Trang chủNewsThế giớiBa Lan thiếu hợp tác điều tra vụ phá hoại đường ống...

Ba Lan thiếu hợp tác điều tra vụ phá hoại đường ống Nord Stream?


Ba Lan thiếu hợp tác điều tra vụ phá hoại đường ống Nord Stream?- Ảnh 1.

Khí thiên nhiên rò rỉ từ đường ống Nord Stream 2 trong bức ảnh chụp ngày 27.9.2022

Các quan chức Ba Lan liên quan đã chậm cung cấp thông tin và giữ lại những chứng cứ then chốt về sự di chuyển của những kẻ phá hoại trên đất Ba Lan, theo tờ The Wall Street Journal dẫn lời các nhà điều tra hôm 8.1.

Giờ đây, giới điều tra hy vọng chính phủ mới ở Warsaw nhậm chức hồi tháng trước sẽ giúp làm sáng tỏ vụ tấn công trên.

Các nhà điều tra châu Âu từ lâu đã tin rằng vụ tấn công được phát động từ Ukraine thông qua Ba Lan. Song họ nói rằng việc Warsaw không hợp tác đầy đủ đã gây khó khăn cho việc xác định liệu chính phủ Ba Lan trước đây có biết đến cuộc tấn công hay không.

Nhà báo điều tra Serymour Hersh: Mỹ tấn công đường ống Nord Stream là nhắm vào Đức

Một số quan chức cấp cao châu Âu cho hay họ đang cân nhắc tiếp cận văn phòng tân Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk để giúp điều tra hành vi phá hoại lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến 2.

Các đường ống Nord Stream kết nối Nga với Đức bên dưới biển Baltic bị nổ vào tháng 9.2020. Điều này làm tăng áp lực khiến Đức cùng những bên khác phải trở nên độc lập khỏi nguồn cung nhiên liệu từ Nga.

Bất kỳ suy luận nào cho rằng Ba Lan, một thành viên NATO, có thể che giấu thông tin về một cuộc tấn công vào một đồng minh đều có thể làm suy yếu niềm tin vào một liên minh đang phải đối diện một trong những thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập.

Đối với Moscow, bất kỳ hành vi nào của Ba Lan ám chỉ sự tham gia vào vụ phá hoại đều có thể khiến NATO bị coi là có hành động gây hấn.

Cần nói rõ rằng các nhà điều tra chưa đưa ra bằng chứng về việc chính phủ Ba Lan liên quan các vụ nổ và cho rằng ngay cả khi một số quan chức Ba Lan có liên quan, thì giới lãnh đạo chính trị cũng có thể không hề hay biết.

Tuy nhiên, bên điều tra cho rằng những nỗ lực của các quan chức Ba Lan nhằm cản trở cuộc điều tra ngày càng làm dấy lên nghi ngờ về vai trò và động cơ của Warsaw.

Ukraine đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan. Trong khi đó, Nga cho rằng Mỹ chịu trách nhiệm về vụ tấn công nhưng Mỹ phủ nhận.

Điểm xung đột: Ukraine thiếu đạn pháo, dùng UAV; Israel khiến Mỹ thêm lo

Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Tusk sa thải lãnh đạo tất cả các cơ quan tình báo, bao gồm cả những người liên quan cuộc điều tra đường ống Nord Stream.

Các công tố viên Ba Lan giám sát cuộc điều tra trong nước cho biết họ đang hợp tác với các nước khác, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Ba Lan có liên quan. Lực lượng biên phòng và cơ quan an ninh nội địa Ba Lan từ chối bình luận.



Source link

Cùng chủ đề

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Hai năm “ngủ yên dưới biển sâu”, những tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về vụ đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) .

Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả ‘cực...

Mới đây, Đức đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm chỉ huy Baltic (CTF Baltic) và khánh thành trụ sở của lực lượng này, khiến Nga triệu Đại sứ của quốc gia Tây Âu để phản đối, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.

Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’?

Hai năm sau vụ nổ đường ống Nord Stream (tháng 9/2022), Hội đồng Bảo an họp theo yêu cầu của Liên bang Nga, Moscow chỉ trích các cuộc điều tra quốc gia về vụ việc thiếu các phát hiện có tính kết luận, đồng thời thiếu hành động tập thể của cơ quan gồm 15 thành viên này.

Nga nói Mỹ ra lệnh tấn công đường ống Dòng chảy phương Bắc; Đức bác cáo buộc của Moscow, điều tra chưa kết thúc

Ngày 19/8, Ngoại trưởng Sergei Lavrov khẳng định, Mỹ đã ra lệnh tấn công các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vào năm 2022.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí mật đằng sau bọng mắt và quầng thâm đen dưới mắt

Có nhiều người họ thừa nhận luôn có một giấc ngủ trọn vẹn nhưng bọng mắt vẫn xuất...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Mới nhất

Mới nhất