BẮC GIANG – Ngày 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2022 – 2023; triển khai nhiệm vụ năm học 2023 – 2024.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT dự tại điểm cầu T.Ư. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư.
Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự tại điểm cầu Bắc Giang.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự tại điểm cầu T.Ư. Ảnh TTXVN |
Năm học 2022 – 2023 đánh dấu giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Toàn ngành khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từng bước giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên.
Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên; quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương được duy trì ổn định. Bộ đã tổ chức thành công các kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh giỏi quốc gia và cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
Đồng chí Mai Sơn dự tại điểm cầu Bắc Giang. |
Học sinh Việt Nam đạt nhiều thành tích cao trong các hội thi, kỳ thi khu vực và quốc tế. Việt Nam xếp thứ 59 thế giới (tăng 5 bậc so với năm trước) trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022).
Năm học 2023-2024, toàn ngành tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện các chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.
Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh; thể chất, thể thao, y tế trường học. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những tồn tại hạn chế cũng như chia sẻ bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp trong năm học mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022 – 2023 vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học và giáo viên một số môn học.
Một số địa phương bị động về nguồn tuyển dụng, chưa có chính sách đột phá thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục còn bất cập.
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Việc dạy và học môn tích hợp còn nhiều khó khăn, vướng mắc…
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bắc Giang. |
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao những kết quả, thành tích mà ngành Giáo dục đạt được trong năm học vừa qua.
Để giành thắng lợi trong năm học mới, trước mắt, ngành GD&ĐT cần thực hiện ngay một số nhiệm vụ. Đó là kiên quyết, kiên trì, không để ma túy xâm nhập học đường; bảo đảm an ninh, an toàn cho học sinh và giáo viên. Hệ thống sách giáo khoa cần đổi mới nhưng bảo đảm chuẩn mực, ổn định, phát triển.
Chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, thường xuyên. Rà soát lại việc giảng dạy môn Giáo dục công dân trong các trường phổ thông. Có giải pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả giáo dục, xây dựng Luật Nhà giáo; tổ chức tốt việc tổng kết tốt 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ đó đề xuất với các cấp có thẩm quyển những nội dung liên quan.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên; đẩy mạnh tự chủ giáo dục trên tinh thần “không cầu toàn cũng không nóng vội”, có cách làm bài bản, phù hợp với thực tiễn dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Tăng cường thông tin truyền thông, phát hiện, cổ vũ, động viên những tấm gương học sinh, giáo viên nỗ lực, tiêu biểu.
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng về chuyển đổi số. Có giải pháp hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để tăng năng suất lao động. Rà soát cơ chế, chính sách để tập trung, phát triển nhân lực.
Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý; lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT phù hợp với tình hình thực tiễn. Đổi mới phương thức thi, công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng nghiêm túc, gọn nhẹ, giảm áp lực nhưng phải bảo đảm chất lượng.
Phối hợp với Bộ Tài chính xem xét chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ở vùng sâu, vùng xa. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đường truyền Internet; kiểm tra, rà soát tình hình tuyển dụng giáo viên.
Đề nghị các địa phương có chính sách tăng thu, giảm chi, có kế hoạch, chương trình, đề án, dự án bố trí con người, nguồn lực cho ngành Giáo dục.
Tin, ảnh: Tuyết Mai
Bắc Giang triển khai nhiệm vụ năm học 2023 – 2024
BẮC GIANG – Ngày 18/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang tổ chức tổng kết năm học 2022 – 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 – 2024. Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo.
Dự kiến có thêm 3 đại học vùng
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến sẽ hình thành thêm ba đại học vùng ở Tây Nguyên, Đồng bằng Nam Bộ và phía Tây miền núi phía Bắc.
hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2022 -2023, triển khai năm học mới 2023 – 2024, thủ tướng phạm minh chính