Powered by Techcity

Nét xuân trong tranh họa sĩ Tạ Thúc Bình

BẮC GIANG – Chính xác thì chú tôi, họa sĩ Tạ Thúc Bình hầu như không vẽ tranh Tết theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt là tranh Tết vẽ các con giáp như một trào lưu trong giới họa sĩ vài chục năm trở lại đây.

Vậy nhưng quãng những năm 60-70 thế kỷ trước, trong số những bức tranh mà người dân miền Bắc, nhất là người dân các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc bộ như Bắc Giang, Bắc Ninh (Hà Bắc), Hải Dương, Hưng Yên (Hải Hưng), Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (Hà Nam Ninh) khi trang hoàng nhà cửa đón Tết, vui xuân thường chọn những bức tranh của ông do các nhà xuất bản: Mỹ thuật, Phổ thông, Thể dục thể thao… ấn hành. 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  Nét xuân,  họa sĩ Tạ Thúc Bình, quê Kinh Bắc, tự hào dân tộc, màu sắc tươi tắn, đường nét hài hòa,sức xuân

Đời sống nông thôn được phản ánh đậm nét trong tranh của họa sĩ Tạ Thúc Bình.

Đơn giản là tranh của họa sĩ Tạ Thúc Bình luôn toát lên nét dung dị của thiên nhiên vùng quê Kinh Bắc, với màu sắc tươi tắn, đường nét hài hòa, đầy sức xuân. Những bức tranh của ông mà người dân ưa thích, phải kể đến bộ Tứ bình Xuân- Hạ- Thu- Đông hay Trâu – Bò- Lợn- Gà, Lúa- Lang- Lạc- Đỗ… thường được rất nhiều gia đình mua về để treo khi Tết đến xuân về.

Bộ tranh nữa mà người dân thường mua về treo là bộ tranh về các vị anh hùng dân tộc gồm các vị: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi do Nhà xuất bản Phổ thông ấn hành. Về bộ tranh này, tôi có một kỷ niệm khá xúc động. Đó là vào khoảng đầu những năm 1980, khi còn là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi có chuyến công tác về một xã ở huyện Yên Thế. 

Dạo đó gần Tết, khi đến thăm một gia đình, tôi thấy ông chủ đã cao tuổi đang lui cui treo bộ tranh này trên vách của gian chính, bên phải ban thờ. Cụ khoe, nhờ giữ cẩn thận nên dù đã gần chục năm, tranh vẫn như mới, màu sắc vẫn tươi nguyên. Thì ra vì không có khung kính, cụ dùng nilon trong suốt bao các bức tranh, chỉ ngày Tết mới bỏ ra cho mới. Sẵn máy ảnh mang theo, tôi chụp một kiểu. Năm ấy chú tôi đã gần 80 tuổi, khi đưa ông xem ảnh và kể lại câu chuyện, ông ngồi lặng đi và rơm rớm nước mắt.

Có lẽ, lần hiếm hoi mà họa sĩ Tạ Thúc Bình vẽ tranh Tết là vào Xuân Quý Sửu 1973, cái Tết hòa bình đầu tiên sau Hiệp định Paris. Năm ấy, các hiệu sách nhân dân nhiều phố huyện ở miền Bắc treo bán bức tranh Tết của họa sĩ Tạ Thúc Bình, có hình cháu bé ngồi trên lưng trâu giơ cành tre buộc dây pháo tép nổ tưng bừng, bên dưới là dòng chữ: “Năm Trâu đốt pháo mừng Xuân/ Bắc Nam thắng lợi, quân dân nức lòng”… Bức tranh được người dân quê rất ưa thích, đua nhau mua về treo đón Tết, mừng xuân.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  Nét xuân,  họa sĩ Tạ Thúc Bình, quê Kinh Bắc, tự hào dân tộc, màu sắc tươi tắn, đường nét hài hòa,sức xuân

Nét xuân trong tranh họa sĩ Tạ Thúc Bình.

Nhiều thế hệ độc giả nhỏ tuổi chắc từng cảm thấy tuyệt vời khi xem những cuốn truyện tranh: “Tấm Cám”, “Sự tích bánh chưng, bánh dày”, “Con cóc là cậu ông Giời”, “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”, “Sự tích trầu cau”… do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành trong những năm 50-70 thế kỷ trước. Đặc biệt, truyện tranh “Sự tích bánh chưng, bánh dày” có khá nhiều hình ảnh gần gũi với phong tục ngày Tết của người Việt, đó là hình ảnh gia đình Lang Liêu chuẩn bị gói bánh chưng với lá dong xanh, gạo nếp trắng và đỗ xanh vàng tươi… 

Trong cuốn truyện tranh này, ở bất cứ trang tranh nào cũng có cảnh nền là mái tranh, sân gạch, giếng khơi, ao cá, đàn gà, ruộng rau, vạt sắn, khóm dong riềng… Những hình ảnh đó mang tính đặc trưng của làng quê Bắc Giang, nơi ông sinh ra và lớn lên, gắn bó suốt cả cuộc đời. Cũng như hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình luôn hiện hữu trong sáng tác của ông, dù là tranh phong cảnh, tranh cổ động, là tranh lụa hay màu nước, sơn dầu… Nét đặc trưng đó cũng dễ thấy trong các truyện tranh khác của ông dành cho thiếu nhi, cũng như các loại tranh khác.

Tranh của họa sĩ Tạ Thúc Bình, dù ít trực tiếp thể hiện đề tài mùa xuân hay ngày Tết, nhưng vẫn được người dân, đặc biệt là bà con nông dân vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ treo để trang trí đón Tết bởi những đường nét hài hòa, hồn hậu cùng màu sắc tươi tắn như mang cả một mùa xuân về. Nói cách khác, bản thân những bức tranh ấy đã tràn đầy sức xuân, là cả một mùa xuân.

Những người nay ở độ tuổi 60- 70 hẳn còn nhớ và yêu thích truyện tranh của họa sĩ Tạ Thúc Bình minh họa cho những câu truyện viết cho thiếu nhi của các nhà văn nổi tiếng như: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ, Hà Ân, Thy Thy Tống Ngọc… 

Đọc truyện và xem tranh, những đứa trẻ năm ấy dù còn vất vả, thiếu thốn nhưng vẫn thấy bừng lên sự lạc quan, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, được hun đắp lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống quê hương, đất nước. Và có thể nói mà không sợ quá lời là chính những tình cảm ấy đã khiến những độc giả nhỏ tuổi ấy, khi trưởng thành dũng cảm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, sẵn sàng hy sinh trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Nhiều chuyên gia, đồng nghiệp, học trò khi nói về họa sĩ Tạ Thúc Bình thường gọi ông là người lưu giữ hồn quê Kinh Bắc. Chính những hồn quê ấy đã tạo nên nét xuân trong các tác phẩm của ông. Họa sĩ Nguyễn Phú Kim, một học trò của ông đã viết trong cuốn hồi ký Rubic Kim Đồng: “… Người giữ được hồn quê Việt ở đồng bằng Bắc bộ, chắc chắn là họa sĩ Tạ Thúc Bình. 

Ông là người Bắc Giang, gia đình sống trong không khí như trong Chèo cổ. Cùng với nhiều họa sĩ cùng thế hệ, ông có một thẩm mỹ rất cao, am hiểu vốn cổ dân tộc và say mê quan họ Bắc Ninh. Những bầu trời mùa gặt, những cánh đồng lúa chín, những cây đa, cây gạo thân quen của đồng bằng Bắc bộ. Ông có cách tạo hình riêng, xem tranh có thể nhận ra ngay tức khắc. Những cô gái mặc áo tứ thân, mớ ba, mớ bảy, những cô công chúa có màu sắc rất gần với tranh dân gian, những thần sấm, thiên lôi gắn liền với những ngôi chùa của văn hóa Việt”.

Cũng bởi tình yêu với tranh Đông Hồ mà vào năm 1950, khi cùng với các họa sĩ: Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Mai Văn Nam… thành lập Phòng hội họa kháng chiến khu XII – tức Liên khu 1 và Liên khu Việt Bắc sau này, họa sĩ Tạ Thúc Bình đã vẽ hàng chục tranh theo phong cách dân gian, có nội dung vận động người dân tham gia kháng chiến như: “Đánh giặc giữ làng”, “Chống giặc dồn dân”, “Bình dân học vụ”, “Tăng gia sản xuất”, “Đóng thuế nông nghiệp”… để đem tranh phổ cập đến tận thôn xã. 

Ông đã tìm mời nghệ nhân làm tranh khắc gỗ làng Đông Hồ Nguyễn Đăng Sần lên Việt Bắc, cùng khắc bản gỗ, in các tác phẩm đó trên giấy báo, giấy dó, giấy điệp truyền thống. Bộ tranh tứ bình “Chống giặc dồn dân” sáng tác năm 1950 rất may mắn thoát khỏi bom đạn chiến tranh còn giữ được đến ngày nay, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cũng cần nói thêm rằng tranh của họa sĩ Tạ Thúc Bình, dù ít trực tiếp thể hiện đề tài mùa xuân hay ngày Tết, nhưng vẫn được người dân, đặc biệt là bà con nông dân vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ treo để trang trí đón Tết bởi những đường nét hài hòa, hồn hậu cùng màu sắc tươi tắn như mang cả một mùa xuân về. Nói cách khác, bản thân những bức tranh ấy đã tràn đầy sức xuân, là cả một mùa xuân.

Tạ Thúc Bình chuyên về lụa và bột màu. Cái đẹp trong sáng nhiều ẩn dụ của tranh lụa thấm vào ông qua con đường rất hàn lâm của hội họa phương Tây mà ông được hấp thụ tại nhà trường tạo ra một phong cách rất riêng biệt, gần với cách nhìn bình đồ của tranh dân gian. Có lẽ cũng bởi vậy mà người dân quê Bắc bộ ưa thích và treo những bức tranh: “Góp thóc vào kho”, “Mùa lúa chín”, “Mừng hội làng”, “Hội thi trâu”… của ông để trang trí nhà cửa đón Tết như bao đời nay đã treo những tranh gà, tranh lợn, Vinh quy bái tổ, Chăn trâu thổi sáo, Hứng dừa… của làng tranh Đông Hồ.

Với cống hiến cho mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Tạ Thúc Bình, người con của quê hương Bắc Giang đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Tên của ông cũng đã được đặt cho một đường phố khang trang tại TP Bắc Giang.

Tạ Việt Anh

 

Bức tranh đặc biệt bằng nhôm của họa sĩ Lê Duy Ứng

(BGĐT) – Bức tranh “Thần tốc – Táo bạo – Quyết thắng” của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá, họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Duy Ứng được trưng bày tại Bảo tàng Quân đoàn 2 gây ấn tượng mạnh với khách tham quan bởi chất liệu, nội dung đặc biệt. Người vẽ tranh dùng bàn tay để cảm nhận nghệ thuật vì khi đó ông bị hỏng một mắt do bom đạn quân thù.

 

Họa sĩ Trần Khánh Chương: Một tài năng hội họa

Họa sĩ Trần Khánh Chương là người có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật tạo hình, sáng tác trên nhiều loại hình như hội họa, đồ họa, gốm, là tác giả của nhiều bài báo, bài nghiên cứu mỹ thuật.

 

Lê Quang Vinh – Đam mê khắc tranh trên lá

(BGĐT) – Em Lê Quang Vinh (SN 2005), học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lục Ngạn số 3 (Bắc Giang) được biết đến không chỉ học giỏi toàn diện mà còn có năng khiếu điêu khắc tranh nghệ thuật trên lá cây.  

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Nét xuân, họa sĩ Tạ Thúc Bình, quê Kinh Bắc, tự hào dân tộc, màu sắc tươi tắn, đường nét hài hòa,sức xuân

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Là ngôi sao đang lên, địa phương này giữ vị trí quán quân về tăng trưởng

Ngày 24/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang công bố 10 kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội năm 2024. Theo đó, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Bắc Giang giữ vững vị trí đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, cả năm ước đạt 207 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 12 cả nước,...

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH và khai trương Bệnh viện TNH Việt Yên

Sáng 24/12, Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH kỷ niệm 10 năm thành lập và khai trương Bệnh viện TNH Việt Yên tại thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Thị ủy Việt Yên và một số bệnh viện. Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH tiền thân là Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành Y tế năm 2025

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu Bắc Giang, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Thu Hương chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành,...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại điểm cầu Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các Thứ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh...

Cùng chuyên mục

Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại điểm cầu Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các Thứ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh...

Bắc Giang tổ chức hội nghị kết nối, hỗ trợ hợp tác xã quảng bá sản phẩm

Chiều 20/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị kết nối, hỗ trợ các HTX quảng bá sản phẩm tại các điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền; khai trương khu trưng bày sản phẩm của tỉnh Bắc Giang và tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm cho các HTX năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Hồng Thái - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt...

Tập trung cao triển khai hiệu quả các nhiệm vụ ngay từ tháng đầu năm của năm 2025

Sáng 20/12, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 12/2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Kinh tế - xã hội tháng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn thăm, chúc Tết một số cơ quan hợp tác quốc tế và doanh nghiệp FDI

(BBG)- Ngày 19/12, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ các tổ chức: Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội và 3 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại huyện Hiệp Hòa, thị xã Việt...

Hội nghị trực tuyến tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ngày 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 07/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (TĐTNN ) năm 2025. Dự tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Tại điểm cầu UBND tỉnh Bắc Giang, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Đồng Văn...

Sớm đưa Khu công nghiệp Hòa Yên đi vào hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Chiều 16/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì buổi làm việc để triển khai Kế hoạch thực hiện đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Hòa Yên, tỉnh Bắc Giang do Công ty Cổ phần Fecon Hòa Yên làm chủ đầu tư. Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; một số sở, ban, ngành có liên quan; UBND...

Vietcombank Bắc Giang tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng cho Dự án Khu công nghiệp Hòa Phú mở rộng giai...

Tiếp nối những thành công, vừa qua Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Giang (Vietcombank Bắc Giang) tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng tài trợ Dự án Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1. Vietcombank Bắc Giang và Công ty TNHH Hòa Phú Invest hợp tác trong việc tài trợ cho Dự án KCN Hòa Phú Giai đoạn 1. Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng cho Dự án...

Bắc Giang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 khoảng 445,3 ha

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định số 1062/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025. Theo đó, tổng diện tích đất lúa được chuyển đổi năm 2025 là 445,3 ha (bao gồm đất chuyên trồng lúa 69 ha và đất lúa 01 vụ 376,3 ha). Diện tích đất lúa được chuyển đổi tập trung tại các địa phương: Tân Yên 63,9 ha, Sơn Động 31,1 ha, Yên...

Bắc Giang: Năm 2024 trồng được hơn 7,2 triệu cây phân tán các loại

Thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 tỉnh Bắc Giang trồng được hơn 7,2 triệu cây phân tán các loại, đạt 112,8 % so với kế hoạch. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường...

Bắc Giang gặp mặt, đối thoại với các Hợp tác xã năm 2024

Sáng 12/12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại với các Hợp tác xã (HTX) năm 2024. Đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển Kinh tế tập thể (PTKTTT) tỉnh dự và chỉ đạo tại hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tham gia Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc PTKTTT tỉnh; Liên minh HTX tỉnh; Ban Chỉ đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất