Trang chủChính trịNgoại giaoASEAN tăng tốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

ASEAN tăng tốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đến nay, cả những người ủng hộ và từng nghi ngờ đều đồng ý rằng, ASEAN hiện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. (Nguồn: Báo Công thương)
Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Công thương)

ASEAN là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2022. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế thế giới tuột dốc xuống 3,1%, nhưng tăng trưởng của ASEAN vẫn đạt 4,7%, theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hậu đại dịch Covid-19, giữa bối cảnh bất định của thế giới, bức tranh kinh tế các nước Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực, các nền kinh tế ASEAN vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Kết nối và tự cường

Trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN vẫn được dự báo rất tích cực, đặc biệt ở một số thị trường tiêu dùng lớn ở Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia, nhờ nhu cầu ổn định và hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được cải thiện. Dự kiến, xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng dần, sau khi xuất khẩu ở nhiều quốc gia công nghiệp châu Á sụt giảm đáng kể trong năm 2023, do sự suy yếu ở các thị trường tiêu dùng trọng điểm.

Tại nơi được coi là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, các nền kinh tế thành viên ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam thường cung cấp các lựa chọn thay thế tốt nhất – trong bối cảnh gia tăng “cuộc chiến” thương mại Mỹ – Trung Quốc; các công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất, hướng tới các địa điểm sản xuất rẻ hơn với mức lương cạnh tranh.

Gần đây nhất, báo cáo Triển vọng Đông Nam Á 2024-2034 (công bố ngày 1/8) còn dự báo, Đông Nam Á có thể vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 năm tới, nhờ lợi thế nội khối và sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, môi trường chiến lược mà ASEAN đang hoạt động đã thay đổi đáng kể so với 10 hoặc 15 năm trước. Cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn, đại dịch Covid-19, chiến tranh và vấn đề an ninh ở các khu vực quan trọng của thế giới, cũng như cách các quốc gia ứng phó với nền kinh tế toàn cầu ngày càng phân mảnh, đều dẫn đến sự gián đoạn liên tục trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Động lực kép”

Chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế trong ASEAN dựa trên ba “nền tảng” cơ bản là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN và Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, liên tục được tinh chỉnh và cải thiện theo thời gian, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa tất cả các thỏa thuận kinh tế trong khối. Nhưng để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế khu vực, ASEAN vẫn đang hoàn thiện các chương trình làm việc theo Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 – tập trung cải thiện kết nối vật lý, thể chế và con người với con người, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng, điều hòa chính sách và phát triển nguồn nhân lực…

Năm 2024, các nước thành viên thông qua 14 sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế (PED) do Lào đưa ra trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2024, dưới chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”. Các sáng kiến ưu tiên hợp tác trên lĩnh vực kinh tế tập trung vào ba định hướng chính: Hồi phục và kết nối các nền kinh tế; kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững; và chuyển đổi hướng đến tương lai số.

Các PED của năm 2024 được giới phân tích nhận định, vừa bao gồm các nội dung mang tính kế thừa, tiếp nối thành quả của ASEAN trong năm 2023, vừa tính đến các nội dung, vấn đề mới. Đáng chú ý, nhiều lĩnh vực trong thương mại và một số lĩnh vực khác đã được thống nhất trong các ưu tiên thường niên năm 2024 như: thương mại hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại, hải quan, thương mại dịch vụ và di chuyển thể nhân, đầu tư tài chính, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử; doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa…

Theo Bernama, hãng thông tấn quốc gia Malaysia, phát biểu tại hội nghị “Tầm nhìn 2045: Kỷ nguyên ASEAN” tại Malaysia ngày 6/8, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Satvinder Singh đưa ra nhận định, ASEAN đang tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, từ vị trí thứ năm ở thời điểm hiện tại, với môi trường kinh tế vĩ mô đạt những tiến bộ quan trọng. GDP đã tăng vọt 51% đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD năm 2015.

Phó Tổng thư ký Singh cho rằng, nhận định trên càng được củng cố hơn nữa nhờ giao dịch thương mại khu vực tăng lên 3.500 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 2.300 tỷ USD vào năm 2015, giúp tăng đáng kể thu nhập bình quân đầu người. Điều này phản ánh cam kết bền bỉ của ASEAN trong việc trở thành một khu vực kinh tế mở cho thương mại và đầu tư toàn cầu, vốn đã được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, điều quan trọng là ASEAN đang nằm trong số rất ít khu vực trên thế giới có giao dịch thương mại gần bằng GDP. Giá trị giao dịch thương mại lớn nhất không phải là trao đổi thương mại giữa ASEAN với các cường quốc kinh tế như Trung Quốc hay Mỹ, mà là thương mại nội khối, đạt khoảng 800.000 tỷ USD.

Hãng Bernama dẫn phân tích của ông Singh cho rằng, ASEAN đã “tăng tốc” để trở thành khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới, cũng như đẩy mạnh giao dịch với khu vực khác và các đối tác lớn, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Đây là sự độc đáo của các nền kinh tế ASEAN, không giống EU hay Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) – hầu hết các quốc gia đều giao thương với nhau chứ không phải với các khu vực khác.

Trên con đường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập, điểm hấp dẫn của ASEAN hiện nay là cập nhật chuyển đổi các công nghệ tiên tiến, như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật… Theo một số dự báo, trong những năm tới, chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty có lượng khí thải carbon thấp và các hoạt động có giá trị cao nhiều khả năng sẽ nằm ở các nước ASEAN. Một số ngành sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, bao gồm chất bán dẫn, nông nghiệp, thiết bị dữ liệu cũng như khoáng sản và các ngành công nghiệp kim loại.

Đánh giá sức hút của ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, Báo cáo của Ngân hàng OCBC (Singapore) cho rằng, xu hướng chuyển đổi hướng đầu tư là do sự đa dạng hóa mạng lưới cung ứng khu vực và toàn cầu. Nhưng những cải cách mạnh mẽ và môi trường vĩ mô đáng khích lệ trong khu vực đang làm tăng vị thế của ASEAN như một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Các dòng vốn FDI vào ASEAN tăng lên 236 tỷ USD vào năm 2023, tăng 24% so với mức trung bình hàng năm là 190 tỷ USD (giai đoạn 2020-2022). “Động lực kép” – FDI tăng và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sẽ tiếp tục tạo đòn bẩy cho Đông Nam Á trong quá trình phục hồi thương mại toàn cầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/asean-tang-toc-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau-281921.html

Cùng chủ đề

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Sáng 2/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Phát biểu tại Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực; tổng mức bán...

Thách thức kinh tế 2025

Trong khi việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2024 đã gần như rất rõ ràng, với tăng trưởng GDP nhiều khả năng đạt 7%, thậm chí cao hơn nếu như trong những ngày cuối cùng của tháng 12/2024, các cấp ngành, các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để tăng tốc, về đích, thì chặng đường của năm 2025 đang là một thách thức lớn. Trong khi việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2024...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp Hội Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2030". (Ảnh: Lê Hồng) ...

Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức “không mong muốn”

Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào danh sách các tổ chức "không mong muốn".

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức “không mong muốn”

Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào danh sách các tổ chức "không mong muốn".

Lo “bão” thuế quan từ ông Trump, Italy kêu gọi EU cởi mở, ngăn chặn các tranh chấp thương mại

Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Mỹ.

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Mới nhất

Sếp VietinBank làm Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước

(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, trao các quyết định của Thống đốc về việc bổ nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao....

Người dân “đau đầu” vì đàn khỉ hoang hơn 60 con

(NLĐO) - Chính quyền địa phương đã có báo cáo, nhờ các đơn vị tìm giải pháp khắc phục tình trạng đàn khỉ thường xuyên cắn phá...

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22. Theo South China Morning Post ngày 18/12, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22....

Mới nhất