Trang chủNewsNhân quyềnASEAN với vấn đề an ninh con người

ASEAN với vấn đề an ninh con người


Trong những năm gần đây, vấn đề an ninh con người đã trở thành một trong vấn đề trọng tâm của ASEAN bởi tinh thần cốt lõi của ASEAN là “lấy người dân làm trung tâm và hướng đến người dân”, đây cũng là mục tiêu và động lực của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

ASEAN với vấn đề an ninh con người
Các đại biểu dự phiên đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), ngày 11/7. (Ảnh: Tuấn Anh)

Vấn đề “an ninh con người” trong quá trình phát triển của ASEAN

Kể từ khi thành lập, vấn đề an ninh con người đã là một trong những nội dung then chốt của ASEAN và là một trong những đích hướng tới của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC). ASEAN đã thực hiện khái niệm “an ninh” trong Chiến tranh Lạnh, mặc dù Tuyên bố Bangkok không đề cập rõ ràng từ “an ninh”.

Vào thời điểm đó, hợp tác khu vực trong lĩnh vực an ninh được nhấn mạnh vào hợp tác trong lĩnh vực quân sự đồng thời duy trì nguyên tắc chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp như được quy định trong Hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC) năm 1976.

Với sự chuyển dịch quan niệm về an ninh, chính sách hiện nay của ASEAN không chỉ tập trung vào quan niệm an ninh truyền thống mà còn hướng đến lĩnh vực an ninh phi truyền thống, mặc dù nội dung này không được nêu rõ trong Hiến chương ASEAN.

Do vậy, vấn đề an ninh con người không thuần túy là vấn đề an ninh mà còn liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Điều này được bao hàm trong nội dung quy định tại Điều 8 Hiến chương ASEAN trên nguyên tắc an ninh tổng thể.

Bên cạnh đó, thiên tai được coi như một vấn đề an ninh con người quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Trong Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng chính trị và an ninh ASEAN (APSC), việc đề cập khái niệm an ninh phi truyền thống được liệt kê trong mục 9 của chương về đặc điểm và các thành tố của APSC.

Vấn đề quản lý thảm họa được nhắc đến rõ ràng trong đặc điểm thứ hai, đó là khu vực gắn kết, hòa bình và kiên định với trách nhiệm chung về an ninh toàn diện.

Một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong quản lý thiên tai ở ASEAN sau khi Hiến chương ASEAN được ban hành là việc thông qua Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER) vào năm 2009, mặc dù hiệp định này được đưa ra từ năm 2005.

Để thực hiện chức năng này, ASEAN đã thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai (Trung tâm AHA) bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2011, có chức năng điều phối quản lý thiên tai trong ASEAN.

Trong những năm gần đây, do nhu cầu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên của khối cũng đã từng bước điều chỉnh cách tiếp cận an ninh của mình, coi yếu tố con người là một trong những thành tố chính cấu thành an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập khu vực và thế giới.

Điều này được thể hiện qua bản Hiến chương ASEAN được thông qua tháng 11/2007 và trong các chương trình phát triển quốc gia của các nước thành viên.

Việc thông qua Hiến chương ASEAN trong đó nhấn mạnh vấn đề an ninh con người như trong tuyên bố: “Tuân thủ các nguyên tắc về dân chủ, pháp quyền và quản trị tốt, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản” (tại Mục 9 của Lời nói đầu), và việc thiết lập cơ quan nhân quyền, phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người, đã minh chứng cho việc ASEAN từng bước khẳng định vai trò của an ninh con người.

Sự ra đời của AC và khẳng định mục tiêu của xây dựng cộng đồng hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm là minh chứng rõ nhất đối với tầm quan trọng của vấn đề an ninh con người đối với mục tiêu phát triển của ASEAN.

Trở ngại của “Phương cách ASEAN” trong giải quyết thách thức an ninh con người

ASEAN ban đầu được thành lập với mục đích bảo đảm an ninh cho khu vực Đông Nam Á và không nhằm mục đích hội nhập các lĩnh vực kinh tế của các quốc gia thành viên hoặc thành lập các tổ chức siêu quốc gia. ASEAN tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, cụ thể là bằng việc đưa ra tuyên bố về Khu vực hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) năm 1971 và thứ hai, trong Hội nghị Bali năm 1976 đã tạo ra TAC.

ASEAN tìm cách tạo ra sự ổn định quốc phòng và an ninh khu vực bằng cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế và văn hóa. Vào thời điểm đó, hợp tác khu vực trong lĩnh vực an ninh tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực quân sự đồng thời duy trì nguyên tắc không can thiệp và chủ quyền quốc gia như đã đề ra trong TAC năm 1976.

Nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp được đặt ra trong TAC đã trở thành cơ sở pháp lý cho các cơ chế của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á cũng như trong ứng xử với các quốc gia thành viên.

Cơ chế này của ASEAN được gọi là “Phương cách ASEAN”, là cốt lõi của văn hóa an ninh ASEAN bao gồm một số yếu tố, đó là: bình đẳng về chủ quyền, không sử dụng vũ lực, không can thiệp của ASEAN vào các xung đột song phương, thực hiện ngoại giao thầm lặng, tôn trọng lẫn nhau và khoan dung.

Bản thân khái niệm Phương cách ASEAN là một nguyên tắc phát triển và bắt nguồn từ truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là ở Indonesia trong việc giải quyết một vấn đề, cụ thể là nguyên tắc thảo luận và đồng thuận.

Có thể thấy, nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp là trọng tâm của “Phương cách ASEAN” (ASEAN Way). Nguyên tắc này được các nước thành viên ASEAN ở khu vực Đông Nam Á thực thi rất mạnh mẽ.

Trong một số trường hợp chẳng hạn như trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau hay việc giải quyết các xung đột xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên ASEAN, nguyên tắc này được coi là kim chỉ nam khá hữu hiệu để ngăn chặn những xích mích nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia này.

Tuy nhiên, nếu liên quan đến việc xử lý vấn đề an ninh con người ở Đông Nam Á, đặc biệt là ứng phó với thiên tai, việc áp dụng nguyên tắc quốc gia chủ quyền và tuyệt đối không can thiệp vào Đông Nam Á của các nước thành viên ASEAN còn có những thách thức nhất định.

Mặc dù ASEAN nhận thức sâu sắc vai trò của “an ninh con người” ở khu vực, nhưng gặp phải thách thức mang tính cốt lõi nhằm bảo đảm vấn đề an ninh con người, đó chính là “Phương cách ASEAN” với nguyên tắc cốt lõi là “chủ quyền nhà nước” và “không can thiệp”.

Điểm yếu của “Phương cách ASEAN” với tư cách là “Cơ chế ASEAN trong quản lý thiên tai ở khu vực Đông Nam Á” chính là nguyên tắc nhà nước chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý thiên tai xảy ra trên một địa bàn của đất nước. Nhà nước có trách nhiệm tuyệt đối trong việc bảo vệ công dân của mình bị ảnh hưởng bởi thiên tai bằng cách bảo đảm thực hiện các quyền con người.

Song, nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối của Nhà nước và không can thiệp theo “Phương cách ASEAN” sẽ không thành công trong giải quyết các vấn đề an ninh con người, đặc biệt là trong trường hợp thiên tai lớn ở biên giới quốc gia cũng như khi xung đột vũ trang xảy ra khiến đất nước không thể hoặc không sẵn sàng xử lý.

Điều này cũng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về quan điểm và mục tiêu giữa khái niệm “Phương cách ASEAN” và khái niệm an ninh con người, thể hiện ở một số điểm như:

(i) “Phương cách ASEAN” nhấn mạnh rằng đối tượng của an ninh là các quốc gia-dân tộc có chủ quyền và trong một số trường hợp là “các dân tộc” của Đông Nam Á. Mặt khác, “an ninh con người” nhấn mạnh đối tượng là cá nhân;

(ii) “Phương cách ASEAN” xác định quốc gia-dân tộc là người bảo đảm an ninh thích hợp, người thực thi an ninh, trong khi “an ninh con người” xác định cộng đồng toàn cầu là người bảo đảm an ninh;

(iii) “Phương cách ASEAN” thúc đẩy sự hợp tác dần dần và tự nguyện của các quốc gia nhằm đạt được an ninh toàn diện, trong khi “an ninh con người” ủng hộ hành động quyết định ngắn hạn và trung hạn có hoặc không có sự hợp tác của quốc gia này với quốc gia khác.

Các đại biểu tham dự cuộc họp lần thứ 37 Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền từ ngày 22-26/5 tại Bali, Indonesia. (Nguồn: asean.org)
Các đại biểu tham dự cuộc họp lần thứ 37 Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền từ ngày 22-26/5 tại Bali, Indonesia. (Nguồn: asean.org)

Triển vọng của ASEAN đối với vấn đề an ninh con người

Mặc dù ASEAN có những trở ngại nhất định trong việc giải quyết vấn đề an ninh con người, song khối này cũng có nhiều triển vọng trong việc thúc đẩy bảo đảm an ninh con người ở khu vực. Chẳng hạn như, ASEAN có thể tận dụng các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt tại khu vực để thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong vấn đề an ninh con người.

Ví dụ điển hình là khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, ASEAN cũng đã tương đối thành công trong việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong việc ứng phó với đại dịch và phục hồi sau đại dịch.

Bên cạnh đó, ASEAN có thể phát huy các cơ quan của mình trong việc bảo đảm an ninh con người. Chẳng hạn như cơ quan ASEAN có thẩm quyền trong vấn đề ứng phó với thiên tai ở khu vực là Trung tâm hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA).

Ngoài ra, cũng cần tăng cường vai trò của Tổng thư ký ASEAN (biểu hiện của ASEAN dưới hình thức một tổ chức quốc tế độc lập và phân biệt với các nước thành viên) trong các tình huống ứng phó khẩn cấp nhân đạo.

Hiện tại, vai trò của Tổng thư ký ASEAN vẫn thuộc quyền kiểm soát của các nước thành viên, giới hạn ở vai trò điều phối viên hỗ trợ nhân đạo trong ứng phó thiên tai. Tổng thư ký ASEAN có thể đóng vai trò tích cực hơn trong quá trình bảo đảm an ninh con người ở khu vực Đông Nam Á.

Chẳng hạn như, Tổng thư ký ASEAN có thể ra quyết định nhanh chóng và hợp tác với các bên khác trong việc tìm kiếm và tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo cho các nước thành viên bị thiên tai trong trường hợp nước đó không có khả năng hoặc không sẵn sàng ứng phó. Điều này chỉ được thực hiện như một hình thức bảo đảm cho việc thực hiện các quyền con người của nạn nhân thiên tai.

Ngoài ra, ASEAN có thể phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập tháng 10/2009 như một cơ quan tham vấn của ASEAN. Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ Nhân quyền, hợp tác khu vực về nhân quyền trong các thành viên của ASEAN.

Vấn đề an ninh con người là một trong những vấn đề then chốt của ASEAN, nhất là đối với tương lai phát triển của Cộng đồng ASEAN hướng tới con người, lấy người dân làm trung tâm. ASEAN phải ưu tiên bảo đảm tự cung, tự cấp lương thực và an ninh trong khu vực thông qua các giải pháp sáng tạo để đạt được an ninh con người tổng thể.

Đồng thời, vấn đề an ninh con người cũng là một trong những nội dung quan trọng mà Việt Nam đang hướng tới theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đảng ta xác định: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người”.

Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XIII có nhiệm vụ “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”…

Cho nên, làm rõ vấn đề an ninh con người đối với ASEAN góp phần thúc đẩy sự gắn kết giữa Việt Nam và ASEAN trong mục tiêu phát triển chung của khu vực.

Điểm yếu của “Phương cách ASEAN” với tư cách là “Cơ chế ASEAN trong quản lý thiên tai ở khu vực Đông Nam Á” chính là nguyên tắc nhà nước chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý thiên tai xảy ra trên một địa bàn của đất nước. Nhà nước có trách nhiệm tuyệt đối trong việc bảo vệ công dân của mình bị ảnh hưởng bởi thiên tai bằng cách bảo đảm thực hiện các quyền con người. Song, nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối của Nhà nước và không can thiệp theo “Phương cách ASEAN” sẽ không thành công trong giải quyết các vấn đề ANCN, đặc biệt là trong trường hợp thiên tai lớn ở biên giới quốc gia cũng như khi xung đột vũ trang xảy ra khiến đất nước không thể hoặc không sẵn sàng xử lý.

(*) Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

(**) Học viện An ninh Nhân dân





Nguồn

Cùng chủ đề

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin làm cố vấn về ASEAN

(CLO) Ngày 16/12, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra làm "cố vấn cá nhân" không chính thức để hỗ trợ Malaysia trong vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Quyết liệt và hành động vì một cộng đồng không ma túy

(Dân Sinh) - "Vì cộng đồng không ma túy" là chủ đề chính sự kiện truyền thông về phòng, chống ma túy vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tối 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Nhà hát Kịch Việt Nam và Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Người mua lỗ 8 triệu, SJC và nhẫn trơn giảm tiếp?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng. Tới 19h30' tối 20/12 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.605 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2025...

Chung niềm đam mê” – Hành trình qua ống kính

(NADS) - Chiều ngày 19/12, Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh “Chung niềm đam mê”. Triển lãm các tác phẩm của ba tác giả: Đặng Quốc Hùng, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Ngọc Việt. ...

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Chàng shipper nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm