Trang chủKinh tếNông nghiệpBa anh em người Mông ở Mù Cang Chải rủ nhau nuôi...

Ba anh em người Mông ở Mù Cang Chải rủ nhau nuôi cá nước lạnh, vừa nuôi vụ đầu đã lãi lớn


Nuôi cá nước lạnh – hướng đi làm giàu đúng của 3 anh em người Mông

Tại địa bàn tỉnh Yên Bái, tận dụng lợi thế về nguồn nước, khí hậu, thời tiết, hiện nay huyện Mù Cang Chải đã có nhiều mô hình nuôi cá nước lạnh, hình thành chuỗi liên kết, trở thành sản phẩm đặc trưng mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao, trong đó mô hình nuôi cá hồi, cá tầm của 3 anh em người Mông Hờ A Sử, Hờ A Rùa và Hờ A Cha (ở bản Làng Sang, xã Nậm Khắt) là một điển hình.

Ấp ủ 7 năm, nay 3 anh em người Mông ở Mù Cang Chải đã thành công với giống cá mới - Ảnh 1.

Sau 7 năm ấp ủ, đến nay mô hình nuôi cá nước lạnh của 3 anh em người Mông ở Mù Cang Chải đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV.

Mô hình nuôi cá hồi, cá tầm của 3 anh em người Mông do người em A Sử khởi xướng xây dựng từ năm 2021 sau 7 năm ấp ủ. “Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, với mong muốn tận dụng lợi thế ‘thiên nhiên ban tặng’ để làm giàu trên mảnh đất quê hương, tôi đã tìm hiểu và đến Sa Pa (Lào Cai) học tập và nghiên cứu việc nuôi cá nước lạnh”, A Sử nói và cho biết khi đã có kinh nghiệm anh đã bàn với 2 anh trai cùng nhau góp vốn thực hiện mô hình.

Tin tưởng người em và cũng đã có thời gian nghiên cứu mô hình nuôi cá nước lạnh, 3 anh em nhà A Sử đã góp vốn, đầu tư trên 400 triệu đồng để san tạo mặt bằng xây ao và mua 4.000 con cá hồi giống về nuôi thử nghiệm. 

Ấp ủ 7 năm, nay 3 anh em người Mông ở Mù Cang Chải đã thành công với giống cá mới - Ảnh 2.

Bước đầu nuôi cá nước lạnh, 3 anh em Hờ A Sử, Hờ A Rùa và Hờ A Cha cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên hiện nay các anh đã thành công với giống cá mới này. Ảnh: PV.

Sau gần một năm, trên 2 tấn cá thịt đã được các anh xuất bán ra thị trường với tổng số tiền thu về trên 400 triệu đồng, trừ chi phí 3 anh em còn hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Số hàng đầu tiên bán được đã tạo động lực, khuyến khích và giúp cho 3 anh em tiếp tục mở rộng trang trại nuôi cá nước lạnh.

“Ở xã Nậm Khắt của chúng tôi nguồn nước nhiều, thuận lợi và mát mẻ hơn Sa Pa nên tôi bảo các anh cùng nhau nuôi cá. Năm 2023 đã nuôi được và có sản phẩm bán ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay mương nước và đường đi hẹp nên còn nhiều khó khăn. Chúng tôi muốn được Nhà nước hỗ trợ làm đường, được hỗ trợ vốn để mở rộng mô hình”, anh A Sử bày tỏ.

Ấp ủ 7 năm, nay 3 anh em người Mông ở Mù Cang Chải đã thành công với giống cá mới - Ảnh 3.

Lứa cá tầm mới nuôi của 3 anh em đã có trọng lương khoảng 1kg/con. Ảnh: PV.

Trước những khó khăn phải đối mặt, nhưng 3 anh em Hờ A Sử, Hờ A Rùa và Hờ A Cha vẫn quyết tâm tận dụng lợi thế nguồn nước, khí hậu, thời tiết để làm giàu cho chính mình. Theo các anh, việc nuôi cá nước lạnh không vất vả như sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có giá trị kinh tế cao hơn nhiều. Từ đó, đầu năm 2024, 3 anh em lại tiếp tục đầu tư xây thêm 2 bể và mua 4.000 con cá hồi, 3.000 con cá tầm về nuôi. Đến nay cá tầm đã đạt trọng lượng khoảng 1kg/con và hứa hẹn sẽ đem lại thu nhập cao cho gia đình.

“Tôi thấy việc nuôi cá nước lạnh như này không vất vả so với trồng lúa, trồng ngô và chăn nuôi khác, cứ nuôi khi nào đủ trọng lượng là bán, thị trường tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, nuôi cá này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so vật nuôi khác. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng quy mô về ao và mua thêm con giống để nuôi và tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình”, anh Hờ A Cha cho hay.

Ấp ủ 7 năm, nay 3 anh em người Mông ở Mù Cang Chải đã thành công với giống cá mới - Ảnh 4.

Đàn cá hồi mạnh khỏe, thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở Nậm Khắt, Mù Cang Chải. Ảnh: PV.

Sẽ nhân rộng mô hình nuôi cá nước lạnh đến các thôn

Hiện nay, ngoài nuôi cá nước lạnh, trên địa bàn xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao như: Mô hình trồng hoa hồng, trồng nấm; cà chua, ớt…

Qua các mô hình đã tạo công ăn việc cho hàng trăm lao động là người địa phương có thu nhập ổn định. Chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích mở rộng các mô hình theo hướng hàng hóa.

Ấp ủ 7 năm, nay 3 anh em người Mông ở Mù Cang Chải đã thành công với giống cá mới - Ảnh 5.

Theo anh Hờ A Cha, nuôi cá nước lạnh đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với loài vật nuôi khác. Ảnh: PV.

Ông Lý A Sấu Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải khẳng định, trong nhiều năm trở lại đây trên địa bàn xã đã có nhiều thanh niên tự tìm tòi, học hỏi phát triển các mô hình. Điển hình trong 2 năm trở lại đây có mô hình của anh em anh Hờ A Sử. Ban đầu cũng rất bỡ ngỡ tuy nhiên sau 1 năm mô hình cho thấy hiệu quả kinh tế rất cao. 

“Chúng tôi xác định, điều kiện của xã rất thuận lợi cho các mô hình như thế này nên tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng đến các thôn nhất là các thôn đầu nguồn nước. Cho thanh niên đến mô hình của 3 anh em để học hỏi, hơn nữa có thể tổ chức học hỏi tại các tỉnh bạn”, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt nhấn mạnh.

Có thể nói, mô hình nuôi cá nước lạnh của 3 anh em Hờ A Sử, Hờ A Rùa và Hờ A Cha đã thể hiện được sự quyết tâm làm giàu của người dân vùng cao. Qua đó cho thấy nhận thức của người dân trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.





Nguồn: https://danviet.vn/ba-anh-em-nguoi-mong-o-mu-cang-chai-ru-nhau-nuoi-ca-nuoc-lanh-vua-nuoi-vu-dau-da-lai-lon-20240810190009315.htm

Cùng chủ đề

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm,...

Đồng chí Trần Huy Tuấn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Sáng 6/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức các Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện quy trình bầu Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thực hiện văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về...

Ông Trần Huy Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

(Dân trí) - Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sáng 6/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để thực hiện quy trình bầu Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhiệm kỳ 2020-2025.Trên cơ sở kết quả thực hiện các quy trình...

Ông Trần Huy Tuấn làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối, ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Ông Trần Huy Tuấn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Sáng 6/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để thực hiện công tác bầu cử nhân sự giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đối với cán bộ được Bộ Chính trị giới thiệu.Tại hội nghị, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cùng chuyên mục

Trồng bí xanh Nova 209, nông dân một xã của Lai Châu có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, gia đình anh Vàng Văn Phiêng và 10 hộ khác trong hợp tác xã Nậm Manh, bản Nậm Manh, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. ...

Tin bão số 7: Bão số 7 đang tiến thẳng vùng biển Quảng Trị

Hồi 04 giờ (10/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335km về phía Bắc Đông Bắc. ...

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

một xã được đầu tư hơn 406 tỷ đồng, cán đích NTM nâng cao

Xã Hoàng Diệu nằm ở phía Đông Nam của huyện Chương Mỹ, có 7 thôn, 2.710 hộ với 11.263 người. Sau khi được công nhận xã NMT năm 2015, từ năm 2016 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoàng Diệu luôn kiên trì con đường phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2023 tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 492 tỷ 220 triệu đồng, thu nhập bình...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng hanh, Biển Đông khả năng có bão số 8

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (10/11-19/11), miền Bắc ngày nắng hanh, đêm se lạnh. Dự báo, Biển Đông khả năng xuất hiện bão số 8 vào ngày 12/11, Trung Trung Bộ mưa lớn cục bộ. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định tình hình thời tiết trong...

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. ...

Nhiều tỉnh thành chất lượng không khí xấu cả ngày lẫn đêm, Hà Nội ở ngưỡng rất kém

Hiện nhiều địa phương ở miền Bắc có chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, có nơi rất kém cả ngày lẫn đêm. Đêm...

Israel giết hại nhân viên y tế, nhà báo ở Gaza và Lebanon, Qatar thất vọng và rút khỏi đàm phán

(CLO) Theo các quan chức, lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 44 người ở Gaza và 31 người ở Lebanon vào thứ Bảy, bao gồm sáu nhân viên cứu...

Ăn đào có béo không? Những lưu ý quan trọng khi ăn đào

Đào là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều thông tin về loại quả này không phải ai cũng...

Mới nhất