Powered by Techcity

Hiệp Hoà – Địa phương đi đầu trong cả nước |=> Đăng trên báo Bắc Giang

BẮC GIANG – Trong cao trào cách mạng của cả nước tiến tới Tổng Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Bắc Giang vinh dự có huyện Hiệp Hoà là địa phương đi đầu cả nước, đã sớm lật đổ ách đô hộ của thực dân phong kiến và phát xít, giành chính quyền về tay nhân dân.

Trước Cách mạng tháng Tám, Hiệp Hòa đã được chọn là “An toàn khu (ATK) II” của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ. Nhân dân tổng Hoàng Vân (nay là xã Hoàng Vân) đã từng nuôi giấu, che chở nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thái, Trần Quốc Hoàn, Võ Nguyên Giáp, Hà Thị Quế… về hoạt động.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, hiệp hoà, huyện hiệp hòa, thực dân phong kiến, cách mạng tháng Tám, khởi nghĩa, an toàn khu ii, phong trào cách mạng, di tích quốc gia đặc biệt

Giáo dục truyền thống cho học sinh tại Nhà trưng bày ATK II Hiệp Hòa. Ảnh: VH.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh, ngày 16/12/1940, tại Nội Đống Mú, thôn Vân Xuyên, Chi bộ Hoàng Vân – Chi bộ Đảng đầu tiên do đồng chí Lê Hoàng, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ làm Bí thư được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng huyện Hiệp Hòa và tỉnh Bắc Giang.

Tối 9/3/1945, phát xít Nhật làm đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính đã làm cho điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi; phát động cao trào kháng Nhật mạnh mẽ, chuẩn bị cho Tổng Khởi nghĩa; đồng thời thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ mới: Thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Sau khi dự Hội nghị, các đồng chí Lê Thanh Nghị (đặc phái viên của Trung ương, chỉ đạo phong trào chống Nhật ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên) và Nguyễn Trọng Tỉnh (Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang) đã về ngay Hiệp Hòa để chỉ đạo phong trào. Về tới xã Xuân Biều thuộc tổng Cẩm Bào (nay là làng Xuân Biều thuộc xã Xuân Cẩm), nắm bắt tình hình địch và khí thế đấu tranh của quần chúng, hai đồng chí đã quyết định phát động khởi nghĩa giành chính quyền.

Chiều 12/3/1945, các đồng chí Lê Thanh Nghị, Nguyễn Trọng Tỉnh, Hà Thị Quế, Lê Thị Thuận, Phạm Yên… họp tại đình Xuân Biều bàn kế hoạch khởi nghĩa. Tối hôm đó, sau khi đã tước triện và sổ sách của Lý trưởng Nguyễn Bá Thịnh, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại đình Xuân Biều, có hơn 70 tự vệ và 300 quần chúng tham gia. Đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh tuyên bố thủ tiêu chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng xã. Đây là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã thắng lợi đầu tiên trên phạm vi cả nước nhờ vận dụng kịp thời Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về khởi nghĩa từng phần, tạo điều kiện tiến tới Tổng Khởi nghĩa.

Hiệp Hòa là huyện giành chính quyền đầu tiên trong hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, trước ngày 19/8/1945 Tổng Khởi nghĩa ở Hà Nội 79 ngày và là một trong những huyện giành chính quyền sớm nhất cả nước, tạo tiền đề cho Cách mạng Tháng Tám thành công ở Bắc Giang vào ngày 18/8/1945.

Ngày 13/3/1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng làng Trung Định (Trung Hòa, Trung Hưng, Mai Trung ngày nay) được thành lập, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền cũ, thành lập chính quyền mới. Hoảng sợ trước phong trào cách mạng của quần chúng, binh lính và chủ đồn điền Vát đã bỏ chạy. Cùng ngày, Ủy ban Dân tộc giải phóng Xuân Biều, Trung Định đã huy động tự vệ và quần chúng đông tới hàng nghìn người kéo đến bao vây đồn điền Vát, lấy toàn bộ số thóc và trâu bò. 

Ngày 15/3/1945 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở chợ Vân, các đồng chí Lê Thanh Nghị và Nguyễn Trọng Tỉnh lên diễn thuyết hô hào quần chúng phá kho thóc của Nhật, chống Nhật thu thuế, thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 16/3/1945, hàng nghìn người là tự vệ và quần chúng hai tổng Hoàng Vân, Ngọc Thành và khu ấp Ba Huyện tham gia một cuộc biểu tình thị uy, sau đó kéo thẳng đến đồn Cọ, phá kho lấy thóc chia cho dân nghèo.

Trong bối cảnh ấy, từ ngày 15 đến 20/4/1945, tại nhà ông Ngô Văn Đông (Lý Đông), làng Liễu Ngạn, tổng Hoàng Vân, Trung ương Đảng đã họp Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ để thảo luận cụ thể công tác chuẩn bị khởi nghĩa. Dự hội nghị có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bạch Thành Phong, Văn Tiến Dũng, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị, Chu Văn Tấn… do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. 

Sau khi phân tích tình hình thế giới và cao trào kháng Nhật của nhân dân, Hội nghị ra Nghị quyết chỉ rõ: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc Tổng Khởi nghĩa cho kịp thời cơ”. 

Hội nghị quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân, phát triển các đội tự vệ vũ trang và tự vệ chiến đấu, mở trường đào tạo cấp tốc cho cán bộ quân sự. Để tạo bàn đạp cho cuộc Tổng Khởi nghĩa, Hội nghị đã quyết định xây dựng 7 chiến khu là: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo ở Bắc Kỳ; Phan Đình Phùng, Trưng Trắc ở Trung Kỳ; Nguyễn Tri Phương ở Nam Kỳ và xác định “phải đánh thông liên lạc giữa các chiến khu của ba kỳ”. Hội nghị cử ra một Ủy ban Quân sự gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh… để chỉ huy các chiến khu ở miền Bắc Đông Dương và giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự.

Ngày 8/5/1945, Hội nghị Đại biểu nhân dân các xã thuộc huyện Hiệp Hòa được triệu tập tại đình làng Quế Sơn (tổng Quế Trạo) bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng huyện do đồng chí Ngô Tuấn Tùng làm Chủ tịch và ra nghị quyết tạm chia ruộng đất của hai đồn điền Cọ và Vát cho tá điền và nông dân nghèo. Đây là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng và có Nghị quyết tạm chia ruộng đất.

Trước áp lực của cách mạng, tri huyện Thái Vĩnh Thịnh đã xin quy thuận Việt Minh. Tối 1/6/1945, đồng chí Lương Văn Đài và Nguyễn Trọng Tỉnh chỉ huy một đơn vị vũ trang của tỉnh cùng với tự vệ Hoàng Vân chiếm huyện đường, đốt toàn bộ sổ sách, tài liệu của chính quyền cũ, thu 30 súng, xử tử tên lục sự Liễn tại chỗ vì có nhiều tội ác với nhân dân. Với sự kiện trên đã chấm dứt vĩnh viễn chính quyền của chế độ phong kiến thực dân và phát xít ở huyện Hiệp Hòa.

Lịch sử ghi nhận Hiệp Hòa là huyện giành chính quyền đầu tiên trong hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, trước ngày 19/8/1945 Tổng Khởi nghĩa ở Hà Nội 79 ngày và là một trong những huyện giành chính quyền sớm nhất cả nước, tạo tiền đề cho Cách mạng Tháng Tám thành công ở Bắc Giang vào ngày 18/8/1945, là một trong bốn tỉnh khởi nghĩa thắng lợi sớm nhất cùng với Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Năm 1999, xã Hoàng Vân được Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Tháng 8/2012, 16 xã của huyện Hiệp Hoà được Nhà nước công nhận ATK II. Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 8 điểm di tích ATK II Hiệp Hòa là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Nguyễn Năng Lực

 

Hiệp Hòa: Khéo dân vận xây dựng quê hương

(BGĐT) – Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) qua việc xây dựng, nhân rộng những mô hình, điển hình. Qua đó góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 

Hiệp Hòa: Tự hào truyền thống quê hương, vững vàng trên chặng đường mới

(BGĐT) –  Trước năm 1945, huyện Hiệp Hòa được T.Ư Đảng, Bác Hồ chọn làm căn cứ ATK II để lãnh đạo cách mạng. Ngày 1/6/1945, Hiệp Hòa là địa phương khởi nghĩa giành chính quyền cấp huyện đầu tiên ở tỉnh Bắc Giang, mở màn cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi. Lửa truyền thống ATK II sáng mãi, là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa vững bước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương.

 

Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930-2021): “Địa chỉ đỏ” ở ATK II Hiệp Hòa

(BGĐT) – Trước Cách mạng Tháng Tám, đình Chợ Vân, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là nơi diễn ra cuộc diễn thuyết của cán bộ cách mạng phát động cao trào kháng Nhật, đánh Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân. Đây cũng là một trong 8 điểm di tích lịch sử của An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt.

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, hiệp hoà, huyện hiệp hòa, thực dân phong kiến, cách mạng tháng Tám, khởi nghĩa, an toàn khu ii, phong trào cách mạng, di tích quốc gia đặc biệt

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám

  Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9/5/1945,...

Cách mạng Tháng Tám: Bản hùng ca bất diệt trong đấu tranh giải phóng dân tộc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi ấy cũng minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng – đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn với tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén, nắm bắt và chớp đúng thời cơ để...

Hiệp Hòa: 53 lô đất đấu giá đều có khách hàng trả giá

BẮC GIANG - Trung tâm dịch vụ Đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm phát triển Quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Hiệp Hòa vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng 53 lô đất ở tại khu dân cư (KDC) Bách Nhẫn (giai đoạn 2), xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa).Khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở tại KDC Bách Nhẫn (giai đoạn 2).KDC trên có tổng diện tích...

Dẫn vốn cho người nghèo

Dẫn vốn cho người nghèo Nguồn

Hiệp Hòa: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ gần 4,8 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

BẮC GIANG - Sáng 21/3, Huyện ủy Hiệp Hòa (Bắc Giang) tổ chức phát động ủng hộ hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; sơ kết chương trình “Lan tỏa yêu thương, cùng em viết tiếp ước mơ”.Đồng chí Lâm Thị Hương Thành cùng các đại biểu tham gia ủng hộ tại buổi lễ.Dự buổi lễ có đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh;...

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Cùng chuyên mục

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng

Sáng 06/11, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC); công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ huyện. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh...

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp – Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Với phương châm “Luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, do đó các doanh nghiệp đều tăng trưởng, phát triển, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế...

Bắc Giang phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang triển khai phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 139 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích 18.446 ha; 78 vùng sản xuất rau, diện tích 7.254 ha; 08 vùng sản...

Tôn vinh 9 Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2024

Chiều 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ tôn vinh “Công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Cường - Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các...

HTX rau sạch Yên Dũng – Sản xuất an toàn gắn với du lịch trải nghiệm

Nổi tiếng với thương hiệu rau sạch của tỉnh Bắc Giang, Hợp tác xã (HTX) rau sạch Yên Dũng là một điểm sáng về phát triển nông nghiệp thông minh, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học khép kín và công nghệ hiện đại trong sản xuất. Bên cạnh đó, HTX cũng triển khai kết hợp sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm. Tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao Được thành lập từ tháng 09/2016, HTX...

Chế biến nông sản an toàn, tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

Sự phát triển của các làng nghề, trong đó có làng nghề chế biến nông sản đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Cùng với việc từng bước cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) đang dần...

Tập trung tháo gỡ khó khăn hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Minh Quý chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh. Tính đến ngày 20/10/2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (77,4%)...

Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây vụ Đông

Cùng với thu hoạch vụ Mùa, các địa phương trong tỉnh đang tích cực chỉ đạo nông dân triển khai nhanh việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, rau màu vụ Đông, đảm bảo khung lịch thời vụ. Đến nay, các địa phương đã thu hoạch được 37.685 ha lúa Mùa, đạt 77,5% kế  hoạch. Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, năng suất lúa giảm, ước đạt 49,8 tạ/ha, đạt 87,6%...

Tin nổi bật

Tin mới nhất