnh bằng chuyên môn, những bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tâm thần, nghiện ma túy còn làm việc bằng tình thương yêu, đồng cảm. Với họ, chăm sóc những bệnh nhân “đặc biệt” này vừa là trách nhiệm, vừa là sự cảm thông cũng như cách để giữ lửa tình yêu nghề.Tận tâm với nghề27 năm gắn bó với nghề là chừng đó thời gian bác sĩ Trần Thu Thủy (SN...

Giữ bình yên vùng cao

BẮC GIANG - Huyện Sơn Động (Bắc Giang) có diện tích rộng, đông đồng bào dân tộc thiểu số, một số địa bàn giáp ranh tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự (ANTT). Thời gian qua, Công an huyện đã phối hợp xây dựng nhiều mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.Xã Đại Sơn được thành lập 4 năm trước trên cơ sở hợp nhất hai xã Chiên Sơn, Quế Sơn. Diện...

Khai thác hiệu quả thiết bị dạy học

BẮC GIANG - Thời gian qua, ngành Giáo dục Bắc Giang đã chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tất cả các cấp học. Hệ thống đồ dùng dạy học hiện đại đã phát huy giá trị sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành danh mục thiết bị dạy học...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất