BẮC GIANG – Đó là xu thế tầm nhìn xây dựng đô thị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu trong buổi làm việc với Bộ Xây dựng mới đây. Theo Phó Thủ tướng, ý tưởng xây dựng mô hình đô thị nén, trong nhà có vườn, trong đô thị có rừng, trong rừng có thành phố là xu thế nhà ở tương lai, rất cần lưu ý đưa vào dự thảo Luật Nhà ở tới đây.
Xu thế đô thị nén, thân thiện môi trường, theo các chuyên gia không còn xa lạ với các nước châu Âu, Bắc Mỹ… Đô thị nén được hiểu là mô hình đô thị tập trung được xây dựng với mật độ cao, có chức năng sử dụng đất hỗn hợp. Đây là xu hướng phát triển đô thị chung trên thế giới khi tài nguyên đất có hạn. Nhiều thành phố đã áp dụng thành công mô hình này như Curitiba (Brazil), Berlin (Đức), Singapore, Tokyo (Nhật Bản)…
Cách đây vài ba năm, chúng tôi được tới Đức. Cả đoàn rất ngạc nhiên khi chỉ đi một đoạn, lại thấy cả cánh rừng, ngay trong thành phố, người dân tới nghỉ ngơi, đi bộ, tập thể dục, rất thanh bình. Hướng dẫn viên du lịch bảo, ở Đức, người dân chỉ cần đi bộ 20 phút là tới rừng, mà là rừng nguyên sinh, thành phố nào cũng có. Trong khi nhiều thành phố ở Đức là thành phố cổ, được xây dựng, quy hoạch cả nghìn năm mà riêng rừng trong phố, họ vẫn giữ, không phá bỏ, dù dân số ngày càng đông…
Hay gần gặn chúng ta hơn, nhiều người đi Singapore về kể, đất nước họ diện tích chỉ bằng một huyện của Bắc Giang, tấc đất quý hơn vàng nhưng họ cũng để rất nhiều rừng, công viên rộng lớn trong đô thị.
Nói chuyện thế giới xa xôi, nhiều người bảo khó, lấy đâu quỹ đất để làm thảm xanh, như công viên hay khuôn viên, thậm chí hàng cây xanh cũng được, mong gì đến rừng trong phố. Đây là câu chuyện của thì tương lai, là mong muốn…
Thực tế ai cũng biết tác dụng của cây xanh và cảm nhận rõ rệt nhất khi nắng nóng 36, 37 độ như mấy ngày hè vừa rồi. Ngay Thủ đô Hà Nội, cứ bảo phố cổ chật hẹp, đông đúc nhưng nhiều người ước phố nào cũng có nhiều cây xanh, cây cổ thụ như phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Tràng Thi, Phủ Doãn… Chỉ cần cây xanh đã thấy đủ mát rượi ngày hè, còn có thêm khuôn viên, công viên, khoảng đất trống xanh mướt thì còn gì bằng.
Chuyện xa lại tới chuyện gần, thành phố Bắc Giang sắp mở rộng đô thị, tới đây sẽ sáp nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào thành phố. Quy hoạch đô thị đang được triển khai, lấy ý kiến nhân dân và thực tế, chúng ta không thiếu quỹ đất, đặc biệt ở những khu đô thị mới.
Để có đô thị nén, nhà có vườn, đô thị có rừng, rừng có thành phố thật sự là mong muốn, hiện tại người dân chỉ cần tạo nhiều mảng xanh đủ lớn trong đô thị đã là hạnh phúc. Đơn cử như đường có cây xanh, phố cổ có cây cổ, không cần chặt bỏ thay cây mới; vài chục hộ liền kề có khoảng khuôn viên, cây xanh rợp mát; xa hơn, rộng hơn có công viên, quảng trường… để dành riêng cho đất “thở”, cây cối tốt tươi…
Vẫn mong như lời của Phó Thủ tướng, cần có rừng trong đô thị khi quy hoạch, xây dựng các thành phố, đô thị mới. Như thành phố Bắc Giang hiện tại, chỉ cần tới Công viên Hoàng Hoa Thám, Ngô Gia Tự, mới thấy hết giá trị của cây xanh và người dân thèm khoảng xanh như thế nào.
Bảo Châu
Cần có chính sách giữ chân lực lượng bảo vệ rừng
Bắc Giang – Thời gian qua, nhiều người công tác tại đơn vị chuyên trách bảo vệ rừng (lực lượng bảo vệ rừng) xin nghỉ việc, chuyển công tác trong khi việc tuyển dụng gặp không ít khó khăn. Thực tế này tạo áp lực cho việc quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Sơn Động thiết lập hồ sơ hiện trạng rừng giáp ranh: Rõ mốc giới để bảo vệ rừng
(BGĐT) – Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các vụ phát vén, lấn chiếm rừng tự nhiên, từ đầu tháng 7, các địa phương, chủ rừng trên địa bàn huyện Sơn Động đồng loạt ra quân thiết lập hồ sơ hiện trạng lô rừng sản xuất tiếp giáp với rừng tự nhiên. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Bắc Giang triển khai việc kiểm đếm, thiết lập hồ sơ hiện trạng rừng giáp ranh.
Giữ lõi xanh rừng phòng hộ Cấm Sơn
(BGĐT) – Rừng phòng hộ Cấm Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) có vai trò lớn giúp tăng khả năng duy trì và điều tiết nguồn nước hồ Cấm Sơn, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, thiên tai và phát triển du lịch. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển cây ăn quả, trồng rừng sản xuất của người dân, nguy cơ rừng bị xâm lấn luôn hiện hữu, nhiều diện tích thuộc địa bàn giáp ranh, gần với đất của dân gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ.
Mở rộng diện tích rừng bền vững: Bảo đảm lợi ích lâu dài
(BGĐT)- Việc mở rộng diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý bền vững sẽ tạo nguồn nguyên liệu gỗ trồng có nguồn gốc hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, bảo vệ bền vững tài nguyên cũng như môi trường sinh thái. Để phát huy hiệu quả, nhân rộng diện tích cần nhìn về lợi ích lâu dài và tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc.
Tin tức Bắc Giang, xây dựng đô thị,rừng nguyên sinh, Rừng trong thành phố, khuôn viên cây xanh, mô hình đô thị nén, thân thiện môi trường, trồng rừng, quy hoạch đô thị