Powered by Techcity

2 cá nhân nào nộp lại hàng nghìn tỷ đồng nhận từ Trương Mỹ Lan?

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 2 đại gia đã tự nguyện nộp hàng nghìn tỷ đồng cho Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả.

Đại gia, xin nộp lại , hàng ngàn tỷ đồng, Trương Mỹ Lan, vụ Vạn Thịnh Phát,

Trương Mỹ Lan trước thời điểm bị bắt.

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kê biên, phong tỏa, thu giữ, tạm giữ tài sản liên quan đến Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Tổng số tiền thu giữ là 589 tỷ đồng và gần 14,5 triệu USD cùng nhiều bất động sản, siêu xe, du thuyền…

Theo bản cáo trạng, các bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bản thân gây ra.

Trong số đó, bị cáo Dương Tấn Trước – Tổng Giám đốc Công ty Tường Việt (bị truy tố về tội Tham ô tài sản với vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan) ghi nhận là người nộp lại nhiều nhất, hơn 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, sau khi bà Lan bị khởi tố, ông Tạ Hùng Quốc Việt – Tổng giám đốc CTCP Greenhill Village đã liên hệ và nộp lại cho cơ quan điều tra 14,5 triệu USD bà Lan đã đưa cho ông Việt.

Theo cáo trạng, Dương Tấn Trước quen biết bị can Trương Mỹ Lan từ cuối năm 2020. Bà chủ Vạn Thịnh Phát biết Dương Tấn Trước là người am hiểu về việc triển khai các dự án bất động sản nên muốn chuyển nhượng lại Dự án Thanh Yến với giá 2.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Trương Mỹ Lan nói với Dương Tấn Trước không phải thanh toán tiền mà chỉ cần lập hồ sơ vay vốn tại SCB để nhận nợ, số tiền 3.500 tỷ đồng. Trong đó, 2.500 tỷ đồng là khoản nhận chuyển nhượng dự án, 1.000 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan sử dụng và có trách nhiệm trả SCB.

Sau khi trao đổi với Trương Mỹ Lan và Trương Khánh Hoàng – Cựu Quyền Tổng Giám đốc SCB về nội dung trên, Dương Tấn Trước đã nói lại với Cao Việt Dũng (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tường Việt) và được đồng ý.

Sau đó, Dương Tấn Trước giao cho nhân viên công ty liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, để phối hợp với nhân viên SCB thực hiện phương án sử dụng hai Công ty Thuận Tiến và Khánh Minh (cả hai công ty này do Trước điều hành) lập khống hồ sơ 2 khoản vay 3.500 tỷ đồng tại SCB.

Ngày 19/5/2022, SCB đã giải ngân 3.500 tỷ đồng, Công ty Thuận Tiến và Khánh Minh ký nhận nợ. Sau khi tiền được giải ngân đã chuyển lòng vòng vào tài khoản của nhiều cá nhân, công ty thuộc nhóm Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của bà chủ này.

Dương Tấn Trước khai, sau khi thực hiện 2 khoản vay trên, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng Giám đốc SCB làm hồ sơ cho Tường Việt vay 1.500 tỷ đồng.

Trương Mỹ Lan thoả thuận đưa cho Dương Tấn Trước 1.500 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm ngày 6/7/2022, Trước mới nhận được 1.498 tỷ đồng. Trong số tiền này, Dương Tấn Trước thực nhận 1.258 tỷ đồng, còn 240 tỷ đồng Trương Mỹ Lan sử dụng.

Để bảo đảm thoả thuận đưa đủ cho Dương Tấn Trước 1.500 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung lập khoản vay hạn mức 250 tỷ đồng cho Công ty Việt Đức (thuộc nhóm Tường Việt) để rút tiền cho Trước.

Trong khi đó, để thực hiện khoản vay trên, Dương Tấn Trước chỉ đạo nhân viên lập khống hợp đồng mua bán giữa các công ty trong nhóm Tường Việt để hợp thức phương án vay. Sau đó, ngày 18/8/2022, SCB Chi nhánh Chợ Lớn ký thoả thuận cho Công ty Việt Đức vay 248,5 tỷ đồng.

Thông qua 2 khoản vay trên, Công ty Tường Việt và Việt Đức đã rút của SCB số tiền hơn 1.746 tỷ đồng. Số tiền rút ra, Trương Mỹ Lan cùng Dương Tấn Trước sử dụng (Trương Mỹ Lan 240 tỷ đồng, Dương Tấn Trước hơn 1.368 tỷ đồng, Công ty Tường Việt 138 tỷ đồng).

Sau khi vụ án được khởi tố, ngày 17/10/2022, Dương Tấn Trước và Công ty Tường Việt đã trả một phần gốc, lãi, đến nay dư nợ 2 khoản vay là hơn 900 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, Dương Tấn Trước còn nhận của Trương Mỹ Lan hơn 2.697 tỷ đồng, bị can đã đưa lại cho bà chủ Vạn Thịnh Phát hơn 492 tỷ đồng, đến nay còn hơn 2.204 tỷ đồng.

Dương Tấn Trước xin tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền cho Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả vụ án và mong muốn được cùng gia đình sử dụng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả vụ án.

Liên quan đến khoản 14,5 triệu USD tiền mặt, đây là tiền do Trương Mỹ Lan đưa cho ông Tạ Hùng Quốc Việt. Theo kết luận điều tra, ngày 5/10/2022, theo thỏa thuận từ trước, Trương Mỹ Lan đưa 14,5 triệu USD (tương đương 350 tỷ đồng) cho Tạ Hùng Quốc Việt, để nhận chuyển nhượng dự án Greenhill Quy Nhơn do ông Việt làm chủ đầu tư.

Trong ngày 23-25/10/2022, sau khi được cơ quan điều tra mời làm việc, ông Việt đã liên hệ và nộp toàn bộ số tiền đã nhận của bà Trương Mỹ Lan, trong đó có hơn 116,29 tỷ đồng (khoảng 4,75 triệu USD) và 9,75 triệu USD – tương đương số tiền 14,5 triệu USD.

Bà Lan khai số tiền 14,5 triệu USD trên là của bà, và những người này đã tự nguyện nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra số tiền 116 tỷ (khoảng 4,75 triệu USD) và 9,75 triệu USD. Tổng số tiền đã giao nộp tương đương 14,5 triệu USD bà Lan đã đưa cho ông Việt.

Theo VTC News

Đại gia, xin nộp lại , hàng ngàn tỷ đồng, Trương Mỹ Lan, vụ Vạn Thịnh Phát,

Nguồn

Cùng chủ đề

Viện kiểm sát luận tội: Bị cáo Trương Mỹ Lan khai báo quanh co, không thừa nhận phạm tội

Theo Viện Kiểm sát nhân dân (VSND) TP Hồ Chí Minh (HCM), Trương Mỹ Lan không ăn năn, khai báo quanh co, không thừa nhận phạm tội, đổ lỗi cho nhân viên nên cần trị nghiêm minh, cần loại bỏ ra khỏi xã hội.Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sáng 19/3.Sáng 19/3, phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các đồng phạm bước vào phần luận tội và...

Xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Sáng 5/3, TAND Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) và 84 bị cáo liên quan các sai phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khoảng 498.000 tỷ đồng.Phiên tòa dự kiến diễn ra trong gần...

Chiêm ngưỡng tác phẩm tre bonsai độc đáo của chàng trai Bắc Giang

Thời gian qua, căn nhà gỗ tại thôn Bảo An, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa trở nên đông đúc, náo nhiệt bởi khách tham quan.Nguyễn Sỹ Luân chia sẻ về tác phẩm Lưỡng long chầu nhật.Khách tới căn nhà gỗ là những người yêu cây đến từ trong và ngoài nước.Họ đến đây với mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm tre bonsai Lưỡng long chầu nhật độc đáo của nghệ nhân trẻ Nguyễn Sỹ Luân...

Bộ Công an họp báo: Tiếp tục điều tra giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát

Tại họp báo về tình hình, kết quả công tác công an năm 2023 chiều 27/12, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (C03), Bộ Công an, thông tin về quá trình điều tra giai đoạn 2, trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.Các đối tượng liên quan tại vụ án.Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn...

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Chuỗi phương thức “thao túng” SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Trương Mỹ...

Cùng tác giả

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị – Chi LăngVốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng chỉ được thông bằng giải pháp kép: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia lên 70% và xử lý dứt điểm vướng mắc tại Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Thi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng. Công ty cổ phần cao...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Quốc hội có 2 quyền năng lớn là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước qua xây dựng pháp luật; và thực hiện chức năng giám sát tối cao. Vậy, “Chúng ta phải tìm được câu trả lời thực sự giám sát đã thể...

Đại hội đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 22/11, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Làm vườn (HLV) tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có các đồng chí: Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Nhiệm kỳ qua, HLV tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghị...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc): Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với nhà...

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chiều 21/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng. Tiếp và làm việc với đoàn có...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm tại một số địa phương

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Thông báo đến UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng và các Hạt Kiểm lâm về cấp dự báo cháy rừng. Theo dự báo thời tiết của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Giang và tổng hợp theo dõi của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, đến ngày 15/11/2024, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh đêm không mưa, ngày trời ít mây, nắng hanh, kết hợp...

Bắc Giang phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu...

Sáng 14/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện các...

Bắc Giang phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đa dạng các mô hình liên kết Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước...

Bắc Giang phổ biến các văn bản, quy định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024

Ngày 21/11, tại Hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến 03 cấp phổ biến, triển khai các văn bản, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các báo cáo viên của Bộ Tài nguyên và Môi...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng

Sáng 06/11, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Yên Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; kết quả triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC); công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ huyện. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh...

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp – Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Với phương châm “Luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tập trung cải thiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, do đó các doanh nghiệp đều tăng trưởng, phát triển, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế...

Bắc Giang phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang triển khai phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 139 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích 18.446 ha; 78 vùng sản xuất rau, diện tích 7.254 ha; 08 vùng sản...

Tôn vinh 9 Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2024

Chiều 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ tôn vinh “Công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Cường - Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất