Powered by Techcity

Vì sao người Việt sinh con trai nhiều hơn gái?

Cần có con trai nối dõi cũng như nhờ cậy về già, các kỹ thuật sàng lọc trước sinh phát triển là những nguyên nhân căn bản khiến chênh lệch giới tính ngày càng nghiêm trọng.

người Việt, sinh con trai nhiều hơn gái, chênh lệch giới tính, tỷ lệ sinh

Ba bé trai chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Báo cáo Tình hình dân số, lao động và việc làm quý IV và cả năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái. Tỷ số này không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 là 111,2 bé trai/100 bé gái sinh ra sống, được đánh giá “tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn ở mức cao”.

“Như vậy, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nước ta vào loại khá cao, trên mức bình thường và vẫn có xu hướng tăng, do sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp của tư vấn và kỹ thuật để sinh đ­ược con trai”, GS.TS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em nói ngày 4/1.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn các nước trên thế giới nhưng tăng nhanh và lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn, đặc biệt cao ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc. Một số tỉnh có tỷ số này cao là Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và Sơn La.

Theo thống kê, giai đoạn 1999-2005, xu hướng biến động tỷ số giới tính của Việt Nam dao động trong khoảng 104 đến 109 bé trai/100 bé gái. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, khi nước ta đạt được mức sinh thay thế, mất cân bằng giới tính bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể.

Năm 2022, tỷ số này là 113,7 bé trai trên 100 bé gái, được đánh giá nghiêm trọng. Năm 2020 là 112,1 và năm 2019 là 111,5 bé gái trên 100 bé trai. Như vậy, tỷ số này có sự tăng giảm qua các năm nhưng hiện vẫn đang ở mức cao hơn so với mức cân bằng tự nhiên. Mức chuẩn sinh học bình thường là 104-106 bé trai trên 100 bé gái.

Ông Mai Xuân Phương, nguyên Phó Vụ Trưởng Truyền thông Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam là một trong quốc gia hiếm hoi có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên và đặc biệt cao ở lần sinh thứ 3 trở lên. Tức là các cặp vợ chồng đã nghĩ đến lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu. Bên cạnh đó, mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, tình hình kinh tế khá giả.

Theo các chuyên gia, ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Tư tưởng trọng nam kinh nữ, phải có con trai để nối dõi đã in sâu vào người Việt, không kể giàu, nghèo, học vấn cao thấp. Do đó những ai có điều kiện “chạm” tới công nghệ tiên tiến (có tiền và có khả năng tiếp cận thông tin) thì lựa chọn giới tính xảy ra, nếu chưa sinh được con trai.

Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi của nước ta chưa phát triển. Ở các khu vực nông thôn, nhiều người già không có lương hưu hay trợ cấp xã hội, trong khi họ cần chăm sóc y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm chủ yếu thuộc về con trai. Vì thế, nhiều người cảm thấy lo lắng và bất an khi về già nếu không đẻ được con trai.

“Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con nhưng lại muốn phải có con trai. Vì vậy, họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh để đáp ứng được cả 2 mục tiêu trên”, ông Phương nói, thêm rằng người càng khá giả và hiểu biết lại càng có điều kiện tiếp cận các phương pháp lựa chọn giới tính.

Ông Cử nhìn nhận nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục tăng và không được kiểm soát sẽ tác động lớn đến cơ cấu dân số, dư thừa nam giới, để lại những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.

Tổng cục Thống kê dự báo, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi vào năm 2034 nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao như hiện nay. Năm 2050, con số này sẽ là 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Về lâu dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình, có thể gia tăng về nhu cầu mại dâm dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ gia tăng.

“Nam giới khó tìm được bạn đời nên kết hôn muộn, trong khi nữ giới có thể kết hôn sớm hơn. Thậm chí nhiều nam giới không tìm được bạn đời phải sống độc thân, cấu trúc gia đình vợ – chồng, cha mẹ – con cái bị phá vỡ”, ông Cử nói, thêm rằng nam giới có thể phải ra nước ngoài để kết hôn.

Chiến lược Dân số Việt Nam là đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái. Đồng thời, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng, không còn tình trạng trọng nam khinh nữ.

Giải pháp là triển khai các mô hình nhằm nâng cao vài trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái và xây dựng chuẩn mực, giá trị phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới, tuyên dương gia đình sinh hai con một bề là gái. Nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh.

Phòng ngừa thực phẩm bẩn từ khâu sản xuất

BẮC GIANG – Nhờ chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) từ khâu sản xuất, chế biến nông sản nên nhiều năm liền, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân 2024, ngành Nông nghiệp  Bắc Giang chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

 

Theo VnExpress

người Việt, sinh con trai nhiều hơn gái, chênh lệch giới tính, tỷ lệ sinh

Nguồn

Cùng chủ đề

Người Việt giữ ít tiền mặt hơn trong ví

Hơn một nửa số người Việt được hỏi năm qua cho biết họ ít mang tiền mặt hơn so với 2022, theo khảo sát của Visa.Một giao dịch thanh toán bằng mã QR. Theo nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2023 do Visa mới công bố, thời gian trung bình người Việt không chi tiêu tiền mặt là 11 ngày liên tiếp trong tháng, tăng gần 4 lần so với 2022.56% người dùng được...

Đặc sắc hình tượng rồng trong kiến trúc cổ của người Việt

BẮC GIANG - Nước Việt ta có truyền thống sùng kính hình tượng rồng. Rồng là biểu tượng đứng đầu trong tứ linh “Long, ly, quy, phượng” hay “Long, phượng, quy, lân”. Rồng được quan niệm là con vật thần thông quảng đại có nguồn gốc từ muôn loài. Nhân dịp đón xuân Giáp Thìn, xin được giới thiệu một số đồ án trang trí rồng đá đặc sắc ở Bắc Giang.Rồng đá thời Lý trên lá đề chùa Cao,...

Người Việt xếp thứ 58 thế giới về độ thông thạo tiếng Anh

Việt Nam xếp thứ 58/113 trong bảng xếp hạng độ thông thạo tiếng Anh của người trưởng thành toàn cầu, tăng hai bậc so với năm ngoái.Ảnh minh họa.Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First ngày 18/11 công bố bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong số này, 12 nơi có chỉ số tiếng Anh ở mức thông thạo rất cao (600-800 điểm), 18 nơi...

Điểm thi IELTS trung bình của người Việt là 6.2

Điểm thi IELTS trung bình của người Việt năm 2022 là 6.2, xếp thứ 23 thế giới, theo dữ liệu trên trang chủ IELTS.Ảnh minh họa.Báo cáo "Dữ liệu điểm thí sinh IELTS toàn cầu 2022" cho biết hơn 80% thí sinh chọn làm bài thi Academic (Học thuật) - dành cho mục đích vào đại học và sau đại học. Số còn lại làm bài thi General Training (Tổng quát), dành cho mục đích học nghề và định...

Điều tra nguyên nhân công dân Việt Nam tử vong ở Campuchia |=> Đăng trên báo Bắc Giang

Cập nhật: 15:23ngày31/07/2023Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đề nghị phía Campuchia điều tra, bắt giữ hung thủ và phối hợp với cơ quan chức năng trong nước thông báo cho gia đình nạn nhân.Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, hôm 29/7 tại thủ đô Phnom Penh đã xảy ra một vụ xô xát khiến một công dân Việt Nam...

Cùng tác giả

Xã nghìn tỷ ở Bắc Giang, dân xã này trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì mà ra hơn 1.000 tỷ/năm

Về lại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) nhiều người sẽ không nhận ra vùng đất cuối huyện vốn có nhiều khó khăn nay đổi thay rõ nét.  Các tuyến đường từ quốc lộ 1, đường tỉnh 292 được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng giúp cho Nghĩa Hòa kết nối dễ dàng với các khu vực xung quanh, mở rộng không gian phát triển, hàng hóa lưu thông thuận lợi.  Các cơ sở...

Sâm núi Dành ở Bắc Giang trồng kiểu gì mà bán lá, bán củ, bán dây, bán hoa đều ra tiền to?

… Đến những người tâm huyết gìn giữ cây dược liệu quý Để sâm nam núi Dành được biết đến như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những con người tâm huyết gắn bó với cây dược liệu quý của vùng đất Tây Yên. Một trong số đó là các thành viên của Hợp tác xã Sâm núi Dành Đức Hạnh. Họ là những người đã dày công nghiên cứu, trồng và phát triển sản phẩm từ sâm...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (9/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Yên Bái, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng, lần lượt đạt 69.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,...

Thưởng Tết bất động sản 2025: Nơi lĩnh trăm triệu, chỗ hứa thưởng ô tô

Giai đoạn 2022-2023, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó, phải cắt giảm tới hàng nghìn nhân sự. Tới năm 2024, thị trường dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân sự để phục vụ kinh doanh. Câu chuyện thưởng Tết cũng đã có nhiều bất ngờ khi bên cạnh tháng lương thứ 13, có doanh nghiệp treo thưởng cả ô tô, điện thoại sang cho nhân viên đạt hoặc...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

Chiều 03/01/2025, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp (DN) và một số DN trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045

Ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, hội, hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng là thành viên Hội đồng; lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang. Thứ trưởng Nguyễn Tường...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang gặp mặt, động viên khối tài chính, ngân hàng

Chiều 31/12, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, động viên các cơ quan trong khối tài chính, ngân hàng thực hiện quyết toán cuối năm 2024. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh...

Ngành Tài chính triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu UBND tỉnh, Phó Chủ tịch...

Bắc Giang tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 31/01, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh. Các Phó Chủ tịch...

Ngành Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Giao thông vận tải (GTVT). Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Thanh Tùng chủ...

Năm 2025, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tăng tốc, bứt phá phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 3,5 – 4%

Chiều 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và PTNT. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị; cùng dự...

Chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và rét

Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vừa có Công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và rét. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, khoảng đêm ngày 26/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Bắc Giang. Đêm ngày 27/12, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường mạnh hơn, gió Đông Bắc...

Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Tiếp nối thành tựu của năm trước, năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, xác định ưu tiên vào các khu vực, đối tác lớn. Đặc biệt chú trọng giải quyết những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, do đó năm 2024, các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã có thêm nhiều dự án mới đầu tư. Tích cực cải thiện môi trường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất