Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến triển để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 957,834 tỷ đồng, đạt 82,7% nguồn vốn dự kiến thực hiện, giai đoạn 2021-2025.Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar nhân chuyến thăm chính thức tới Qatar của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 30/10 đến ngày 01/11 .Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).Sáng 1/11, theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan.Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Những năm qua, đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” trong công tác bảo vệ biên giới.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhờ phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự đồng lòng của Nhân dân, trong đó có đội ngũ những Người có uy tín đã tích cực, trách nhiệm đi đầu trong các phong trào mà đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang có những bước tiến đáng kể. Nổi bật là kết quả giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, toàn huyện chỉ còn 1 xã và 14 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền về TH-HNCHT, đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng.Các cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc tỉnh Hậu Giang cần phát huy tính tự lực, tự cường, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong Quyết tâm thư, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước. Đây là ý kiến đề nghị được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra sáng nay 01/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang.
Tính đến tháng 9/2024, chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo là 3.372 hộ vay với số tiền là 136,358 tỷ đồng; cấp 107.664 thẻ bao hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với dự kiến kinh phí thực hiện là 77,438 tỷ đồng; đã thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 13.054 học sinh (gồm học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo trong vòng 3 năm) với số tiền 9,572 tỷ đồng; xây dựng được 523 căn nhà Đại đoàn kết, với số tiền trên 38,813 tỷ đồng và sửa chữa 386 căn nhà, trị giá 9,525 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho 14.413 lượt hộ nghèo với số tiền 9,374 tỷ đồng; trợ cấp Tết cho 27.198 lượt hộ nghèo với số tiền 9,374 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng trong năm 2024, số hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở là 222 hộ, trong đó: Hộ nghèo đủ điều kiện xây nhà mới Đại đoàn kết là 27 hộ; hộ nghèo có nhu cầu sửa nhà Đại đoàn kết là 52 hộ; hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở nhưng không đủ điều kiện là 143 hộ (gồm 28 hộ có đất nông nghiệp, đất trong quy hoạch; 44 hộ đang ở nhà trọ; 44 hộ đang ở nhờ người thân; 07 hộ đất không có giấy tờ hoặc giấy tờ tay; 20 hộ trên đất công).
Mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tỉnh huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; coi trọng phong trào thi đua là một nhiệm trọng tâm, thường xuyên của các cấp, ngành.
Từ đó, các cấp ủy đảng của tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội, cho vay tín dụng ưu đãi, nhận rộng các mô hình sản xuất, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, tạo việc làm, chú trọng tới việc tạo sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và từng bước tạo dựng cuộc sống ấm no, ổn định kinh tế, tránh tình trạng tái nghèo. Đặc biệt các cấp chính quyền, ngành chức năng luôn xác định vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo rất quan trọng, hàng năm, tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giúp họ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và thách thức trong công tác giảm nghèo. Qua đó, bảo đảm các chương trình hỗ trơ được triển khai đúng và bền vững, giúp người dân có cơ hội tiếp cận, từng bước thoát nghèo… phát huy vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đề ra./.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ba-ria-vung-tau-tap-trung-nguon-luc-de-giam-ngheo-ben-vung-1730381066460.htm