Tối 23/9, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu khai mạc cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023.
Tiết mục thí sinh thi diễn sau lễ khai mạc. |
Diễn ra từ ngày 23 đến 30/9, cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật; là dịp để các đơn vị nghệ thuật tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên Cải lương kế cận. Cuộc thi cũng là cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật cải lương phục vụ nhân dân.
Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho rằng việc đăng cai tổ chức cuộc thi là điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về quê hương của bản Dạ cổ Hoài lang bất hủ. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, sân khấu cải lương luôn khẳng định giá trị trường tồn của loại hình nghệ thuật độc đáo đồng hành cùng dân tộc. Nếu như miền Bắc là cái nôi của nghệ thuật Chèo, miền Trung là nơi sinh ra nghệ thuật Tuồng, thì miền Nam là nơi nảy nở và phát triển nghệ thuật Cải lương. Nghệ thuật sân khấu Cải lương đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ trong dòng chảy thời gian hơn một thế kỷ qua.
Cuộc thi tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023 có sự tham gia của 63 thí sinh đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên cả nước. Thí sinh biểu diễn 1 tiểu phẩm, trích đoạn có thời lượng không quá 25 phút; trường hợp 2 diễn viên cùng dự thi một tiểu phẩm, trích đoạn thì thời lượng không quá 35 phút. Ban Tổ chức khuyến khích vai diễn trong tiểu phẩm, trích đoạn sáng tác mới, có sự sáng tạo trong dàn dựng và phong cách biểu diễn.
Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi nhấn mạnh, cuộc thi được tổ chức đúng vào dịp Ngày giỗ Tổ sân khấu, có ý nghĩa thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật, là dịp để các nghệ sĩ thành kính dâng hương lên Tổ nghiệp; tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, các bậc tiền nhân đã sáng tạo nên loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, có giá trị, góp phần làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, lòng tri ân khán giả đã đồng hành cùng nghệ sĩ trong công cuộc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương.
Cây đón trăng
BẮC GIANG – Từ những cái cây ua úa, nay đã thành hàng, lũy xanh tốt. Do đôi bàn tay cần cù cả. Ông Khộp là người lạ. Không phải vì ông có lối sống lập dị mà đó là cái cách ông ứng xử với thời thế. Trở về từ chiến trường với một bên chân tập tễnh, ông hăng say lao động, rồi khi cuộc sống chưa vơi khó khăn, ông đứng ra xin ủy ban xã cho trồng cây ở những con đường đang “trọc lốc” trước nắng nóng.
Liên hoan các làng văn hóa du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc
Ngày 23/9, Ban tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 14 và Lễ hội Thành Tuyên tổ chức Liên hoan các làng văn hoá du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc năm 2023. Liên hoan với sự tham gia của đoàn diễn viên đến từ Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Tuyên Quang.
Gìn giữ dân ca của người Dao
BẮC GIANG – Dân ca dân tộc Dao (còn gọi là Pả Du hay Páo Dung) hình thành từ lâu đời và trở thành món ăn tinh thần của người dân tộc Dao Thanh Phán trên địa bàn huyện Sơn Động. Những lời ca, tiếng hát mộc mạc, ngọt ngào của đồng bào chứa đựng niềm tin, khát vọng về tương lai tốt đẹp hơn. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp để gìn giữ làn điệu này.
Theo TTXVN