Trang chủChính trịNgoại giaoASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ

ASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ


Trong nhiều dịp chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Kao Kim Hourn, Tổng thư ký ASEAN khẳng định sức sống bền bỉ và vươn lên mạnh mẽ của ASEAN trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc định hình ASEAN ngày nay.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam, tháng 4/2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam, tháng 4/2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đoàn kết, vững vàng từ bên trong

Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh, thành tựu nổi bật nhất của ASEAN sau gần 6 thập kỷ, là duy trì được hòa bình và an ninh, cũng như việc mở rộng thành 10 nước, và sắp tới là 11 nước với việc kết nạp Timor-Leste, qua đó quy tụ toàn bộ khu vực Đông Nam Á thành một cộng đồng.

Theo Tổng thư ký ASEAN, vốn được thành lập trong giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Lạnh, đến nay, ASEAN có vai trò mạnh mẽ trong khu vực và toàn cầu, giữ vị thế trung tâm trong các cấu trúc khu vực và hiện cũng có tư cách pháp nhân với việc thông qua Hiến chương ASEAN vào năm 2008.

“Việc 10 quốc gia thành viên hiện đều có Đại sứ – Đại diện thường trực tại ASEAN, bên cạnh Đại sứ của các nước đối tác đối thoại và Đại sứ kiêm nhiệm của hàng loạt nước khác cho thấy ASEAN đang phát triển mạnh mẽ trên khía cạnh quan hệ ngoại giao. Xét về mặt cộng đồng, ASEAN chứng kiến các hoạt động kết nối, giao lưu nhân dân ngày càng tăng; công dân ASEAN hiện có thể đi lại tự do trong khu vực mà không cần thị thực”, Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh.

Rõ ràng “con thuyền” ASEAN đang tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ. Tuy vậy, Tiến sĩ Kao Kim Hourn cho rằng ASEAN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình toàn cầu, do đó, ASEAN không chỉ hướng nội mà cũng cần phải hướng ngoại. Hơn bao giờ hết, ASEAN cần phải giữ vững vai trò trung tâm, củng cố các mối quan hệ đối tác, các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt.

Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt có thể kể đến Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các cơ chế ASEAN+3, ASEAN+1, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)… Tổng thư ký ASEAN cho rằng điều quan trọng là các đối tác phải tham gia và ủng hộ các giá trị cốt lõi của ASEAN.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp khó lường như hiện nay, để giữ vững được vai trò trung tâm, theo Tiến sĩ Kao Kim Hourn, ASEAN phải đoàn kết nội khối và duy trì được những nguyên tắc nòng cốt để ASEAN thực sự mạnh từ bên trong. Những giá trị và nguyên tắc cốt lõi quan trọng mà Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh là sự đồng thuận khi ASEAN đưa ra quyết định. Bên cạnh đó là nguyên tắc đoàn kết, thống nhất. ASEAN cũng cần duy trì nguyên tắc minh bạch, cởi mở và bao trùm. Lý do là sự minh bạch, cởi mở và bao trùm sẽ giúp kiến tạo lòng tin và hiện tại ASEAN cần rất nhiều lòng tin trong khu vực.

“Chúng ta không thể cho phép tình trạng thiếu hụt lòng tin diễn ra. Vì vậy, ASEAN phải không ngừng hợp tác với tất cả các đối tác để có thể duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Đồng thời, chúng ta phải hướng tới bảo đảm rằng Đông Nam Á hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt”, Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan vừa qua tại Lào diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo Tổng thư ký ASEAN, các nước thành viên ASEAN đã đồng thuận trên nhiều vấn đề, chứng tỏ đoàn kết và tin cậy như một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của ASEAN; thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế số, chuyển đổi xanh, tăng cường kết nối khu vực về hạ tầng, thể chế và con người…

Các nước đã dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ quan điểm và lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, Myanmar, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và xung đột Nga – Ukraine. Trong thời gian diễn ra hội nghị, nhiều văn kiện, sáng kiến đã được thúc đẩy như Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Anh, Quỹ Tương lai số ASEAN – Ấn Độ, Sáng kiến Xanh và Gói kết nối bền vững ASEAN – EU…

ASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ

Chiều ngày 22/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, tại Học viện Ngoại giao diễn ra phiên Đối thoại trực tiếp giữa Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và thanh niên ASEAN với chủ đề: “Thanh niên ASEAN – Tương lai ASEAN: Vai trò của thanh niên trong định hình tương lai của ASEAN”. Trong ảnh: Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chụp ảnh selfie cùng các đại biểu tham dự. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hòa mình vào “sứ mệnh” chung

Năm 2025 kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Nhìn lại chặng đường gần ba thập kỷ, Tổng thư ký ASEAN cho rằng Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của ASEAN, nổi bật là 3 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN (các năm 1998, 2010, 2020). Có nhiều văn kiện mang tính bước ngoặt của ASEAN mang tên Việt Nam như Kế hoạch hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn sau năm 2025 của Cộng đồng ASEAN, cùng nhiều văn kiện khác được các nước thành viên ASEAN đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký ASEAN còn nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Tiến sĩ Kao Kim Hourn cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng với ASEAN và là một trong những “sứ mệnh” quan trọng nhất của ASEAN. Việt Nam có cách tiếp cận đối thoại và ngoại giao. Gần đây nhất, tháng 4/2024, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn tương lai ASEAN, một sáng kiến của Việt Nam và lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại và ngoại giao.

Mặc dù là kênh ngoại giao 1.5 nhưng Diễn đàn Tương lai ASEAN đã đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo cho những bước phát triển tiếp theo của ASEAN, đóng góp vào sự phát triển, thịnh vượng chung của khu vực trong bối cảnh một thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

“Trong trụ cột kinh tế – Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam cũng là một nhân tố chủ chốt”, Tổng thư ký ASEAN khẳng định. Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực. Kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và vươn mình mạnh mẽ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển chung của Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển của cả khu vực ASEAN, đưa nền kinh tế của ASEAN ngày càng lớn mạnh.

“Tôi ấn tượng trước sự phát triển của Việt Nam, đưa rất nhiều người dân thoát khỏi đói nghèo. Trong 29 năm qua, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng đáng kể. Đó là cú hích lớn, một đóng góp quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của ASEAN”, Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh.

“Trong quá trình phát triển, ASEAN phải duy trì các giá trị và nguyên tắc cốt lõi của mình vì đây là một phần bản sắc của ASEAN. Một giá trị và nguyên tắc cốt lõi quan trọng là sự đồng thuận khi ASEAN đưa ra quyết định. Bên cạnh đó là nguyên tắc đoàn kết, thống nhất. ASEAN mạnh khi đoàn kết”. Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Trong trụ cột Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, theo Tiến sĩ Kao Kim Hourn, Việt Nam cũng tham gia rất tích cực thông qua những nỗ lực thúc đẩy kết nối giao lưu giữa người dân với người dân, tăng cường hợp tác y tế cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai… “Có nhiều lĩnh vực trong đời sống tưởng là nhỏ nhặt và chúng ta thường dễ bỏ qua. Tuy nhiên, chúng lại rất quan trọng vì liên quan đến cuộc sống, tính mạng của người dân. Hợp tác không chỉ có lợi cho người dân Việt Nam mà là người dân trong cả cộng đồng”, ông Kao Kim Hourn khẳng định. Thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực trong thúc đẩy hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mekong, thu hẹp khoảng cách phát triển vì phát triển bao trùm, bền vững, nhất là trong các dự án kết nối hạ tầng chiến lược, giúp tạo chuyển biến tích cực về kinh tế – xã hội tại các tiểu vùng nghèo, chậm phát triển của ASEAN.

Tiến sĩ Kao Kim Hourn cho rằng cũng như các thành viên khác trong ngôi nhà chung, vai trò của Việt Nam là truyền tải những câu chuyện của ASEAN và tiếng nói của ASEAN. “Tôi nghĩ Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc định hình ASEAN ngày hôm nay, không chỉ trong cộng đồng hay khu vực mà cả vai trò của ASEAN trên trường quốc tế hay trong quan hệ với các đối tác như Liên hợp quốc. Chúng tôi rất mong đợi được thấy Việt Nam tiếp tục tăng cường vai trò và vị thế quốc tế, đóng góp vào sự phát triển chung của ASEAN”, Tổng thư ký khẳng định.





Nguồn

Cùng chủ đề

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin làm cố vấn về ASEAN

(CLO) Ngày 16/12, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra làm "cố vấn cá nhân" không chính thức để hỗ trợ Malaysia trong vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2025. ...

ASEAN đang trở thành chủ thể kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng

Với vị thế của ASEAN, Australia đang tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế, không chỉ nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ đối tác để bảo vệ chủ nghĩa đa phương và trật tự thương mại dựa trên luật lệ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Cùng chuyên mục

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Fed đau đầu “dè chừng” loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội...

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Mới nhất

Nhiều thay đổi trong xu hướng du học Mỹ 2025

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, Phoebe Trần đã bật mí xu hướng, cách lựa chọn trường và kinh nghiệm giành học bổng du học Mỹ năm 2025. ...

Vàng nhẫn tiếp tục “vượt mặt” vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn và vàng trang sức các loại giảm nhưng với biên độ hẹp hơn so với đà lao dốc của vàng miếng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục...

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Cả nhà rủ nhau đi ký họa: Gác bận rộn, ‘vẽ’ niềm vui

Chị em, vợ chồng, con cháu rủ nhau tham gia nhóm vẽ đường phố. Nhờ đó, không chỉ ai cũng biết vẽ, ký họa, hiểu thêm hội họa, thêm yêu các góc phố, mà còn quan trọng nữa là nuôi dưỡng những gắn kết gia đình giữa...

Mới nhất