Trang chủKinh tếNông nghiệpBắc Trung Bộ: Giống vật nuôi bản địa chất lượng cao đang...

Bắc Trung Bộ: Giống vật nuôi bản địa chất lượng cao đang có nguy cơ mất dần


Nguồn gen và số lượng ngày càng ít đi

Vùng Bắc Trung Bộ nói chung và vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh trong khu vực nói riêng có nhiều giống vật nuôi bản địa chất lượng cao. Đơn cử gà Lạc Sơn (Quảng Bình), gà đen của đồng bào Mông (Nghệ An), lợn Khùa (Quảng Bình)…đều là những đặc sản của  địa phương. Nhờ chăn nuôi những giống vật nuôi này, không ít hộ đồng bào DTTS thoát nghèo, trở nên khá giả.  Tuy nhiên, hiện nay các giống vật nuôi bản địa đang có nguy cơ bị lai tạp dẫn đến suy thoái nguồn ghen, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Gà Lạc Sơn là giống gà quý có nguồn gốc từ xã Văn Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên do được thả tự nhiên với các giống gà khác nên nguồn gen bị thoái hóa
Gà Lạc Sơn là giống gà quý có nguồn gốc từ xã Văn Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên do được thả tự nhiên với các giống gà khác nên nguồn gen bị thoái hóa

Trên thực tế, giống gà Lạc Sơn (Quảng Bình) hiện không còn nhiều. Đáng buồn hơn là giống gà đặc sản này đang có nguy cơ mất dần nguồn gen do người dân lai tạp giống gà bản địa với các giống gà khác. Cùng với đó là  quy mô chăn nuôi nhỏ, chưa gắn với ấp nở để duy trì và phát triển đàn… nên số lượng gà Lạc Sơn trên địa bàn ngày càng ít dần.

Không chỉ gà Lạc Sơn, Quảng Bình còn sở hữu đặc sản lợn Khùa. Đây là loài lợn bản địa do người Khùa (dân tộc Chứt) nuôi tại các nông hộ theo phương thức thả rông, tự kiếm ăn và không có chuồng trại. Hiện nay, giống lợn Khùa nuôi tại các bản của đồng bào Chứt ở huyện Minh Hóa còn số lượng ít. Cùng với đó, năng suất sinh sản thấp (số con sinh trung bình 6-7 con/ổ) càng làm cho giống lợn quý này ngày càng ít đi.

(Bài KH):Trăn trở với giống vật nuôi bản địa chất lượng cao 1
Lợn Khùa được đồng bào Chứt nuôi thả tự nhiên, tuy nhiên đến nay số lượng không còn nhiều.

Còn tại Nghệ An, giống gà đen từ lâu đã được coi là một đặc sản hạng sang. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại để mua được loại gà này trên thị trường, thì quả là một việc khó. Do số lượng quá ít nên gà đen chỉ đủ cho những đơn hàng đặt trước, hoặc khách quen chủ nuôi….

Gà đen là loài vật nuôi bản địa được đồng bào Mông ở các bản của huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương (Nghệ An). Gà có đặc điểm xương đen, thịt đen thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất manh mún, hiện gà đen chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu gia đình trong cộng đồng người Mông. Bên cạnh đó, do được nuôi thả với các giống gà khác nên nguồn gen đang bị lai tạo, suy thoái nghiêm trọng.

Khó nhân giống vật nuôi bản địa 

Trước nguy cơ các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao bị suy thoái nguồn gen và giảm mạnh về số lượng, ngành Nông nghiệp các tỉnh ở Bắc Trung Bộ đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn. Thế nhưng vẫn chỉ dừng lại ở bảo tồn, còn nhân giống ra diện rộng thì còn thiếu nguồn lực đầu tư.

Ở Quảng Bình, để duy trì nguồn gen gà Lạc Sơn, Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình đã thực hiện nghiên cứu, bảo tồn, xây dựng vùng nuôi giống gà Lạc Sơn với số lượng chỉ hơn 1.000 con. Việc nhân giống gà Lạc Sơn ra diện rộng để chăn nuôi thương phẩm đại trà xem ra vẫn còn xa vời.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình cho biết: Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với Trung tâm tiến hành đề tài chọn lọc và nhân giống gà Lạc Sơn, nhưng với số lượng không nhiều. Sau khi kết thúc đề tài, thì kinh phí hỗ trợ chỉ đủ cho việc nuôi giữ bảo tồn, không có kinh phí cho công tác chọn lọc và nhân giống. Do đó, năng suất của các đàn giống dần giảm sút và không ổn định.

Chung số phận với gà Lạc Sơn, lợn Khùa cũng chịu cảnh khó nhân giống ra diện rộng. Để bảo tồn nguồn gen quý từ loại lợn này, Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình chỉ nuôi 40 con để bảo tồn nguồn gen chứ chưa thể sản xuất giống đại trà do thiếu nguồn lực đầu tư.

Gà đen, một giống gà bản địa của đồng bào Mông ở tỉnh Nghệ An từ lâu đã trở thành thứ đặc sản quý của địa phương
Gà đen, một giống gà bản địa của đồng bào Mông ở tỉnh Nghệ An từ lâu đã trở thành thứ đặc sản quý của địa phương

Đối với gà đen của đồng bào Mông ở Nghệ An, bức tranh bảo tồn và nhân giống loài gà đặc sản này có phần khả quan hơn. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức nghiên cứu biên soạn các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống tốt để phát triển đàn gà đen.

 Bên cạnh đó, Dự án phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An VE028, các địa phương cũng kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án phát triển vào việc bảo tồn, phát triển giống gà đen trở thành sản phẩm hàng hóa. Song song với đó là chính sách hỗ trợ người dân về vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn ban đầu và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản gà đen nhằm nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Năm 2019, Hội Nông dân Việt Nam cũng đã hỗ trợ 4.000 con giống gà đen địa phương cho 12 hộ gia đình đồng bào Mông ở xã Mường Lống, huyện Quế Phong nuôi. Cùng với đó, Hội cũng hỗ trợ một phần thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh; định hướng phát triển kinh tế tập thể và đưa gà đen trở thành mặt hàng thế mạnh huyện Kỳ Sơn.

Từ 12 hộ được Hội làm “bệ đỡ” cùng với 03 hộ đã xây dựng phát triển gà đen trước đó, liên kết lại thành lập Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà đen trên bản Mường Lống 1. Từ Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi Gà đen bản địa đã phát triển lên thành lập được HTX Nông nghiệp và du lịch cộng đồng tại xã Mường Lống. Đây là bước đi quan trọng trên hành trình phát triển đàn và bảo tồn nguồn gen quý ở giống Gà đen.

Ngành Nông nghiệp và các địa phương vùng DTTS ở Nghệ An đã có nhiều chính sách để bảo tồn và nhân giống Gà đen. Tuy nhiên đến nay gà giống và gà thương phẩm vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Ngành Nông nghiệp và các địa phương vùng DTTS ở Nghệ An đã có nhiều chính sách để bảo tồn và nhân giống gà đen. Tuy nhiên đến nay gà giống và gà thương phẩm vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Ông  Vừ Tồng Pó (sinh năm 1970 tại bản Mường Lống 2, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn) Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp và du lịch cộng đồng tại xã Mường Lống cho biết: “HTX có 15 thành viên, hiện nay HTX đã sản xuất được con giống và bán gà thương phẩm nhưng vẫn không cung cấp đủ được cho thị trường.

Tín hiệu đáng mừng hơn, trong cộng đồng đồng bào Mông cũng đã có những cá nhân, tập thể bắt tay nuôi gà đen thương phẩm và nhân giống thành công để phát triển kinh tế. Tiêu biểu là thầy giáo người Mông Xồm Bá Cha (Khối 4, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn) cũng đã đầu tư xây dựng trang trại gà đen. Sau 4 năm nhân đàn và làm chủ kỹ thuật ấp trứng, hiện nay trang trại này mỗi năm cung cấp khoảng 1.000 con gà giống và gà thương phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được với các nguồn vốn vay nên trang trại Gà Đen của thầy Xồm Bá Cha cũng chưa thể mở rộng thêm được quy mô.

Tiền năng để phát triển kinh tế từ các loại vật nuôi bản địa còn rất lớn. Tuy nhiên hiện nay, nguồn gen quý của các loài vật nuôi này đang bị suy thoát, số lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần đầu tư nguồn lực thích hợp để bảo tồn. 

Mặt khác, thông qua các chính sách dân tộc để đầu tư gắn việc bảo tồn loài vật nuôi bản địa chất lượng cao với phát triển kinh tế nông hộ. Có  như vật thì các giống vật nuôi bản địa mới được bảo tồn và góp phần nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.

Sơn La: Triển vọng từ nuôi gà đen thuần chủng ở É Tòng





Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-trung-bo-giong-vat-nuoi-ban-dia-chat-luong-cao-dang-co-nguy-co-mat-dan-1725854363955.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lão nông khởi nghiệp thành công ở độ tuổi 50

Ông Trung kiên định tự nói với bản thân: “Cứ kiên trì làm, kiên trì lao động, có cơ hội thì mình cứ làm bởi đôi khi thành công không quá quan trọng, quan trọng là mình đã tìm cách bước về phía trước…”.Trong quá trình đó, ông thường xuyên linh động chuyển đổi và thực hiện sáng tạo các mô hình. Nào là thực hiện lấy ngắn nuôi dài, trồng xen canh, gối vụ, thấy cái...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr làm việc với UBND tỉnh Kon Tum

Kết luận buổi làm việc, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung, phối hợp của UBND tỉnh Kon Tum, giúp cho Đoàn công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại địa phương. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đánh giá cao sự chủ động, phối hợp...

Người có uy tín – trung tâm đoàn kết ở vùng đồng bào DTTS

Những trung tâm đoàn kết ở cơ sởCòn ở tỉnh Gia Lai, nhiều năm qua, ông Rơ Ô Bhót, Người có uy tín buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa đã tích cực tham gia hòa giải nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn tại địa phương. Cùng với lực lượng hòa giải viên trên toàn huyện Krông Pa, ông Rơ Ô Bhót đã tham gia hòa giải thành công 234 vụ việc tại cơ sở…“Để...

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan cho biết: Với xã nghèo như Trịnh Tường, thì nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn; cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân. Riêng đối với nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, xã Trịnh Tường lựa chọn đưa cây chanh leo...

Cô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh nghèo miền Tây

 Chị Lê Thị Anh Đào (41 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ) bộc bạch, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không có điều kiện cho con đến trường. Biết lớp học tình thương của cô Hiếu, chị xin cho con theo học đến nay đã được 5 năm. Nhờ đó, con chị biết chữ và được dạy lễ nghĩa nên rất ngoan. Ngoài học chữ, con chị còn được cô Hiếu dạy kết cườm làm móc khóa...

Bài đọc nhiều

Chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão...

Cộng đồng góp bao nhiêu, Vinamilk góp thêm tương ứng để nhân đôi hỗ trợTrong chương trình này, Vinamilk đã kêu gọi nhân viên đóng góp bằng cách đặt các đơn hàng sữa, nước uống gửi đến đồng bào miền Bắc. Trên mỗi đơn hàng hỗ trợ được đặt trên website của chương trình, Vinamilk sẽ tiếp ứng với tỷ lệ 1:1 để nhân đôi số sản phẩm được trao tặng cho các tỉnh bị ảnh hưởng...

Công bố danh sách 63 Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

1 An Giang Hợp tác xã nông nghiệp Chợ Vàm Ấp Phú Xương, Thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2 Bà Rịa - Vũng Tàu HTX sản xuất nông nghiệp dịch vụ Châu Pha Tổ 11, thôn Tân Trung, xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 3 ...

Nhiều lợi ích khi ứng dụng máy bay không người lái trong bảo vệ thực vật

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Công ty CP Thiết bị bay AgriDrone Việt Nam tổ chức khóa tập huấn vận hành phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng thiết bị bay không người lái (UAV/Drone) cho 30 cán bộ đến từ 14 tổ chức trên cả nước. Tham gia khóa tập huấn, các cán bộ được cập nhật quy định mới về khảo nghiệm thuốc BVTV bằng...

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ

Lễ hội trái cây Việt Nam là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc. Lễ hội trái cây Việt Nam...

Thủy sản Nam Việt tăng vốn gấp đôi, nhiều kỳ vọng kinh doanh bứt tốc cuối năm

Thủy sản Nam Việt (mã ANV) chuẩn bị tăng vốn cổ phần lên gấp đôi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa thông báo đã nhận được tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của...

Cùng chuyên mục

Lão nông khởi nghiệp thành công ở độ tuổi 50

Ông Trung kiên định tự nói với bản thân: “Cứ kiên trì làm, kiên trì lao động, có cơ hội thì mình cứ làm bởi đôi khi thành công không quá quan trọng, quan trọng là mình đã tìm cách bước về phía trước…”.Trong quá trình đó, ông thường xuyên linh động chuyển đổi và thực hiện sáng tạo các mô hình. Nào là thực hiện lấy ngắn nuôi dài, trồng xen canh, gối vụ, thấy cái...

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan cho biết: Với xã nghèo như Trịnh Tường, thì nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn; cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân. Riêng đối với nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, xã Trịnh Tường lựa chọn đưa cây chanh leo...

Hậu Giang: Nữ giám đốc hợp tác xã Kỳ Như sở hữu 11 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Nhờ chất lượng từ vùng nuôi cho đến quy trình sản xuất đều tốt, HTX Kỳ Như được các cơ quan Nhà nước cấp nhiều chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp khu vực và Sản phẩm Ocop tiêu biểu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Bà Nguyễn Thị Út, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp cho biết: Hiện HTX Kỳ Như sử dụng 30 lao...

Nuôi cua đinh đặc sản, con động vật hoang dã khổng lồ, trai đẹp Bạc Liêu lời tiền tỷ ngon ơ

Sau 10 năm kiên trì gắn bó với cua đinh, anh Hồ (xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã xây dựng được trang trại nuôi con cua đinh trong bể kính lớn và hiện đại bậc nhất miền Tây với tổng...

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái lại lên nhanh, sắp trên báo động 3

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước trên sông Thao (Yên Bái) đang lên nhanh, lúc 18h/01/10, mực nước tại trạm Yên Bái 31,13m, trên báo động 2 là 0,13m. Dự báo, trong 6-12 giờ tới, lũ trên...

Mới nhất

Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

Một trong những tờ báo uy tín của Việt Nam Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Báo Công Thương, PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá, Bộ Tài chính - chuyên gia kinh tế nhiều năm đồng hành cùng Báo Công Thương - đã...

Áp lực giảm giá vẫn còn hiện hữu

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/10/2024) đã chứng kiến sự giảm nhẹ, dao động trong khoảng từ 147.500 đồng/kg đến 148.000 đồng/kg. Điều này phản ánh một thực trạng phức tạp trên thị trường tiêu hiện tại, nơi mà áp lực giảm giá vẫn hiện hữu song song với tiềm năng tăng giá...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr làm việc với UBND tỉnh Kon Tum

Kết luận buổi làm việc, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung, phối hợp của UBND tỉnh Kon Tum, giúp cho Đoàn công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá kết quả thực...

Người có uy tín – trung tâm đoàn kết ở vùng đồng bào DTTS

Những trung tâm đoàn kết ở cơ sởCòn ở tỉnh Gia Lai, nhiều năm qua, ông Rơ Ô Bhót, Người có uy tín buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa đã tích cực tham gia hòa giải nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn tại địa phương. Cùng với lực lượng hòa giải viên trên toàn...

Nhiệm kỳ thành công của Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 trong sứ mệnh gìn giữ...

(Bqp.vn) - Vui mừng, phấn khởi xen lẫn tự hào trở về Tổ quốc sau một nhiệm kỳ công tác thành công để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp. Đó là cảm xúc chung dễ nhận thấy đối với cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (BVDC2.5)...

Mới nhất