Powered by Techcity

Dấu hiệu buông lỏng của Bộ Công Thương ở 154 dự án điện mặt trời

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ dấu hiệu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Bộ Công Thương trong phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời không có căn cứ, cơ sở pháp lý.

Dấu hiệu buông lỏng, Bộ Công Thương,154 dự án điện mặt trời

Một dự án Điện mặt trời (Ảnh minh họa).

Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh vừa được Thanh tra Chính phủ công bố ngày 25/12, cho thấy rất nhiều sai phạm liên quan đến quản lý điện mặt trời của Bộ Công Thương.

Theo kết luận, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó quy định, quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh được lập một lần cho giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Từ các giai đoạn quy hoạch sau, quy hoạch phát triển điện mặt trời được lồng ghép vào Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Nhưng thực tế, Thanh tra Chính phủ khẳng định, “Bộ Công Thương không thực hiện đúng các quy định nêu trên”.

Theo kết luận, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.166 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Bộ Công Thương phê duyệt 92 dự án với tổng công suất 3.194 MW không có căn cứ pháp lý về quy hoạch (không có quy hoạch), vi phạm khoản 1 Điều 4 Quyết định số 11/2017 của Thủ tướng.

Tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh là 850 MW. Thế nhưng, Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521 MW trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh, trong khi không lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2020 theo yêu cầu.

Khi xây dựng Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung nhiều dự án nguồn điện mặt trời, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Lẽ ra cần phải có quy hoạch tổng thể về đầu tư nguồn, lưới truyền tải, giải tỏa công suất… nhưng thực tế Bộ này đã không thực hiện.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc phê duyệt 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW/850 MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt) không có căn cứ pháp lý về quy hoạch như trên, trong đó đáng chú ý là phê duyệt riêng lẻ 137 dự án với tổng công suất 9.366 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020, đã dẫn đến cuối năm 2020 tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu tư thực tế là 8.642 MW – cao gấp 10,2 lần so với công suất đến năm 2020 được phê duyệt (850 MW). Thậm chí còn vượt công suất quy hoạch đến năm 2025 là 4.000 MW.

Ngoài ra, nguồn điện mặt trời mái nhà cũng đã được đầu tư nhanh với công suất lớn (7.864 MW), nâng tổng công suất nguồn điện mặt trời lên thành 16.506 MW. Từ đó dẫn đến cơ cấu công suất nguồn điện mặt trời theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã tăng từ 1,4% lên 23,8%. Đó là chưa kể 6 dự án/phần dự án (452,62 MW) đã hoàn thành nhưng chưa được vận hành thương mại.

Kết luận thanh tra phân tích, nguồn điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, tính ổn định thấp. Do đó việc đầu tư nhiều điện mặt trời nối lưới, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có phụ tải thấp, cần phải có phương án truyền tải để giải tỏa công suất. Thế nhưng lưới điện đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền… gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.

Những vi phạm nêu trên gây ra các hậu quả cụ thể được thể hiện rõ tại Văn bản số 1701/2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi tham gia ý kiến với Bộ Công Thương về Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.

Trong đó thể hiện, tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5.088 MW vượt xa mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW).

Ngoài giá FIT (giá hỗ trợ) trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất là 5,5 Cents/kWh (trong đó, chi phí truyền tải và phân phối đối với nguồn điện mặt trời khoảng 1.230 đồng/kWh, tương đương 5,2 Cents/kWh; chi phí dịch vụ hệ thống liên quan đến nguồn dự phòng do nguồn điện mặt trời tính ổn định thấp khoảng 1,3 Cents/kWh).

Do không đồng bộ giữa bổ sung quy hoạch từng dự án, không có quy hoạch tổng thể với lưới điện đi kèm,… dẫn đến khó khăn trong vận hành hệ thống điện, có khả năng gây quá tải cục bộ và trên diện rộng khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk. Từ đó buộc các nhà máy điện phải giảm phát.

EVN đã kiến nghị không khuyến khích đầu tư các dự án điện mặt trời bằng mọi giá.

Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời không có căn cứ, cơ sở pháp lý vào quy hoạch là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, mất cân đối về cơ cấu nguồn điện, vùng miền. Đồng thời đã gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện, lãng phí nguồn nhân lực xã hội.

Việc đó thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ tới Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an điều tra, làm rõ.

Phát động chiến dịch “Gửi quà Góp Tết” trên toàn quốc

Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam chính thức phát động chiến dịch “Gửi quà Góp Tết” toàn quốc từ ngày 24/12/2023. Đây là chiến dịch gây quỹ cộng đồng chính thống và quy mô nhất cả nước, kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức-doanh nghiệp trong và ngoài nước dành sự quan tâm đến đồng bào khó khăn.

 

Theo Dân trí

Dấu hiệu buông lỏng, Bộ Công Thương,154 dự án điện mặt trời

Nguồn

Cùng chủ đề

Quý III/2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59%

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ Ổn định tăng trưởng Tại buổi họp báo, ông Bùi Huy Sơn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Công Thương cũng thông tin, tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, giá trị...

Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công thương vừa đề nghị nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật và tham gia ý kiến với Dự thảo đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII. Quy hoạch Điện VIII được ban hành ngày 15/5/2023 và sau hơn 1 năm thực hiện, Bộ Công thương đang dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực...

Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ, ngành cùng điều hành giá điện

Ngoài Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề xuất các bộ, ngành liên quan phối hợp điều hành, cơ quan thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện.Công nhân EVN Hà Nội kiểm tra đường dây, tháng 6/2023.Đây là điểm mới tại dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, so với các bản thảo trước đây được Bộ Công Thương lấy ý kiến.Hiện Bộ...

Bộ Công Thương đề xuất năm nay tăng tiếp giá điện

Với chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động và EVN ghi nhận lỗ gần 38.000 tỷ đồng trong 2022-2023, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện năm nay.Nhân viên Điện lực Hà Nội sửa chữa trên đường dây, năm 2020. Năm ngoái, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 7,5%, lên 2.092,78 đồng một kWh, sau khi được nhà chức trách điều chỉnh hai lần vào tháng 5 và 11.Tại cuộc họp Ban chỉ...

EVN được giao nghiên cứu giá điện hai thành phần

Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần theo công suất và điện năng tiêu thụ.Công nhân Điện lực Hà Nội làm việc tại trạm biến áp đường Láng Hạ (Quận Đống Đa, Hà Nội), tháng 12/2022. Việt Nam đang áp dụng giá bán điện một thành phần, tức trả theo điện năng tiêu thụ. Tại văn bản vừa gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đề nghị tập đoàn này nghiên...

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Cùng chuyên mục

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng

Sáng 06/11, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC); công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ huyện. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh...

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp – Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Với phương châm “Luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, do đó các doanh nghiệp đều tăng trưởng, phát triển, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế...

Bắc Giang phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang triển khai phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 139 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích 18.446 ha; 78 vùng sản xuất rau, diện tích 7.254 ha; 08 vùng sản...

Tôn vinh 9 Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2024

Chiều 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ tôn vinh “Công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Cường - Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các...

HTX rau sạch Yên Dũng – Sản xuất an toàn gắn với du lịch trải nghiệm

Nổi tiếng với thương hiệu rau sạch của tỉnh Bắc Giang, Hợp tác xã (HTX) rau sạch Yên Dũng là một điểm sáng về phát triển nông nghiệp thông minh, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học khép kín và công nghệ hiện đại trong sản xuất. Bên cạnh đó, HTX cũng triển khai kết hợp sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm. Tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao Được thành lập từ tháng 09/2016, HTX...

Chế biến nông sản an toàn, tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

Sự phát triển của các làng nghề, trong đó có làng nghề chế biến nông sản đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Cùng với việc từng bước cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) đang dần...

Tập trung tháo gỡ khó khăn hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Minh Quý chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh. Tính đến ngày 20/10/2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (77,4%)...

Bắc Giang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây vụ Đông

Cùng với thu hoạch vụ Mùa, các địa phương trong tỉnh đang tích cực chỉ đạo nông dân triển khai nhanh việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, rau màu vụ Đông, đảm bảo khung lịch thời vụ. Đến nay, các địa phương đã thu hoạch được 37.685 ha lúa Mùa, đạt 77,5% kế  hoạch. Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, năng suất lúa giảm, ước đạt 49,8 tạ/ha, đạt 87,6%...

Tin nổi bật

Tin mới nhất