Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBa lý do du học sinh Việt ở Mỹ chuộng ngành STEM

Ba lý do du học sinh Việt ở Mỹ chuộng ngành STEM


Có nhiều trường đào tạo STEM hàng đầu cùng chính sách cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc 36 tháng, Mỹ thu hút hơn 10.000 người Việt theo học lĩnh vực này.

Theo báo cáo Open Doors công bố hôm 13/11 của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE), năm học 2022-2023, Mỹ tiếp tục là điểm đến du học số 1 thế giới với hơn một triệu sinh viên quốc tế.

Số du học sinh người Việt khoảng 21.900, đứng thứ năm về số sinh viên quốc tế ở đây. Trong đó, tỷ lệ sinh viên theo đuổi lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) là 47,6%, tăng 0,5% so với năm ngoái. Tỷ lệ này đã tăng liên tục trong 9 năm qua, từ 28,4% của năm học 2014-2015.

Đây cũng là xu hướng chung, bởi 55% sinh viên quốc tế ở Mỹ chọn theo học STEM.

Hấp lực này đến từ ba yếu tố chính, theo bà Kate Barlett, Tùy viên Văn hóa tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, và các chuyên gia du học.

Đầu tiên, bà Kate nhìn nhận STEM là lĩnh vực đang phát triển. Các vấn đề toàn cầu hiện nay như AI hay biến đổi khí hậu phải dựa vào STEM để giải quyết. “Cả thế giới đang quan tâm đến các lĩnh vực STEM, cách chúng thúc đẩy nền kinh tế cùng tương lai của chúng ta”, bà nói.





bà Kate Barlett, Tùy viên Văn hóa, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, trong cuộc phỏng vấn hôm 9/11. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Bà Kate Barlett, Tùy viên Văn hóa, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, hôm 9/11. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Thứ hai, theo ông Đặng Hữu Phước, Giám đốc công ty tư vấn du học Edu4life tại TP HCM, Mỹ là nơi tập trung các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực STEM. Điều này thể hiện qua việc các trường ở Mỹ luôn chiếm đa số trong top 100 về đào tạo khoa học máy tính, toán học, kỹ thuật trên các bảng xếp hạng đại học uy tín như THE hay QS.

Bà Kate nói các đại học Mỹ từ nhiều thập kỷ qua đã dạy STEM ở trình độ cao và chuyên sâu. Không chỉ những trường nổi tiếng như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), các đại học lớn, nhỏ khác cũng đầu tư đào tạo STEM và thu hút sinh viên từ khắp nơi.

Ông Brett Wertz, Giám đốc điều hành Fourdozen, tổ chức tư vấn giáo dục của các chuyên gia Mỹ tại Việt Nam, cho biết các đại học Mỹ còn có quan hệ tốt với nhiều công ty công nghệ, kỹ thuật hàng đầu. Do đó, sinh viên có cơ hội trải nghiệm và thực tập, làm việc tại những công ty này. Đây là điều mà sinh viên quốc tế rất quan tâm. Các trường cũng dồi dào về tài chính để đầu tư phòng thí nghiệm hay đội ngũ giảng viên.

“Châu Âu và châu Á cũng có một số đại học như thế nhưng không nhiều bằng Mỹ. Do đó, các trường ở đây có thể thu hút và giữ giảng viên giỏi, tài năng trong lĩnh vực STEM”, ông Brett nhận định.

Yếu tố thứ ba khiến Mỹ thu hút sinh viên quốc tế nói chung và du học sinh Việt nói riêng là chính sách visa và cơ hội việc làm.

Anh Nguyễn Ngọc Khương, chuyên gia tư vấn 13 năm tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, cho biết sinh viên học các ngành STEM được phép ở lại làm việc thông qua chương trình thực tập không bắt buộc (OPT) lên tới 36 tháng, thay vì 12 tháng như các ngành học khác.

Nhu cầu của thị trường lao động Mỹ với lĩnh vực STEM cao hơn những ngành Khoa học xã hội, nhân văn, thậm chí cả một số ngành Kinh doanh. Các vị trí việc làm STEM cũng được trả lương cao nhất, theo Cục Thống kê lao động Mỹ. Phần lớn nghề liên quan tới máy tính và toán học có mức lương khoảng 132.000-155.000 USD (trên 3,2-3,8 tỷ đồng) một năm, hơn gấp đôi thu nhập trung bình của người Mỹ (khoảng 60.000 USD).

“Đó là lý do khiến lĩnh vực STEM ở Mỹ ngày càng nóng”, bà Kate cho hay.





Đại diện đại học Mỹ tư vấn cho học sinh tại triển lãm giáo dục Mỹ chiều 4/10 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Đại diện đại học Mỹ tư vấn cho học sinh tại triển lãm giáo dục Mỹ chiều 4/10 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Làn sóng sa thải ở Mỹ cuối năm 2022 khiến việc làm trong lĩnh vực STEM cạnh tranh hơn, nhất là với các ngành về máy tính. Tuy nhiên, anh Khương cho rằng điều này không làm giảm sức hấp dẫn của thị trường lao động Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện là 3,8%, một trong những mức thấp nhất lịch sử. Làn sóng sa thải gần như chỉ diễn ra ở các công ty công nghệ lớn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các lĩnh vực vẫn có nhu cầu tuyển nhân sự về công nghệ, kỹ thuật.

Đồng tình, ông Brett nhìn nhận ngoài kỹ thuật phần mềm đang khó khăn hơn, các lĩnh vực khác vẫn ổn. Cục Thống kê lao động Mỹ dự báo từ nay đến năm 2032, nước này có thêm khoảng 4,7 triệu việc làm mới. Trong đó, riêng lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có thêm 960.000 việc.

Dù vậy, để tối ưu hóa cơ hội việc làm, ông Phước khuyến cáo du học sinh không nên chọn ngành học theo số đông.

“Hãy chọn ngành thật sự yêu thích và có thế mạnh”, ông Phước nói.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

​Nữ sinh nhận thư mời nhập học từ 7 đại học Mỹ

TP HCMDương Tuệ Mẫn (sinh năm 2005) nhận thư mời nhập học từ 7 trường đại học Mỹ và quyết định theo học ngành Hệ thống Thông tin (Information Systems) tại Đại học Utah. Sau khi nhận kết quả trúng tuyển nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ như Đại học San Francisco, Đại học Binghamton, Đại học Buffalo, Đại học Indiana, Đại học Stony Brook, Đại học Utah và Đại học Penn State Behrend, Tuệ Mẫn cân...

Đường đến Google của cựu học sinh trường Ams

Giữa lúc thị trường việc làm công nghệ ở Mỹ khó khăn, Bùi Quang Huy, 23 tuổi, trúng tuyển vào Google nhờ tích lũy kinh nghiệm từ sớm. Huy chính thức gia nhập đội ngũ kỹ sư phần mềm, bộ phận Search Experience (trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng) của Google, Mỹ, từ tháng 2. Đây là một trong những bộ phận nổi bật của Google, sở hữu thanh công cụ tìm kiếm đạt hơn 84 tỷ lượt...

Nam sinh đỗ 16 đại học Mỹ

Lê Minh Bảo, 17 tuổi, trúng tuyển 16 trường ở Mỹ, trong đó Đại học Connecticut cấp học bổng toàn phần gần 6,4 tỷ đồng. Lê Minh Bảo hiện là học sinh lớp 12 trường Tiểu học, THCS và THPT Việt Úc, cơ sở ở quận Phú Nhuận, TP HCM. Nam sinh nhận tin trúng tuyển ngành Kỹ thuật của Đại học Connecticut với học bổng toàn phần trị giá gần 258.000 USD (6,37 tỷ đồng), hồi cuối tháng 1. Học...

Nam sinh năm ba trúng tuyển thạc sĩ đại học top 12 thế giới

Anh Quân được nhận vào chương trình thạc sĩ Robotics của Đại học Pennsylvania (UPenn), Mỹ, khi đang là sinh viên năm thứ ba ngành Kỹ thuật điện. Phạm Anh Quân, sinh viên VinUniversity, nhận tin trúng tuyển hôm 5/3, khi đang thực tập tại Viện nghiên cứu Infocomm thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu của chính phủ Singapore về lĩnh vực AI, ứng dụng cho robot."Mình hơi bất ngờ", Quân, 21 tuổi, nói. UPenn...

Môi trường học tập 5 sao của Trường Quốc tế Mỹ

TP HCMTrường quốc tế Mỹ (TAS) đầu tư cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế với hàng trăm phòng học, thư viện, sân golf mini… để học sinh phát triển học thuật, thể chất. "Hệ thống thiết bị hiện đại, môi trường học tập 5 sao và chất lượng giảng dạy chuẩn quốc tế là ba trụ cột giúp TAS nhận chứng nhận của tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu Mỹ - WASC từ năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất