Powered by Techcity

Thân thương tiếng sóng Trường Sa

BẮC GIANG – Mỗi dịp Tết đến, xuân về, những con tàu lại mang hơi ấm của đất liền đến với quần đảo Trường Sa thân yêu. Những ngày đầu năm 2024, cùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa, chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần, ý chí của những người lính và tình quân dân nơi đầu sóng, ngọn gió. 

Vượt muôn trùng sóng gió

Trước khi lên đường ra đảo, tôi đã được nghe nhiều người kể về những đợt say sóng khủng khiếp mà họ từng trải qua trên hải trình tới Trường Sa, nhất là vào dịp cuối năm, biển động, thường có sóng to, gió lớn. Vì vậy, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để tham gia chuyến công tác.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa,  Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Tàu HQ 561 trên hải trình ra đảo Trường Sa.

Đợt này, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân tổ chức 4 đoàn công tác mang theo quà Tết của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân và nhiều địa phương trong cả nước gửi tặng, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Các tàu đầy ắp nhu yếu phẩm từ lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, miến, lợn, gà, rau xanh đến các đồ gia dụng như bát, đũa, xoong, nồi và những loại cây cảnh trang trí (đào, mai, quất). 

Gần 100 phóng viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ các cơ quan báo chí T.Ư, địa phương cùng đoàn văn công quân chủng Hải quân vinh dự được tham gia đoàn công tác. Tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), trước khi 4 con tàu lớn rời cảng, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải Quân cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tham gia nghi thức tiễn đoàn.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa,  Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Sĩ quan lên đường ra huyện đảo Trường Sa làm nhiệm vụ.

Đoàn được bố trí đi trên tàu HQ 561 trọng tải khoảng 2 nghìn tấn, chịu được sức gió cấp 10. Đại tá Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa, Trưởng đoàn công tác chia sẻ: Chuyến đi vào dịp Tết có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, nhân dân cả nước đối với Trường Sa; là nguồn động viên, khích lệ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ – những người đang khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hải trình từ Quân cảng Cam Ranh đến các đảo trên quần đảo Trường Sa và trở về đất liền dài khoảng 820-850 hải lý (hơn 1.500 km). Sau 3 hồi còi chào đất liền, từng chuyến tàu lần lượt rời Quân cảng mang theo tình cảm, hơi ấm của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa. Mặc dù đã uống thuốc chống say song 2 ngày đầu “cưỡi sóng”, hầu hết phóng viên say sóng, nhiều người nôn thốc nôn tháo, đầu óc quay cuồng, chao đảo. Không ít người nằm li bì 2-3 ngày tại chỗ, không ăn được cơm, bộ phận quân y hỗ trợ đo nhịp tim, huyết áp, truyền nước, chăm sóc sức khỏe.

Phóng viên đã mệt như thế, tổ phục vụ nấu ăn trên tàu còn gặp khó khăn gấp bội phần, nhất là những chiến sĩ trẻ. Hằng ngày, các anh thức từ 2 giờ sáng để chuẩn bị thực phẩm, chế biến 3 bữa ăn cho đoàn công tác. Có những người dù ở trên tàu nhiều năm song vẫn bị say sóng, vừa vo gạo vừa nôn. Vài ngày sau, các thành viên thích nghi dần với trạng thái trên biển, sức khỏe tiến triển tốt hơn. Những bữa cơm cũng vì thế thêm phần nhộn nhịp, ấm cúng.

“Đảo là nhà, biển cả là quê hương”

Sau hơn 2 ngày trên biển, vượt qua hàng trăm hải lý, con tàu đưa đoàn đến đảo Trường Sa – điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình công tác. Từ xa, chúng tôi đã thấy các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo hàng ngũ chỉnh tề vẫy chào đoàn tàu cập đảo. Gương mặt ai nấy đều rạng ngời, vui tươi như đón người thân trở về. Nghi thức đón đoàn công tác diễn ra trang trọng, thiêng liêng. 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa,  Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Nghi thức chào cờ trên đảo Trường Sa.

Giây phút đặt chân lên đảo, ngắm nhìn lá cờ đỏ, sao vàng tung bay trong gió tại cột mốc chủ quyền quốc gia, trong tôi trào dâng cảm xúc. Mỗi nhánh san hô, từng hạt cát, nhành cây, ngọn cỏ nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi, xương máu của bao thế hệ người con đất Việt đã hy sinh để giành lại sự toàn vẹn chủ quyền đất nước. 

Trò chuyện với những sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ trên đảo, tôi phần nào thấu hiểu những khó khăn, vất vả, mất mát, hy sinh mà mọi người trải qua. Quanh năm làm bạn với nắng, gió, mưa, bão; xa đất liền, gia đình, người thân song cán bộ, chiến sĩ trên đảo luôn vững vàng niềm tin, chắc tay súng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Binh nhất Ngân Anh Tài (SN 2004), quê ở tỉnh Nghệ An chia sẻ, từ nhỏ, hình ảnh những chiến sĩ hải quân in sâu trong tâm trí em qua mỗi trang sách, vần thơ. Với mong ước sau này trở thành lính biển nên vừa học xong lớp 12, Tài tình nguyện xung phong nhập ngũ, viết đơn xin ra đảo Trường Sa làm nhiệm vụ đến nay được 6 tháng. “Những ngày đầu, em cảm thấy nhớ nhà da diết. Chỉ sau thời gian ngắn, em đã thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Giờ đây, chúng em coi đảo là nhà, luôn yên tâm công tác”.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa,  Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Chiến sĩ đảo Trường Sa và phóng viên Báo Bắc Giang bên cột mốc chủ quyền.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với ý chí quyết tâm của toàn quân, toàn dân, hiện Trường Sa đã trở thành một hòn đảo xanh tươi, rợp bóng mát của các loại cây bàng vuông, phong ba, bão táp… Giữa nắng, gió Trường Sa, vườn rau của các chiến sĩ vươn lên xanh mướt. Trung tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa cho biết: “Do làm tốt công tác tăng gia, sản xuất, chúng tôi cơ bản chủ động được rau xanh, ngoài ra còn cung cấp cho các hộ dân, ngư dân có nhu cầu. Gà, lợn cũng được chiến sĩ nuôi trên đảo, góp phần cải thiện bữa ăn hằng ngày”.

Ở đây có hệ thống điện gió, điện năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt của quân và dân. Các doanh trại được xây dựng chính quy, hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân từng bước được nâng cao. Hệ thống cáp truyền hình, sóng điện thoại bao phủ đã giúp bà con kết nối gần hơn với đất liền. Ngoài các công trình quốc phòng còn có công trình văn hóa tâm linh như: Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ, chùa…

Thắm tình quân dân

Dù ở hải đảo xa xôi nhưng việc học tập của học sinh luôn được chú trọng. Trường học trên đảo có nhóm lớp mầm non và tiểu học, có đủ giáo viên, đồ dùng học tập, dạy các chương trình như ở đất liền. Thầy Lê Xuân Hạnh, phụ trách nhóm lớp tiểu học là một trong những giáo viên làm đơn tình nguyện xin ra công tác tại Trường Sa. 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa,  Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Chiến sĩ đảo Trường Sa tuần tra, canh gác.

Khi mới nhận lớp, thầy Hạnh gặp một số khó khăn: Các trò chưa quen thầy, nhóm lớp gồm nhiều lứa tuổi nên phải ghép nhiều chương trình. Thầy Hạnh cố gắng sắp xếp, vừa dạy vừa tìm hiểu tính cách từng em để có biện pháp truyền đạt phù hợp. “Vừa dạy chương trình, tôi vừa tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu biển đảo cho học trò”, thầy Hạnh nói.

Cùng với trường học, bệnh xá đảo Trường Sa được quan tâm đầu tư, là nơi khám, chữa bệnh, cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm. Bà con sống trên đảo trồng rau, nuôi gà, tăng gia sản xuất, tham gia các công việc của đảo. Tình quân dân ở đây gắn kết keo sơn. Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ luôn làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn đối với ngư dân khai thác hải sản. 

Mỗi năm có hàng trăm người được hỗ trợ về lương thực, thuốc men, nước ngọt khi đánh bắt hải sản trên biển. Mỗi khi có gió bão, ngư dân thường vào neo đậu trú ẩn tại âu tàu. Những âu tàu tránh bão là điểm tựa vững chắc để bà con vươn khơi bám biển. 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang,  đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa,  Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Cán bộ, chiến sĩ và người dân đảo Trường Sa gói bánh chưng Tết.

Anh Nguyễn Đình Chiểu, quê ở tỉnh Bình Định, chủ tàu cá chia sẻ: “Cách đây ít ngày, tôi cùng các thuyền viên đang đánh bắt cá gần đảo Trường Sa thì hết nước ngọt. Do vậy, tàu đã vào neo đậu tại âu tàu trên đảo để xin nước ngọt. Nếu không có âu tàu, chúng tôi phải quay về rất xa để lấy nước, chi phí tốn kém, ảnh hưởng đến việc đánh bắt hải sản”.

Những ngày ở trên đảo, những phóng viên chúng tôi thường đến nhà dân chơi, hỏi thăm đời sống, sinh hoạt, việc chuẩn bị Tết của bà con; được các gia đình mời ăn cơm, tặng nhiều kỷ vật của đảo (ốc, san hô, bàng vuông) làm quà. Giây phút chia tay đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo và đoàn công tác hát vang bài ca về biển đảo, quê hương. 

Còi tàu vang lên, mọi người vẫy tay chào nhau, những giọt nước mắt lặng lẽ rơi cho đến khi con tàu dần xa khuất. Tạm biệt Trường Sa thân yêu, trong tôi vấn vương hình ảnh người chiến sĩ hải quân vững tay súng đứng gác trang nghiêm tại cột mốc chủ quyền giữa màn đêm ngập tràn ánh sao, hòa trong gió biển và tiếng sóng Trường Sa.

Bài, ảnh: Công Doanh

Lễ xuất quân thăm, chúc Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa

BẮC GIANG – Nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024, ngày 3/1, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt phóng viên, diễn viên đội nghệ thuật xung kích và giao nhiệm vụ cho các lực lượng đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đang công tác, sinh sống trên quần đảo Trường Sa.

 

Làm báo ở Trường Sa

(BGĐT)- Chắc hẳn trong mỗi người đều có mong muốn được đến quần đảo Trường Sa ít nhất một lần. Với những người làm báo, chuyến tác nghiệp ở Trường Sa là vinh dự nghề nghiệp rất lớn cùng vô vàn kỷ niệm.

 

Cả nước vì Trường Sa-Trường Sa vì Tổ quốc

Cách đây 35 năm, đúng ngày 14/3/1988, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại khu đảo đá Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Những người lính trẻ đầy nhiệt huyết mãi mãi nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

 

Lớp học đặc biệt ở Trường Sa

(BGĐT) – Không có trường, lớp học nào đặc biệt như những gì chúng tôi thấy được ở Quần đảo Trường Sa thân yêu. Giữa mênh mông sóng gió, các thầy giáo ngày ngày giáo dục, bồi đắp kiến thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng cho học sinh.

 

Lời tuyên thệ ở Trường Sa

(BGĐT) – Với mỗi đảng viên, phút giây đứng dưới lá cờ Đảng tuyên thệ khi được kết nạp Đảng đều đáng nhớ, tự hào, xúc động. Dịp đầu năm, chúng tôi được chứng kiến một lễ kết nạp đảng viên ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.

 

Xuân sớm Trường Sa

(BGĐT) – Những ngày cuối năm Nhâm Dần, chuẩn bị đón xuân Quý Mão, chúng tôi có mặt trên chuyến tàu mang quà Tết ra quần đảo Trường Sa thân yêu. Vượt qua những cơn sóng lớn giữa mùa biển động, các cán bộ, chiến sĩ hải quân đưa xuân sớm ra với đồng đội đang canh giữ biển đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, đoàn văn công, quân chủng Hải quân, Thân thương, tiếng sóng Trường Sa, Cán bộ, chiến sĩ, người dân đảo Trường Sa, gói bánh chưng Tết.

Nguồn

Cùng chủ đề

Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 46, kỷ luật nhiều cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa họp Kỳ thứ 46, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật nhiều cán bộ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp Kỳ thứ 46, xem xét kỷ luật nhiều cán bộ. Ảnh: UBKTTW Trong các ngày 28 và 29.8.2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 46. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Dự kiến dôi dư 21.800 cán bộ sau sáp nhập huyện, xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: Media Quốc hội Sáng 21-8, nêu ý kiến chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề nghị bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết trong thời gian tới có giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ để giải quyết chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

BẮC GIANG - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 117-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Ảnh minh họa. Theo đó, Kế hoạch quán triệt, tuyên truyền, triển khai sâu rộng nội dung Chỉ thị số 27-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,...

Xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm Chỉ thị số 19

BẮC GIANG - Thực hiện Chỉ thị số 19- CT/TU ngày 11/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai, bên cạnh việc xử lý các vi phạm về sử dụng đất, các đơn vị, địa phương còn tập trung xem xét trách nhiệm nhiều trường hợp cán bộ, đảng viên (CBĐV), đặc biệt là lãnh đạo quản lý  theo tinh thần rõ  vi phạm đến đâu, xử...

Hiệp Hòa: Sức khỏe cán bộ cảnh sát giao thông bị đâm xe đã ổn định

BẮC GIANG - Sau khi bị một đối tượng đâm thẳng xe vào người, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) được đưa đi cấp cứu, hiện sức khỏe đã ổn định. Thời điểm đối tượng đâm xe vào tổ công tác CSGT huyện Hiệp Hòa. Ảnh cắt từ clip.Khoảng 8 giờ 50 phút ngày 6/3, trong lúc tổ công tác Đội CSGT, Công an huyện Hiệp Hòa làm nhiệm vụ trên...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất