Powered by Techcity

10 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam

1. Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. 

quan-the-co-do-hue

Cố đô Huế là kinh đô một thời của Việt Nam, nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. 

Ba tòa thành này được đặt lồng vào nhau, bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên.

Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

 2. Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. 

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

3. Khu di tích Mỹ Sơn
 
 Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật 

khu-di-tich-my-son

Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới 

4. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17, trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại. 

pho-co

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡngminh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị.

Năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

5. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 85.754 ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là “vương quốc hang động.” 

phong-nha-ke-bang

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite… 

Năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

6. Nhã nhạc cung đình Huế

Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều…; Tinh hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huế càng được khẳng định hơn về một trung tâm văn hóa tiêu biểu của dân tộc. 

nha-nhac

Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức.

Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

cong-chieng

Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn-Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên.

Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

8. Quan họ Bắc Ninh

Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những “liền anh”, “liền chị” hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc. 

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao giá trị văn hóa đặc biệt, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả trang phục của loại hình nghệ thuật này.

Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

9. Ca trù

Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ 15. Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trống chầu. Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói.

ca-tru

Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá về ca trù: Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam.

Ngày 1-10-2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

10. Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu với diện tích hơn 47.000m2 và Thành cổ Hà Nội với diện tích hơn 138.000m2, tạo thành một di sản thống nhất. Đây là minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới; là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử. 

hoang-thanh-thang-long

Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần một nghìn năm.

Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/19/91767/10-di-san-van-hoa-the-gioi-cua-viet-nam

Cùng chủ đề

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Tăng cường quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 86/UBND-KTTH ngày 7/1/2025 gửi các đơn vị chức năng trực thuộc gồm: Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành Ngoại giao triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 06/01, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

Cùng tác giả

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Tăng cường quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 86/UBND-KTTH ngày 7/1/2025 gửi các đơn vị chức năng trực thuộc gồm: Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành Ngoại giao triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 06/01, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 86/UBND-KTTH ngày 7/1/2025 gửi các đơn vị chức năng trực thuộc gồm: Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành Ngoại giao triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 06/01, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự ổn định trong phiên cuối tuần. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là thị trường có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Ninh Bình có giá heo hơi thấp nhất khu vực với 67.000 đồng/kg. Các...

SABECO SPORTS HUB: HÀNH TRÌNH GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG

Lễ bế mạc SABECO Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024 vừa được diễn ra vào chiều ngày 14.12 tại Bắc Giang, đánh dấu một năm hợp tác hiệu quả giữa Trung ương Đoàn và SABECO. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Đảng ủy Sở VHTTDL: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 –...

Chiều ngày 02/01/2025, Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Khổng Đức Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy Sở VHTTDL trình bày Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030

Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công nhân truyền tải điện Gia Lai soi phát nhiệt tại TBA 500kV Pleiku 2. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Quyết định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất