Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) cho biết đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch máu não, còn nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp mạch vành.
Vì vậy, chúng ta cần phải lưu ý tránh các động tác cúi gập người kéo dài. Một động tác rất nguy hiểm mà ta hay làm hằng ngày đó là ngồi xổm, cộng cúi gập người khi cột dây giày.
“Tôi từng chứng kiến vài ca xảy ra choáng, thậm chí đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch chủ, khi có động tác ngồi xổm, cuối gập người này”, bác sĩ Minh Đức chia sẻ.
Trước nguy cơ gây hại sức khỏe với động tác ngồi xổm và cúi gập người, bác sĩ Minh Đức khuyến cáo không nên ngồi xổm cộng gập người và không nên quỳ gối cộng gập người trong tình trạng kéo dài từ 1-4 phút đối với người cao tuổi; người càng trẻ có sức khỏe dẻo dai hơn thì thời gian ngồi có thể kéo dài hơn.
Thay vào đó, nên ưu tiên các động tác ngồi xếp bằng, cúi người nhẹ, ngồi co hai chân về phía người. Tuyệt đối khi thay đổi tư thế thì nên ngã người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng dậy nhanh đột ngột.
Khi nằm chuyển qua ngồi thì cũng nên từ từ nghiêng sang bên phải, chống tay rồi ngồi dậy, đừng làm quá nhanh rất nguy hiểm.
Với người từ 40 tuổi trở lên, nên đi khám tầm soát nhồi máu cơ tim với siêu âm tim và điện tâm đồ. Còn đối với tầm soát nguy cơ đột quỵ, cần làm MRI não có dựng ảnh mạch máu cảnh vào não.
Việc siêu âm động mạch cảnh chỉ giúp thấy được mạch cảnh ngoài sọ, còn tình trạng trong sọ gần như không thể đánh giá được và nguyên nhân đột quỵ nằm đến 80% là hẹp mạch cảnh và mạch não trong sọ.
Về việc dự phòng, chúng ta cần phải có một lối sống thảnh thơi, cân nặng lý tưởng, cộng chế độ dinh dưỡng hợp lý, một thời khóa biểu tập thể dục loại động (thể thao) lẫn loại tĩnh (thiền định) phù hợp.
Nguồn: https://tuoitre.vn/bac-si-canh-bao-tu-the-ngoi-xom-cui-gap-nguoi-co-the-gay-dot-quy-20240521121808893.htm