Powered by Techcity

Sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp

BẮC GIANG – Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn phế, phụ phẩm chất hữu cơ rất lớn. Nếu được tận dụng sẽ đem lại giá trị không nhỏ, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tại nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang duy trì nhiều cách làm hay tận dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

Việc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi đã giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, góp phần hạn chế sử dụng các loại vật tư nông nghiệp và tạo ra nông sản chất lượng, sạch. Đối với cây lúa, phụ phẩm là rơm, rạ được dùng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng, chất đốt, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất nấm hoặc được kết hợp xử lý để làm phân bón, phủ mặt luống giữ ẩm cho đất. Trong lĩnh vực chăn nuôi, chất thải vật nuôi đang được người dân tận dụng ủ làm phân bón hoặc sản xuất khí biogas làm nhiên liệu chất đốt…

Biến rơm, rạ, chất thải chăn nuôi thành sản phẩm có ích hơn

Tìm hiểu tại xã Thái Sơn (Hiệp Hòa), trước đây sau mỗi vụ thu hoạch lúa, người dân thường đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn phân hữu cơ hoặc chôn vùi rơm, rạ xuống đất khiến cây trồng dễ nghẹt rễ. Được Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ thành phân bón, 500 hộ nông dân trên địa bàn xã Thái Sơn đã áp dụng thực hiện trên diện tích 60 ha. 

tin tức bắc giang, phụ phẩm nông nghiệp,  phụ phẩm chất hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp, mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt, vật tư nông nghiệp, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm

Người dân xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang) sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa.

Thực hiện mô hình này, các hộ dân cam kết không đốt, không vùi rơm, rạ tươi vào đất hoặc ruộng ngập nước. Thay vào đó, bà con phun chế phẩm sinh học lên ruộng lúa sau khi gặt, dùng chế phẩm này ủ giúp rơm, rạ phân hủy nhanh, tạo mùn cho đất. Cùng đó, các hộ được hướng dẫn sử dụng rơm, rạ che đậy cho những cây trồng khác (dưa, hành, tỏi, khoai tây, cây ăn quả…) vừa có tác dụng giữ ẩm, vừa làm tơi xốp đất. Qua đánh giá, diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác này đã giảm 20-30% lượng phân hóa học.

Gia đình ông Hoàng Đình Quê, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng) đang nuôi hơn 2,5 nghìn con lợn được áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn. Ông sử dụng khí ga từ chất thải chăn nuôi chạy máy phát điện, đun nấu hoặc cung cấp nhiệt cho các hoạt động của trang trại, góp phần xử lý triệt để chất thải từ gia súc, gia cầm (mỗi năm tiết kiệm 300-350 triệu đồng tiền điện). Ngoài ra, ông dùng chất thải từ chăn nuôi lợn, gia cầm để nuôi giun trùn quế, giun phục vụ chăn nuôi, giúp giảm chi phí mua thức ăn, phân trùn quế được bán phục vụ hoạt động trồng trọt (mỗi năm cho thu lãi 250-300 triệu đồng).

tin tức bắc giang, phụ phẩm nông nghiệp,  phụ phẩm chất hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp, mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt, vật tư nông nghiệp, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm

Phân lợn sau khi ép khô được gia đình ông Hoàng Văn Quê sử dụng làm thức ăn cho giun trùn quế.

Theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025, phấn đấu đến năm 2025 ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạng Giang, hằng năm tổng lượng phế phụ phẩm nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 510 tấn. Trong đó, các hộ gia đình thu gom tận dụng làm chất đốt (210,1 tấn, chiếm 41,2%), thức ăn gia súc (199,8 tấn, chiếm 39,2%), phân hữu cơ (69,9 tấn, chiếm 13,7%), phần còn lại (30,2 tấn, chiếm 5,9%) vận chuyển về các điểm tập kết, thu gom về bãi rác tập trung để xử lý. Còn tại huyện Tân Yên, ngành chức năng và Hội Nông dân các cấp luôn quan tâm tập huấn, hướng dẫn hội viên kỹ thuật sản xuất cám từ phụ phẩm nông nghiệp. 

Tận dụng nguồn nguyên liệu như cám gạo, ngô, đậu tương, bã cá khô, rơm, rạ… nghiền nhỏ rồi trộn thêm cám đậm đặc hoặc bột và muối làm thức ăn cho lợn đã giúp tiết kiệm chi phí, giảm phụ thuộc vào nguồn thức ăn công nghiệp. Tương tự, chỉ riêng các mô hình áp dụng nông nghiệp tuần hoàn tận dụng phụ phẩm, chất thải chăn nuôi cho sản xuất vải thiều ở Tân Yên đã tiết kiệm được 30-40% lượng phân bón hóa học.

Hỗ trợ xây dựng mô hình để nhân rộng

Theo ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, khối lượng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp hầu hết là xác hữu cơ thực vật như thân, lá, vỏ, hạt, lõi… có chứa lượng dinh dưỡng nhất định, có thể hoàn trả, cải tạo lại cho đất hoặc chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đang bỏ phí. 

Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh cho nông sản và bảo vệ môi trường, thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã phối hợp với ngành chức năng và các địa phương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động hội viên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, giảm lượng phân bón hóa học. 

Hội Nông dân tỉnh đang phấn đấu thành lập 72 tổ, nhóm với gần 4 nghìn người tham gia tuyên truyền nông dân sử dụng rơm, rạ đúng cách, hướng tới vận động 80% hội viên xóa bỏ tình trạng đốt, vùi trực tiếp rơm, rạ tươi vào đất. Qua đó, giúp người dân hiểu được lợi ích cũng như phương pháp áp dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất sau mỗi vụ thu hoạch lúa.

Điểm nhấn là mô hình xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học tại 18 xã thuộc 8 huyện. Đồng thời đang phấn đấu thành lập 72 tổ, nhóm với gần 4 nghìn người tham gia tuyên truyền nông dân sử dụng rơm, rạ đúng cách, hướng tới vận động 80% hội viên xóa bỏ tình trạng đốt, vùi rơm, rạ trực tiếp vào đất. 

Qua đó, giúp người dân hiểu được lợi ích cũng như phương pháp áp dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất sau mỗi vụ thu hoạch lúa. 

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã cung ứng 3 tấn chế phẩm sinh học trong chăn nuôi cho 120 hộ và 30 trang trại, xây dựng được 15 mô hình sử dụng chế phẩm sinh học cho chăn nuôi lợn, gà, vịt tại các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên… Cách làm này đã phát huy hiệu quả cao và được nhiều hộ dân áp dụng.

Bài, ảnh: Nguyễn Hưởng

 

Biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

(BGĐT) – Để tiết kiệm chi phí, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Thạc sĩ Đào Trọng Nghĩa, cán bộ Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang và nhóm tác giả đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ vi sinh trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.

 

Hiệu quả của chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng

(BGĐT) – Ruồi vàng hại quả thường gặp trong sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục, anh Nguyễn Văn Khương (SN 1977) ở thôn Danh Thượng 3, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã nghiên cứu, sáng chế ra “Chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng” đem lại hiệu quả cao.

 

tin tức bắc giang, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm chất hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp, mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt, vật tư nông nghiệp, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm

Nguồn

Cùng chủ đề

6 nghìn lượt đoàn viên thanh niên Sư đoàn 3 tham gia “Ngày Chủ nhật xanh”

BẮC GIANG - Hưởng ứng Tháng Thanh niên, từ đầu tháng 3 đến nay, 6 nghìn lượt đoàn viên thanh niên các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 (Quân khu 1) đã tham gia các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh".Đoàn viên thanh niên Tiểu đoàn 17 (Sư đoàn 3) vệ sinh môi trường tại thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh (Lạng Giang).Cụ thể, 100% tổ chức đoàn thuộc các đơn vị đã tiến hành tuyên truyền, giáo dục...

Tích cực quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

BẮC GIANG - Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa, môi trường trên địa bàn tỉnh cũng chịu những tác động tiêu cực. Trước thực trạng này, tỉnh đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, nâng hạng chỉ số xanh cấp tỉnh. Trong đó công tác quan trắc môi trường được chú trọng.  Kịp thời xử lý vi phạmNhững ngày cuối năm 2023, nhận thông tin người dân xã Long Sơn...

Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về bảo vệ môi trường

BẮC GIANG - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.Ảnh minh họa.Việc triển khai Kế hoạch nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả các chỉ số thuộc Bộ chỉ số đánh giá kết...

Triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024

BẮC GIANG - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 trên địa bàn tỉnh.Bắc Giang triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM năm 2024.Theo Kế hoạch, năm 2024, đối với cấp huyện tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các huyện đã đạt chuẩn NTM và thành phố hoàn thành nhiệm vụ...

Quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản

BẮC GIANG - Tỉnh Bắc Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, nhất là khoáng sản đất làm vật liệu xây dựng thông thường, phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư, đầu tư công. Do đó, vấn đề quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ...

Cùng tác giả

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Quốc hội có 2 quyền năng lớn là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước qua xây dựng pháp luật; và thực hiện chức năng giám sát tối cao. Vậy, “Chúng ta phải tìm được câu trả lời thực sự giám sát đã thể...

Đại hội đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 22/11, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Làm vườn (HLV) tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có các đồng chí: Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Nhiệm kỳ qua, HLV tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghị...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc): Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với nhà...

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chiều 21/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng. Tiếp và làm việc với đoàn có...

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng NinhTuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 447,66 km có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại ga Cái Lân thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tàu liên vận từ ga Kép (Bắc Giang) vận chuyển hàng xuất khẩu đi Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ GTVT...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 22/11, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Làm vườn (HLV) tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có các đồng chí: Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Nhiệm kỳ qua, HLV tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghị...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Mầm non...

Sáng 20/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành dự lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng (Hiệp Hòa). Cùng dự có Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tạ Việt Hùng; lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Trường Mầm non Thị trấn Thắng được thành...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Mai Sơn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại huyện Lạng Giang

Ngày 20/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và kỷ niệm 30 năm thành lập. Dự buổi lễ có đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Lạng Giang cùng đông đảo các thế hệ...

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc Tày, Nùng, Thái

(BBG)- Tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024, đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (TP Hà Nội). Đoàn nghệ nhân,...

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11 (1930 - 2024), từ ngày 01/11 đến ngày 18/11/2024, các khu dân cư (KDC) tại 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, tạo không khí thi đua phấn khởi, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Việt Oanh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường THPT Lục Ngạn số 1

Sáng 17/11, Trường THPT Lục Ngạn số 1, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024) và kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Việt Oanh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến dự và chúc mừng nhà trường. Cùng dự có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành tỉnh; huyện Lục Ngạn và đông đảo các thế hệ cán bộ,...

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam trao 200 suất học bổng cho học sinh nghèo vươn lên học tập tốt

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam Sáng 17/11, Hội khuyến học tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổ chức Chương trình trao học bổng Samsung cho học sinh nghèo vươn lên học tập tốt trên địa bàn tỉnh....

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại huyện Lục Nam

Sáng 17/11, đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), 40 năm thành lập Trường THPT Tứ Sơn, huyện Lục Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Lục Nam. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh Trường THPT Tứ Sơn cùng ôn lại quá trình thành lập và...

Thăm, tặng quà gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn thị xã Việt Yên

(BBG)- Nhân Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Bắc Giang, Phó trưởng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Bắc Giang và đoàn công tác đến thăm, tặng quà 3 gia đình có nạn nhân TNGT trên địa bàn thị xã Việt Yên. Cùng đi có đại diện lãnh đạo HĐND, Ban ATGT thị xã...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất