BẮC GIANG – Hiện đang là thời điểm người chăn nuôi vào gà giống, chuẩn bị nguồn hàng cung cấp thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán năm 2024. Vì nhiều nguyên nhân, gà con dễ bị mất nước, ảnh hưởng xấu đến quá trình chăn nuôi sau này. Vậy cách nhận biết và xử lý như thế nào?
Khi gà con bị mất nước sẽ khiến vật nuôi chậm lớn, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, tiêu tốn thức ăn và trọng lượng xuất chuồng thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Nguyên nhân chính khiến gà con bị mất nước là do chậm lấy gà con ra khỏi máy nở; thời gian từ khi nở ra đến khi được đưa vào chuồng nuôi cho uống, cho ăn kéo dài; vận chuyển gà đi xa, quá trình vận chuyển, gà không được nghỉ ngơi, uống nước.
Anh Nguyễn Hữu Quý ở xã Đồng Kỳ (Yên Thế) chăm sóc gà con giống. Ảnh: Mạc Yến. |
Gà con bị mất nước thường có những biểu hiện sau: Lông bông khô, khối lượng nhẹ hơn so với kích cỡ, trọng lượng của từng giống gà; da chân không bóng mượt, chân bị khô, nhăn nheo; khi thả gà vào quây cho uống nước, chúng tranh nhau uống. Khi gà bị ướt lông sẽ túm tụm, chồng đống lên nhau vì lạnh, rét, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn bảo đảm 32 – 33 độ C.
Để phòng tránh gà con giống bị mất nước, người chăn nuôi cần lưu ý mua gà giống ở những cơ sở ấp nở có kỹ thuật ấp nở tốt để gà con nở đều, đồng loạt, lấy chúng ra khỏi máy nở khi gà vẫn còn ướt lông cổ; sau khi gà nở, cho uống nước ngay, càng sớm càng tốt; nếu vận chuyển xa, kéo dài phải tiêm glucoza 5% hoặc cho uống nước pha Vitamin B tổng hợp và Vitamin C, nên cho từng con một uống. Cần chú ý vận chuyển gà con giống bằng xe chuyên dụng, quá trình vận chuyển không để gà bị nắng, nóng, thiếu khí.
Nếu không may gà con giống bị mất nước, người nuôi cần nắm được các kỹ thuật sau để xử lý kịp thời. Thứ nhất, cần cho từng con uống dung dịch điện giải gluco K-C; chia gà thành nhiều quây với số lượng gà dưới 300 con/quây để hạn chế chồng đống, đè bẹp lên nhau. Thứ hai, cần bổ sung gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 tiếng đầu tiên khi nhận gà để khi gà uống nước sẽ không phải tranh nhau, hạn chế được tình trạng ướt lông gà. Thứ ba, người chăn nuôi cần bảo đảm nhiệt độ tối ưu cho quây úm từ 32-33 độ C.
Thường xuyên quan sát, theo dõi, xử lý tránh gà con chồng đống, dẫm đạp lên nhau; chuồng gà, máng cho ăn, cho uống nước cần được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế nấm mốc, vi sinh vật gây bệnh. Cho uống kháng sinh cảm thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli đầy đủ để đàn gà phát triển khỏe mạnh.
Theo tài liệu Trung tâm Khuyến nông
Chăn nuôi gà đồi an toàn dịch bệnh: Nâng giá trị thương hiệu
(BGĐT) – Nhằm xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế, hơn hai năm qua ngành Nông nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên trên địa bàn không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch bệnh cúm gia cầm, Niu-cát-xơn. Qua đó giúp bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, tạo thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm.
Nuôi dúi mốc nhỏ: Hướng chăn nuôi mới
Nhận thấy vùng đất xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để chăn nuôi dúi, từ đầu năm 2021 đến nay, Thạc sĩ Đào Trọng Nghĩa cùng cộng sự ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang đã nghiên cứu, ứng dụng thành công đề tài khoa học “Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm giống dúi mốc nhỏ sinh sản và thương phẩm tại huyện Lục Nam”.
Bắc Giang: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường
(BGĐT) – Trong chăn nuôi, bên cạnh các yếu tố khác, việc xử lý chất thải được coi là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này chưa được nhiều chủ cơ sở, hộ gia đình, cá nhân xem trọng, gây ảnh hưởng cộng đồng.
tin tức bắc giang, kinh nghiệm chăn nuôi, xử lý gà con, bổ sung vitamin, uống kháng sinh, vi sinh vật gây bệnh, quá trình chăn nuôi, bệnh truyền nhiễm