(BGĐT) – Nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Vi Văn Nghị (SN 1989), dân tộc Tày, thôn Chao, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động (Bắc Giang) là người đầu tiên trong huyện khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó đã mang lại cho anh thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Là người năng động, trước đây anh Nghị làm nhiều nghề song không mang lại nguồn thu ổn định, cuộc sống khó khăn. Năm 2019, tình cờ biết đến mô hình nuôi ốc nhồi tại huyện Thái Thụy (Thái Bình) cho thu nhập cao, anh Nghị mạnh bỏ ra 9 triệu đồng mua ốc giống về nuôi trên diện tích một sào ao của gia đình. Chưa nắm được đặc tính, môi trường sinh sống của ốc, một thời gian ốc chậm phát triển, bị nhiễm bệnh, hơn nữa ao bị nước lũ tràn vào dẫn đến ốc bị sốc nước chết hàng loạt.
Quyết không bỏ cuộc, anh Nghị trực tiếp về huyện Thái Thụy học kỹ thuật nuôi rồi tiếp tục đầu tư 15 triệu đồng mua ốc giống. Rút kinh nghiệm lần nuôi trước, anh gia cố bờ ao, rút hết nước trong ao, làm sạch bèo, cỏ rồi dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao sau đó mới bơm nước vào ao nuôi và duy trì mực nước an toàn cho ốc. Do ốc ăn ít nên anh tính toán, cung cấp lượng thức ăn vừa đủ (bèo tấm, lá sắn và quả mướp) không để dư thừa dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Anh Vi Văn Nghị chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi với người dân địa phương. |
Ngoài giám sát về lượng thức ăn, môi trường ao nuôi, việc chăm sóc ốc vào mùa nóng, mùa rét và quản lý dịch bệnh cũng được anh hết sức quan tâm. “Ốc nhồi chịu nóng kém nên mùa hè cần chú ý chống nóng bằng cách thả thêm bèo thuỷ sinh vào ao. Còn mùa đông rút bớt nước, thả cây, cỏ xuống ao để giữ ấm cho ốc”, anh Nghị chia sẻ.
Nhờ nắm bắt, tìm hiểu kỹ phương pháp, kỹ thuật nuôi, anh Nghị đã thành công và mở rộng diện tích nuôi ốc lên gấp đôi, phân chia khu vực nuôi riêng biệt cho từng loại (ốc sinh sản, ốc giống và ốc lấy thịt). Hiện trong ao, anh luôn duy trì khoảng 3,5 tạ ốc nhồi bố mẹ, ốc thương phẩm và hàng vạn ốc con. Theo anh Nghị, ốc được chăm sóc đúng cách thì 3 tháng là cho thu hoạch, nếu người nuôi kéo dài 4 -5 tháng thì chất lượng ốc sẽ nâng lên, ốc già hơn, ngon hơn và to hơn (khoảng 25-30 con/kg).
Trung bình mỗi năm anh Nghị cung cấp ra thị trường khoảng 8 tạ đến 1 tấn ốc thương phẩm và 30 vạn con ốc giống, thu về 170 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. Bà Ngọc Thị Tiền, Trưởng thôn Chao cho biết: “Anh Nghị là người đầu tiên trong xã nuôi thành công mô hình ốc nhồi. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ một số hộ trong thôn cùng phát triển mô hình này, góp phần nâng cao thu nhập”.
Bài, ảnh: Xuân Thoả
Sơn Động: Những suất cơm tiếp sức thí sinh xa nhà
(BGĐT) – Để bảo đảm an toàn thực phẩm, giúp các thí sinh yên tâm tham dự kỳ thi, các thầy cô giáo ở Trường THPT Sơn Động 3 (Bắc Giang) đã cùng một số phụ huynh, thanh niên tình nguyện xã Cẩm Đàn tổ chức nấu cơm phục vụ thí sinh ở trọ tại khu vực Hội đồng thi Trường THPT Sơn Động số 2.
Phấn đấu đến năm 2025 đưa Sơn Động ra khỏi danh sách huyện nghèo
(BGĐT) – Chiều 13/6, Huyện ủy Sơn Động (Bắc Giang) tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Dự hội nghị có đồng chí Lê Ô Pích, Uỷ viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Sơn Động: Giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch
(BGĐT) – Sơn Động (Bắc Giang) là huyện vùng cao với 30 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 57%. Mỗi dân tộc lại có truyền thống riêng. Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, huyện ban hành nhiều đề án, kế hoạch.
Sơn Động: Khai thác lợi thế, tăng giá trị kinh tế rừng
(BGĐT) – Phát huy lợi thế đất rừng, cùng với cơ chế hỗ trợ, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Sơn Động (Bắc Giang) quan tâm đưa giống cây mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên, doanh thu từ kinh tế rừng tăng hằng năm và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2025.
Anh Vi Văn Nghị, dân tộc Tày, thôn Chao, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, khởi nghiệp, nuôi ốc nhồi