Powered by Techcity

Hoa thủy tiên của mẹ

BẮC GIANG – Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành trên sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc. 

Dòng sông tĩnh lặng, bên bờ hàng xoan nghiêng soi xuống mặt nước, hoa xoan tím rụng rơi lã chã trong làn gió nhẹ thổi ngang qua buổi chiều quê yên ả, thanh bình. Trong tấm gương nước phẳng lặng khổng lồ, tôi thấy tóc mình dài hơn năm ngoái, da dẻ cũng hồng hào hơn năm ngoái. Tôi biết mình đã trở thành thiếu nữ tự hôm nào, trước mùa xuân không lâu, khi đất trời đương vào mùa trăng tròn.

tin tức bắc giang, bắc giang, Hoa thủy tiên,  Mùa xuân, ven sông Hồng, Dòng sông, đón Tết

Minh họa: Hiền Nhân.

Trời đã chuyển sang đêm. Đêm thanh vắng. Xa xa, tôi nghe được tiếng ai hát câu huê tình khi đang chèo thuyền đi trên sông. Tiếng mái chèo khỏa nước ngày một gần hơn. Tôi ngồi ngóng đợi, mắt tôi nhìn qua khung cửa bé xíu trên vách ghe. Chiếc thuyền lạ rẽ nước xuôi về phía khác. Tiếng hát huê tình nhỏ dần rồi chìm khuất trong đêm tối mênh mông.

– Mai, với tay sập tấm liếp xuống đi con, kẻo muỗi!

Tôi làm theo lời mẹ. Đêm trên sông thường muỗi nhiều, kêu vo ve, có cả tiếng con cuốc kêu sương khiến lòng người đi thuyền buồn hoang hoải. Tôi ngồi bó gối bên cạnh mẹ. Thuyền nhỏ, có ngọn đèn bé xíu treo lơ lửng ở giữa soi cho tôi thấy rõ từng đường nét trên khuôn mặt và vóc hình của mẹ tôi. Ngắm mẹ một lúc, tôi thấy thương. Mẹ tôi không còn trẻ nữa, những nếp nhăn trên khuôn mặt sạm của mẹ ngày càng rõ hơn. Mái tóc mẹ cũng bạc đi nhiều. Mẹ đang nâng niu củ thủy tiên trên tay. Củ thủy tiên mẹ vừa mua được hôm chúng tôi neo thuyền ở một xóm chợ vùng ven đô. Sống xa Hà Nội đã lâu, mẹ tôi vẫn giữ thói quen gọt thủy tiên mỗi khi xuân về.

– Gọt thủy tiên là một nét đẹp văn hóa của người Hà Nội mình vào dịp Tết đến. Dù mình sống xa phố cổ, lênh đênh trên dòng sông này đến dòng sông khác thì vẫn phải giữ lấy gốc rễ, giữ lấy văn hoá truyền thống!

Mẹ tôi nói vậy, bằng chất giọng của một người Hà Nội. Giọng tôi không chuẩn bằng giọng mẹ bởi khi tôi trưởng thành là lúc Hà Nội chỉ còn là mảng ký ức xa ngái. Giọng tôi cũng đã pha tạp ít nhiều. Mẹ tôi vốn là con gái Thủ đô, nhà gần Hồ Gươm, trong khu phố cổ. Ngày trước nhà tôi sống bằng nghề buôn bán nhỏ lẻ một vài sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch. Sau một đợt làm ăn sa sút, bố tôi quyết định bán căn nhà cũ rồi cả nhà dọn ra xóm chài ven sông Hồng sinh sống. Bố tôi là dân miền biển nên đánh bắt cá rất thạo. 

Lần nọ bố theo con nước sông Hồng đi lưới cá không thấy về, mẹ con tôi tìm mãi không gặp, mẹ quyết định dọn xuống thuyền sống lênh đênh nay đây mai đó trong lưu vực sông Hồng và những nhánh sông lân cận. Mẹ nói: “Bố giờ là người của sông nước. Mình lên bờ sống, xa bố, mẹ chịu không nổi”. Chúng tôi cứ lang thang trên sông với hy vọng sẽ có phép màu để được gặp lại bố, để được ôm bố thật lâu và xoa vào làn da sạm nắng của bố, để nói với bố rằng nhưng tháng năm xa bố mẹ đã đợi chờ như có thể hóa đá vọng phu.

Những ngày tháng sống phiêu bạt trên thuyền, mẹ tôi vẫn giữ nếp sống của một người Hà Nội truyền thống. Mẹ tôi tỉ mỉ ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Mẹ dạy tôi nhiều thứ, dạy nấu mấy món quen thuộc của Hà Nội, dạy cắm hoa dơn, gọt thủy tiên. Tôi vụng về, năm ngoái trong lúc gọt thủy tiên, tôi lỡ tay làm gãy mấy chồi non mơn mởn. Mẹ tôi tiếc rẻ:

– Vụng về quá! Sau này làm sao lấy được tấm chồng hả con?

Tôi cười tít mắt:

– Con không lấy chồng, con chỉ muốn sống bên mẹ suốt đời, rồi cùng mẹ đi tìm bố mà thôi!

Nhắc đến bố, niềm vui của mẹ bỗng dưng khựng lại. Đã bao năm mẹ tôi không được đón Tết cùng bố nhưng mẹ cứ mặc nhiên bố vẫn ở đâu đó quanh đây, mẹ vẫn cảm nhận được hơi ấm của bố. Mẹ gọt thủy tiên với hy vọng hoa sẽ nở đúng ngày 30 Tết, bởi mẹ tin nếu hoa nở vào ngày đó thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, biết đâu bố sẽ tìm được đường về từ ánh sáng toả ra từ đóa thủy tiên vàng. Bao nhiêu năm trôi qua, chưa bao giờ hình ảnh người đàn ông hiền từ, chất phác, lam lũ và gánh gồng mọi cơ cực của cuộc đời vơi đi trong tâm trí của mẹ.

Gió thổi lay mấy chòm xoan bên sông rung rinh. Một đợt hoa rụng xuống mặt nước. Hoa li ti nhưng vì đêm xuân vắng quá nên tôi nghe được cả tiếng hoa rơi như mưa rào. Mẹ tôi với tay vặn ngọn đèn cho tỏ hơn, soi sáng cho mẹ gọt củ thủy tiên, tỉ mẩn bóc tách từng lớp vỏ mỏng cho đến khi những mầm lá, mầm hoa lộ ra. Mắt mẹ tôi sáng rỡ. Công việc gọt thuỷ tiên đòi hỏi sự kiên nhẫn và đôi bàn tay khéo léo. Năm nào mẹ tôi cũng gọt củ thuỷ tiên rồi đặt trong chậu thuỷ tinh, để ở vị trí đẹp nhất trong thuyền. 

Mẹ dặn tôi chăm thay nước thì hoa thuỷ tiên mới nở đẹp. Tết truyền thống của người Hà Nội không thể nào thiếu hoa thuỷ tiên được. Dù giờ đây chúng tôi không còn sống giữa lòng Thủ đô vội vã và thanh lịch, nhưng mẹ tôi vẫn mang những nét đẹp văn hoá, không khí của mùa xuân Hà Thành truyền thống đi lang bạt trên sông. Nhìn mẹ, nhìn củ thuỷ tiên trắng nõn trên đôi tay mẹ nâng niu, tôi như vơi bớt đi nỗi nhớ về Hà Nội, về bố, về những ngày bé thơ tôi sống giữa lòng Thủ đô, được đi chơi thỏa thích, được ngắm hoa mùa xuân khu chợ Bưởi hay ven Hồ Tây, Hồ Gươm…

Đêm sâu hơn. Vọng bên tai tôi một câu huê tình của một người đàn bà đi trên sông vắng. Mấy lần tôi định nói với mẹ, hay mẹ con mình lên bờ, về Hà Nội hay trở lại xóm chài nhỏ ven sông Hồng cũng được. Tôi đã chán cảnh lênh đênh trên sông nước lắm rồi nhưng vẫn chưa đủ can đảm để mở lời. Tôi biết mẹ yêu dòng sông, sâu xa hơn là yêu bố. Không có bố, mọi niềm vui khác với mẹ đều vô nghĩa mà thôi. Mùa xuân này, có cái gì thôi thúc khiến tôi muốn vùng bước khỏi chiếc thuyền nhỏ hẹp, đặt chân lên đôi bờ, áp tai vào đất, chạy thong dong trên những cánh đồng xuân về hoa nở lấm tấm, đi khắp khu chợ hoa để ngắm nhìn cảnh xuân đô thị. Hồi hộp, chờ đợi, cuối cùng tôi cũng bạo dạn nói với mẹ:

– Hay mẹ con mình lên bờ sống đi mẹ!

Củ thuỷ tiên đang xoay đều trên tay mẹ bất giác đứng yên. Tim tôi cũng đứng yên trong lồng ngực. Mẹ nhìn tôi. Mắt mẹ sâu thăm thẳm, sâu hơn cả đêm xuân.

– Mai! Con muốn lên bờ đến thế sao?

Tôi gật đầu, nước mắt tự dưng tuôn ra như mưa đổ:

– Ở trên thuyền ngột ngạt quá, con chịu không nổi. Con cũng đã lớn, tóc mẹ cũng bạc màu. Đã đến lúc mẹ con mình phải sống một cuộc đời vững chãi hơn là lênh đênh, bấp bênh trên sóng nước sông Hồng… Mẹ ơi!

Tôi nói trong nước mắt, như thể chỉ đêm nay tôi mới được phép nói hết những điều mình suy nghĩ trong lòng, nói hết những tâm tư, tình cảm, những khát vọng ước ao của mình. Không phải là tôi không muốn đi tìm bố nữa. Nhưng tôi hiểu rằng, nếu bố biết hai mẹ con vì tìm bố mà sống kiếp lang bạt kỳ hồ, bố cũng không thể nào vui được. Đã bao năm chúng tôi đón Tết trên thuyền. Tết vui như thế nào tôi cũng không thể cảm nhận hết được. Niềm vui của chúng tôi đóng khung lại từ mũi đến lái thuyền, trong khuôn viên nhỏ xíu, dù có hoa thuỷ tiên, có món ăn Hà Nội mẹ nấu, có chậu hoa đào mẹ mua ở xóm chợ ven sông… thì tôi cũng chẳng thể hưởng trọn được vị Tết quê mình. Tôi thấy tâm hồn mình như bị khuyết đi một khoảng sâu thăm thẳm…

– Mai ơi! – Mẹ tôi nắm lấy hai bàn tay tôi. Ngọn đèn sáng soi rõ từng nếp nhăn trên khuôn mặt trái xoan của mẹ – Bao năm qua, mẹ đã để con gái của mẹ khổ như thế sao? Mẹ xin lỗi…

Tôi ôm mẹ nức nở. Tôi không trách mẹ. Mẹ cũng chỉ vì muốn tìm lại cho tôi người bố mà tôi hằng yêu quý. Nhưng tôi cần phải nói ra để mẹ biết rằng tôi muốn mẹ có một cuộc sống ấm êm như bao người, để đỡ phải chạy vạy trên dòng sông này. Chốn sông nước đò giang đâu phải là nơi để chúng tôi mãi gắn bó phận mình, dù trong lòng của cả tôi và mẹ vẫn dành cho dòng sông một tình yêu tha thiết.

Ánh nắng của chiều ba mươi Tết rực rỡ và tinh khôi soi rọi vào trong khoang thuyền. Chiều cuối năm, sau khi đã tắm gội sạch sẽ, tôi thấy mẹ chọn mặc áo dài, tóc quấn gọn sau gáy ngồi ngắm hoa thuỷ tiên nở. Hình như mẹ có thoa chút son, đánh chút má hồng nên trông mẹ tôi tươi tắn, rạng rỡ hơn nhiều. Tôi thấy đâu đó cái nét đẹp truyền thống của người Hà Nội hiện lên trên từng đường nét của mẹ tôi. Củ thuỷ tiên mẹ gọt mươi hôm trước đã kịp nở vào buổi chiều 30 Tết. Chính tôi là người phát hiện ra chậu thuỷ tiên nở hoa, cạnh bên là chậu hoa dơn đỏ cũng bung nở. Trong ghe lấp lánh sắc màu. Tôi reo lên:

– Mẹ ơi, thuỷ tiên nở rồi! Hoa nở đúng ngay 30 Tết!

Mẹ tôi nhìn củ thuỷ tiên đăm đăm, rồi mắt mẹ đẫm nước. Tôi biết lòng mẹ đang lâng lâng hạnh phúc.

– Năm nay, thế nào nhà mình cũng gặp vận may.

Tôi thấy mẹ ngồi trước chậu thuỷ tiên vàng đang lung linh trong nắng chiều mùa xuân nghiêng ngả bên bến nước, nhắm mắt lại, chắc mẹ đang cầu mong điều gì đó cho tôi, cho bố, cho mẹ, cho quãng đời kế tiếp của chúng tôi. Rồi mẹ thì thào nói:

– Đây là cái Tết cuối cùng trên sông nước của mẹ con mình. Mai này xa sông, chắc mẹ sẽ nhớ sông, nhớ bố nhiều lắm! Nhưng mẹ tin rằng dù bố có đi đâu, về đâu, bố cũng sẽ nghĩ đến hai mẹ con mình và chắc chắn một ngày bố sẽ tìm về với Mai, với mẹ…

Tôi lau hai dòng nước mắt.

Gió chiều mùa xuân thổi vào trong khoang thuyền se se lạnh. Gió mang theo hương xuân thì, hương rạ trên cánh đồng sau vụ gặt, hương hoa xoan bên bên sông và hương hoa đào trong những khu chợ Tết ven sông, khiến tim tôi như vỡ ra. Tôi ngồi ngoài mũi ghe chải tóc, lòng lâng lâng nghĩ về những năm tháng đã qua và những tháng ngày sau tiếp. Chắc chắn rằng, trên bước đường sắp tới của tôi và mẹ, chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi tin hai mẹ con tôi sẽ vượt qua được và có cuộc sống ấm êm như chúng tôi từng mong mỏi. Và tôi tin rằng, đâu đó trên thế gian này, bố vẫn sẽ hướng lòng về hai mẹ con tôi, sẽ tìm về với chúng tôi nếu còn có phép màu rực rỡ.

Tôi cứ ngồi ngoài mũi ghe vẩn vơ nghĩ những điều không đầu, không cuối, cho đến khi mẹ gọi tôi vào trong khoang thuyền ăn những món truyền thống của ngày Tết Hà Nội – những phong vị mà mẹ vẫn gói ghém mang theo trên mỗi bước đường đời.

Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy

 

Ngõ quê

BẮC GIANG – Cái ngõ rất rộng, là ngõ cụt ở cuối xóm, có tám nóc nhà. Ngõ rộng nên trẻ con tha hồ chơi đùa vào những buổi chiều. Tiếng trẻ con rộn rã cả khu xóm nhỏ, có lúc trẻ tập trung đông như một đội bóng, chúng nghịch ngợm la hét ầm ĩ… Thế nên hôm nào vắng chúng là buồn tẻ hẳn.

 

Đường hoa rực rỡ

BẮC GIANG – Tháng chạp. Những đợt gió mùa đông bắc nối đuôi nhau tràn về. Rét tái rét tê. Lâu lắm rồi năm nay mới lại rét đến vậy. Mấy hôm nữa là Tết ông Táo rồi. Tiếng người đi chợ sớm mai ồn ào. Mọi người bàn tán rôm rả, xoay quanh chủ đề sắm Tết. Vừa dọn quán bán hàng, bà Tịch vừa lắng nghe mọi người nói chuyện. Quán của bà nằm ở ngay cổng làng nên bao nhiêu chuyện trong làng, ngoài xã nghe qua các bà đi chợ bà đều nắm được hết. Vui phết.

 

Cha tôi là người lính

BẮC GIANG – Không riêng làng Đại Hộ mà cả xã Đại Nghĩa hôm nay xôn xao hẳn lên. Dân trong ngõ, ngoài làng kháo nhau kéo đến khá đông khi hay tin cha tôi trở về. Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, cha tôi nằm trong đội hình tình nguyện xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước rồi bỗng dưng thất lạc không rõ tung tích. Mẹ lấy ngày đất nước thống nhất làm ngày giỗ cha tôi.

 

Lọ hoa màu xanh ngọc

BẮC GIANG – Hôm kia, thằng Thắm còn lượn ra bờ ao chơi với Dâu một lát, nhưng hôm qua và hôm nay, nó lại mất dạng như đám bạn. Vì nhà nó cũng mới có Internet, giống như nhà cái Chút và nhiều nhà khác trong làng. 

 

tin tức bắc giang, bắc giang, Hoa thủy tiên, Mùa xuân, ven sông Hồng, Dòng sông, đón Tết

Nguồn

Cùng chủ đề

Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất

Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuấtMặc dù các khu công nghiệp đều cơ bản thu dọn, đảm bảo an toàn cho người lao động đến làm việc, nhưng tình trạng tiêu thoát nước chậm khiến một số khu công nghiệp bị ùn ứ nước cục bộ. Cho tới thời điểm này, báo cáo về tình hình thiệt hại, ảnh hưởng do Bão số 3 gây ra của Ban quản...

Một DN ở Bắc Giang vừa được công nhận ưu tiên về hải quan

Chiều 11.9, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ công bố quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty TNHH Luxshare – ICT Vân Trung, Khu công nghiệp Vân Trung, thị xã Việt Yên (Bắc Giang). Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 2013 công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với Công ty...

Cầu dây văng 1.500 tỷ nối Bắc Giang – Hải Dương sắp thông xe kỹ thuật

Hiện tại, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Đồng Việt, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào đầu tháng 9, vượt tiến độ gần 4 tháng so với kế hoạch (24/12/2024). Ông Nguyễn Đình Thắng – Chỉ huy phó điều hành liên danh Dự án cầu Đồng Việt cho biết, thời điểm này, công trình cầu và đường dẫn lên cầu được thi công bảo đảm tiến độ. Các nhà thầu tập trung thi công...

Khởi nghiệp trên nền tảng số

Tăng hiệu quả quản lý, kinh doanh Thời gian qua, nhiều ĐVTN đã ứng dụng công nghệ trong quản lý, quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh; bán hàng trên sàn thương mại điện tử… mang lại hiệu quả. Điển hình như mô hình cho thuê sân bóng cỏ nhân tạo của gia đình chị Nguyễn Thị Yến (SN 1996) ở thị trấn Nham Biền (Yên Dũng). Mô hình hoạt động từ năm 2017 đáp ứng nhu cầu có...

‘Đà Lạt thu nhỏ’ cách Hà Nội 100km, khách tới săn mây, cắm trại giữa rừng

Với cảnh đẹp hoang sơ, không khí dễ chịu, khu vực thảo nguyên với hồ trong rừng ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới trekking, săn mây, tận hưởng không gian xanh mát như “Đà Lạt thu nhỏ”. Nằm cách Hà Nội khoảng 100km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất