Dịch vụ lặn biển ngắm sản hô duy nhất ở miền Bắc được triển khai tại huyện đảo Cô Tô từ tháng 4/2023 đã thu hút hàng trăm du khách tham gia trải nghiệm.
Cách đất liền khoảng 80 km, huyện đảo Cô Tô sở hữu vùng biển đẹp, hoang sơ, thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Để làm mới hoạt động du lịch, từ tháng 4, UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép triển khai hoạt động lặn biển tại Vụng Tròn, Hòn Chim và Hòn Ông Tích thuộc xã đảo Thanh Lân.
Trẻ em trên 6 tuổi đã có thể lặn biển ngắm san hô ở Cô Tô. |
Tour lặn hiện có giá 1,5 triệu đồng một người bao gồm đưa đón bằng xe điện, ca nô ra điểm lặn, trái cây, nước uống, thiết bị lặn, bảo hiểm 100 triệu đồng cho khách và được lặn hai ca. Ngoài ra, còn có tour đi bộ dưới biển với giá 1,3 triệu đồng.
Du khách cũng có thể đặt thêm dịch vụ chèo thuyền, chụp ảnh dưới nước, ăn hải sản trên biển với giá từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng một người. Trẻ em trên 6 tuổi là có thể trải nghiệm các dịch vụ này.
Chị Lan, du khách đến từ Hải Phòng cùng gia đình trải nghiệm lặn biển ở Cô Tô vào cuối tháng 7, cho biết đây là một trải nghiệm tuyệt vời, cần phải thử trong đời. “Đại dương tuyệt đẹp khiến cả nhà tôi mê mẩn”, chị Lan chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Hải Linh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin và du lịch huyện đảo Cô Tô, sau 3 tháng hoạt động, tour lặn biển ở Cô Tô thu hút khoảng 500 người tham gia. “Đây là sản phẩm mới, duy nhất ở miền Bắc được cấp phép. Phần lớn du khách đều hài lòng, tạo ra sức hút đặc biệt cho du lịch Cô Tô”, ông Linh đánh giá.
Theo đại diện Công ty TNHH Khám phá Cô Tô, đơn vị được phép thiết kế tour lặn biển, du khách phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc, hướng dẫn của hướng dẫn viên để bảo vệ đại dương, rặng san hô nguyên sinh ở vùng lặn. “Du khách không đeo găng tay, không chạm vào san hô, sinh vật biển, không giẫm đạp, đứng lên san hô và không khuấy đục đáy biển. Nếu không tuân thủ thì chúng tôi sẽ cưỡng chế đưa lên mặt nước”, ông Phạm Văn Đức thông tin.
Đơn vị làm tour cũng phải tập huấn cho huấn luyện viên, hướng dẫn viên tuân theo các quy tắc ứng xử, an toàn bảo vệ môi trường khu vực lặn và luôn theo sát du khách, một kèm một để đảm bảo an toàn cũng như ngăn chặn các hành vi xâm hại đến san hô và môi trường.
Khám phá điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn
(BGĐT) – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang vừa có Quyết định công nhận Điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn, thuộc thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn do Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải là đơn vị sở hữu và quản lý.
Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng: Gắn kết và bảo tồn di sản
Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng (Ngày hội) là sự kiện thường niên do UBND quận Cái Răng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức, nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (9/7), đồng thời cũng là sự kiện góp phần gìn giữ, gắn kết bảo tồn di sản Văn hóa chợ nổi. Năm nay, Ngày hội có nhiều hoạt động mới với đa trải nghiệm.
Tăng cường hợp tác, liên kết để du lịch Bắc Giang phát triển
(BGĐT)-Chiều 7/7, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ, kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam 9/7 (1960-2023), đánh giá kết quả triển khai hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2023.
Bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc trong phát triển du lịch tâm linh Tây Yên Tử
(BGĐT)-Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang về xây dựng Đề án “Phục dựng con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, giai đoạn 2021-2030”, sáng 5/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội thảo khoa học “Du lịch tâm linh và con đường Hoằng dương Phật pháp Yên Tử, Bắc Giang”.
Theo VnExpress
Lặn biển, ngắm san hô, đảo Cô Tô, miền Bắc, tham gia trải nghiệm, chèo thuyền, chụp ảnh dưới nước, sức hút đặc biệt