Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành đồng loạt 4 dự án giao thông quan trọng

Sáng 24/12, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành và đưa vào khai thác đồng thời 4 dự án giao thông quan trọng gồm: Cảng hàng không Điện Biên; các tuyến đường bộ cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, Mỹ Thuận – Cần Thơ; cầu Mỹ Thuận 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, lễ khánh thành, 4 dự án giao thông quan trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khánh thành đồng loạt 4 dự án giao thông trọng điểm. 

Lễ khánh thành được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu chính thành phố Điện Biên Phủ kết nối các điểm cầu tại các tỉnh có các dự án trên địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Long, Tiền Giang.

Dự sự kiện tại 4 điểm cầu có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có các dự án trên địa bàn; các nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đông đảo nhân dân.

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên được khởi công ngày 22/1/2022, với tổng mức đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng. Sau khi khánh thành, Cảng hàng không Điện Biên đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất khai thác nhà ga hành khách 500.000 khách/năm. Hiện, đã khai thác các đường bay Hà Nội – Điện Biên và Thành phố Hồ Chí Minh – Điện Biên.

Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài toàn tuyến 40,2km (đi qua tỉnh Tuyên Quang dài 11,63km, tỉnh Phú Thọ 28,57km), tổng mức đầu tư 3.753 tỷ đồng với 4 làn xe, vận tốc 120km/h. Dự án được khởi công đầu năm 2021.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, có chiều dài gần 23km, tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 1/2021. Dự án có điểm đầu kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 khớp nối cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Điểm cuối tạm thời kết nối với quốc lộ 1 hiện hữu, trong tương lai sẽ tiếp nối cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Giai đoạn 1, dự án được thiết kế với quy mô bốn làn xe, vận tốc 80km/h.

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 – cây cầu dây văng đầu tiên do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn từ khâu lập dự án, thiết kế đến thi công. Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền dài 6,61km, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Dự án có vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, khởi công tháng 2/2020. Dự án có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ kết nối cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ mà còn kéo liền khoảng cách giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Tại lễ khánh thành cùng với nêu bật nỗ lực của các bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp người dân trong triển khai các dự án; vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được khánh thành trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, Bộ Giao thông vận tải, các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, lãnh đạo các địa phương đã điểm lại quá trình thực hiện các dự án, trong đó, nêu bật vai trò chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong ban hành các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trực tiếp tới hiện trường kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng triển khai các dự án.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ xúc động khi lần đầu tiên khánh thành đồng loạt 4 dự án giao thông quan trọng cả ở 2 miền đất nước, trong đó có dự án Cảng hàng không Điện Biên, trước sự chứng kiến của 20 chiến sĩ Điện Biên Phủ và chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Thủ tướng chỉ rõ, thực tiễn đã chứng minh, giao thông vận tải nói chung và đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng nói riêng mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế – xã hội. Giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả và đặc biệt là giảm chi phí logistics.

Thủ tướng cho biết, trong giai đoạn 2000 – 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163 km đường bộ cao tốc. Trong khi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2030, cả nước cần phải triển khai đầu tư, xây dựng số km đường bộ cao tốc gấp gần 4 lần so với đã xây dựng trong hơn 20 năm qua.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, dành nguồn lực rất lớn với nhiều hình thức đầu tư và chính sách phù hợp để huy động xã hội hóa cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Về hàng không, đã khánh thành cải tạo nâng cấp cảng hàng không Điện Biên, Phú Bài, đường cất hạ cánh cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất và đang triển khai xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng cảng hàng không Cát Bi, Nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Nội Bài.

Về đường bộ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 729 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.892 km và đang triển khai thi công 37 dự án/dự án thành phần trải dài trên cả nước với tổng chiều dài 1.658 km, phấn đấu đến năm 2025 cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc.

Theo Thủ tướng, để triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đầu tư nhiều dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải. Việc khánh thành, đưa vào khai thác 4 dự án: Cảng hàng không Điện Biên; các tuyến đường bộ cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, Mỹ Thuận – Cần Thơ; cầu Mỹ Thuận 2, là bước hiện thực hóa chủ trương phân cấp cho địa phương, huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.

Thủ tướng cho rằng, trong quá trình triển khai các dự án, gặp nhiều vướng mắc về: pháp lý; kinh phí đầu tư có hạn nên phải huy động nhiều nguồn khác nhau cho các công trình; khan hiếm vật liệu thông thường điều kiện thi công khó khăn như nền đất yếu, dịch bệnh, thiên tai; các khó khăn trong giải phóng mặt bằng, bảo vệ môi trường…

Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian qua, các cấp, các ngành, nhất là Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), UBND các tỉnh: Điện Biên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và các địa phương có dự án đi qua đã nỗ lực triển khai thực hiện một khối lượng công việc rất lớn.

Trong đó, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, cung cấp nguồn vật liệu xây dựng, tổ chức thi công không quản ngày đêm với tinh thần “3 ca, 4 kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “ý trí kiên cường, chiến thắng đại dịch”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên Tết” để hôm nay các dự án đã hoàn thành đáp ứng tiến độ.

Để có kết quả trên, Thủ tướng Chính phủ cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành của Quốc hội, HĐND các địa phương; sự ủng hộ của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân có dự án đi qua; sự nỗ lực của các bộ, ngành, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các nhà tư vấn, thiết kế, nhà thầu và công nhân trên công trường. Đặc biệt, cảm ơn nhân dân các địa phương nơi triển khai các dự án đã sẵn sàng nhường đất, dời nhà cửa, nơi sinh sống của mình để bàn giao mặt bằng cho các dự án.

Từ kết quả và ý nghĩa của các công trình này, Thủ tướng chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm quý trong việc thực hiện các dự án này cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển hạ tầng nói riêng.

Trong đó, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân. Trung ương mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho địa phương. Đồng thời, phải thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong triển khai các dự án.

Các địa phương phải tự lực, tự cường, tự vươn lên từ bàn tay khối óc của mình, dám nghĩ, dám làm, không trông chờ, ỷ lại; xóa bỏ cơ chế xin cho; đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông theo hướng thực chất, hiệu quả.

“Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó; sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan trong hệ thống chính trị và tranh thủ sự vào cuộc của nhân dân”, Thủ tướng chỉ rõ.

Đặc biệt, Thủ tướng nêu bật bài học về việc phải kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; các vấn đề thuộc thẩm quyền thì phải giải quyết, tránh đùn đẩy trách nhiệm; kiên quyết chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khai thác, sử dụng các công trình có hiệu quả; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đồng bộ hóa các hạng mục, công trình, với các công trình liên quan; tiếp tục rà soát đảm bảo đời sống của người dân đã nhường đất cho các dự án nơi ở mới phải tốt hơn, ít nhất là bằng với nơi ở cũ.

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ môi trường, hoàn nguyên các mỏ khai thác nguyên vật liệu; kiểm đếm, thanh quyết toán công khai, minh bạch, đúng quy định, chống tiêu cực.

“Mỗi cá nhân tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, với ngành và cao hơn nữa với nhân dân với Tổ quốc; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần triển khai các dự án đúng tiến độ với tinh thần tất cả vì nhân dân, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố và cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành đưa vào khai thác đồng thời 4 dự án giao thông quan trọng gồm: Cảng hàng không Điện Biên; các tuyến đường bộ cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, Mỹ Thuận – Cần Thơ; cầu Mỹ Thuận 2.

Thủ tướng cũng thực hiện nghi thức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Nhà ga hành khách Cảng hàng không Điện Biên.

* Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tặng quà 20 chiến sĩ Điện Biên Phủ; bày tỏ tri ân đối với công lao của các cựu chiến binh trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác dâng hương viếng các anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1 ở thành phố Điện Biên Phủ.

Bắc Giang tổ chức 4 đoàn công tác đến tỉnh Xay Sổm Bun (Lào)

BẮC GIANG – Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang và tỉnh Xay Sổm Bun (Lào) giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, các cơ quan, đơn vị của tỉnh Bắc Giang tổ chức 4 đoàn công tác tới tỉnh Xay Sổm Bun để triển khai các nội dung giúp đỡ, hợp tác.

 

Mức phí mới của 48 trạm BOT

Từ 0h ngày 29/12, 48 trạm thu phí BOT sẽ tăng phí khoảng 15-18% so với hiện nay, như trạm Nam Cầu Giẽ (Hà Nam) tăng thêm 4.000-20.000 đồng tùy loại xe.

 

Theo TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính, lễ khánh thành, 4 dự án giao thông quan trọng

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra các dự án hạ tầng tại Bắc Ninh

Đường xong ngày nào, người dân hưởng lợi ngày đó Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh được khởi công đồng loạt ngày 25/6/2024. Đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có tổng chiều dài là 35,3 km, đi qua 3 huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh; trong đó, đoạn tuyến vành đai 4 dài khoảng 25,6...

Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh

NDO – Sáng 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến vùng lũ ngập sâu nhất ở Bắc Giang

Tại xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi xuồng vào khu dân cư bị cô lập do nước lũ gây ra. Tại đây, Thủ tướng đã động viên nhân dân các xã Tam Đa và xã Vạn An, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, xã Tiên Sơn và xã Vân Hà, thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang, đồng thời đề nghị chính quyền địa phương hai tỉnh di dời người dân đến nơi an toàn,...

Thủ tướng: Kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đời sống người dân sau bão

  Phát biểu mở đầu hội nghị trực tuyến tới 26 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bão Yagi đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả sau bão Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là tại các tỉnh miền núi phía bắc. Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động,...

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương....

Cùng tác giả

Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính

Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chínhViệc xuất hiện những thông tin không đúng bản chất các khoản vay tín dụng cho các dự án PPP đường bộ, đường cao tốc đang làm gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư giao thông. Hầm đường bộ Hải Vân do HHV đang vận hành, khai thác. Theo thống kê của Bộ GTVT, trong giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu vốn để đầu...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Nổ lớn ở Bắc Giang, mái nhà bị thổi bay

Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Quang Chúc, Chủ tịch UBND xã Vô Tranh (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết, trên địa bàn xã đã xảy ra vụ nổ lớn khiến toàn bộ mái nhà của người dân bị thổi bay. “Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 20h cùng ngày tại gia đình ông B.V.X. ở thôn Đồng. Hộ gia đình này không kinh doanh buôn bán gì. Về thương vong, chúng tôi vẫn chưa...

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác tỉnh Lào Cai có ông Nhữ Văn Nam, Phó Trưởng Ban cùng cán bộ, công chức Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang. Tại buổi làm việc, Lãnh đạo hai cơ quan đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện chính sách dân tộc; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030;...

Bắc Giang phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đa dạng các mô hình liên kết Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đa dạng các mô hình liên kết Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng

Sáng 06/11, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC); công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ huyện. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh...

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp – Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Với phương châm “Luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, do đó các doanh nghiệp đều tăng trưởng, phát triển, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế...

Bắc Giang phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang triển khai phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 139 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích 18.446 ha; 78 vùng sản xuất rau, diện tích 7.254 ha; 08 vùng sản...

Tôn vinh 9 Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2024

Chiều 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ tôn vinh “Công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Cường - Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các...

HTX rau sạch Yên Dũng – Sản xuất an toàn gắn với du lịch trải nghiệm

Nổi tiếng với thương hiệu rau sạch của tỉnh Bắc Giang, Hợp tác xã (HTX) rau sạch Yên Dũng là một điểm sáng về phát triển nông nghiệp thông minh, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học khép kín và công nghệ hiện đại trong sản xuất. Bên cạnh đó, HTX cũng triển khai kết hợp sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm. Tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao Được thành lập từ tháng 09/2016, HTX...

Chế biến nông sản an toàn, tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

Sự phát triển của các làng nghề, trong đó có làng nghề chế biến nông sản đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Cùng với việc từng bước cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) đang dần...

Tập trung tháo gỡ khó khăn hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Minh Quý chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh. Tính đến ngày 20/10/2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (77,4%)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất