Trang chủChính trịNgoại giaoAPEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC – khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu.  (Nguồn: CGTN)
APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. (Nguồn: CGTN)

Tròn 35 năm qua, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất là Đông Á và Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa đã duy trì vai trò là cơ chế hợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Đan xen và chặt chẽ

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Peru Elmer Schialer cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Peru tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024, cùng một phái đoàn 400 doanh nhân, đẩy mạnh các hợp tác đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ; đồng thời ký một thỏa thuận thương mại tự do phiên bản nâng cấp, nhằm thúc đẩy hiệu quả thương mại giữa hai nước.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Peru, thương mại song phương Trung Quốc – Peru đạt gần 36 tỷ USD vào năm 2023. Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của nước chủ nhà APEC 2024, vì vậy, họ tin rằng, “phiên bản nâng cấp” sẽ tối ưu hóa thỏa thuận cũ (ký năm 2009) thúc đẩy động lực giao thương ít nhất 50%.

Tự do hóa thương mại và đầu tư vì mục đích tăng trưởng bền vững, hợp tác toàn diện và trân trọng các lợi ích chung giữa các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vốn là trọng tâm chính trong các chương trình nghị sự của APEC ngay từ khi chính thức “khai sinh” vào năm 1989, tiếp tục kế thừa đến APEC Peru 2024 và còn xa hơn nữa…

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quốc tế, xét trên khía cạnh là một diễn đàn rộng lớn nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, hợp tác kinh tế APEC khó hiệu quả khi hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và không có bất kỳ thỏa thuận ràng buộc pháp lý nào.

Trên thực tế, có thể mục tiêu tự do hóa thương mại của Tuyên bố Bogor, cũng như việc triển khai Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) vào năm 2025 chưa đạt tiến độ như kỳ vọng, nhưng cũng giống như “cặp” Trung Quốc – Peru nói trên, những năm qua “sợi dây ràng buộc” giữa các thành viên APEC vẫn ngày càng chặt chẽ, dựa trên đa dạng các mối quan hệ kinh tế đan xen lẫn nhau, giao thoa và tự điều chỉnh trên con đường tự do hóa thương mại.

Và không chỉ tồn tại hợp tác song phương, hàng loạt hiệp định thương mại đa phương (RCEP, CPTPP, AFTA…) giữa các thành viên APEC cũng đã và đang giữ vai trò rất lớn, củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong khu vực. Các con đường thương mại có thể giao thoa, cũng có thể là song song nhưng đều tiến tới tự do hóa thương mại khu vực và đang cho thấy là hướng đi đúng đắn cho hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã có các hiệp định thương mại tự do với 15 nền kinh tế APEC. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất đối với 13 nền kinh tế APEC. Tám trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc là các nền kinh tế APEC…

“Xốc lại” tiến trình hợp tác

Trở lại Hội nghị thượng đỉnh năm 1994, APEC đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt được chế độ thương mại và đầu tư tự do tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên có nền kinh tế phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên có nền kinh tế đang phát triển.

Năm tiếp sau, APEC đã quyết tâm thông qua Chương trình nghị sự hành động Osaka – một kế hoạch thực hiện các mục tiêu của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật… Nhưng kể cả từ khi có những cam kết này, hiệu quả hợp tác APEC vẫn bị đánh giá hạn chế. Đến nay, APEC vẫn chỉ được đánh giá cao về thành công trong việc đề ra các “chương trình hành động”, còn việc thực hiện vẫn khó khăn.

Một trong những thách thức lớn nhất là sự nổi lên của xu hướng bảo hộ mậu dịch và các biện pháp phi thuế quan có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ trở thành rào cản đối với quá trình tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế trong khu vực, đi ngược với tinh thần cốt lõi của APEC là giương cao ngọn cờ tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dù kinh tế toàn cầu và khu vực APEC vẫn có xu hướng tăng trưởng nhưng trong dài hạn sẽ thấp hơn các thập kỷ trước đây, xuất phát từ những cản trở do năng suất thấp và bất bình đẳng tăng lên, khi nhiều đối tượng bị bỏ lại phía sau, như một số nền kinh tế đang phát triển, khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hay lao động nữ…

Bất bình đẳng gia tăng cũng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. Tính đa dạng và phức tạp của khu vực với các nền kinh tế có cơ cấu, cũng như trình độ phát triển rất khác nhau, kéo theo những ưu tiên phát triển kinh tế, cách đề cập đối với các lĩnh vực hợp tác của các thành viên cũng khác nhau. Do tính chất không bắt buộc của các cam kết nên trong quá trình thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư, hợp tác kỹ thuật, sẽ nảy sinh những khó khăn và bất đồng.

Các yếu tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, môi trường, an ninh… cũng sẽ có những tác động nhất định đến hợp tác kinh tế giữa các thành viên, cũng như tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 (9-16/11) tại thủ đô Lima của Peru được đánh giá “mang tính bước ngoặt” – cơ hội để các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên “xốc lại” tiến trình hợp tác nhằm đạt được hiệu quả và hiệu lực cao hơn trong tự do hóa hơn nữa thương mại, đầu tư.

Trong bối cảnh mới, chủ nhà APEC Peru tiếp tục đặt mục tiêu thông qua Lộ trình Lima 2024 về quá trình chuyển đổi kinh tế và giới thiệu Tuyên bố Ichma mới nhằm thúc đẩy FTAAP, trong đó, gửi thông điệp mạnh mẽ về sự tận tâm của APEC trong giải quyết các thách thức toàn cầu và thúc đẩy Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 về xây dựng cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.





Nguồn: https://baoquocte.vn/apec-giu-vung-ngon-co-tu-do-hoa-thuong-mai-293717.html

Cùng chủ đề

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần...

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa đơn phương

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu đã phát biểu tại Hội nghị CEO APEC trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 rằng chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ cần phải bị loại bỏ để ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế...

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 3 nguyên tắc và 4 giải pháp để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả tại Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với các khách mời. Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời - Ảnh: TTXVN Sáng 15-11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát...

Thông điệp của Chủ tịch nước Lương Cường đến các doanh nghiệp hàng đầu APEC

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, sự phát triển của Việt Nam sẽ đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp với những ưu đãi ít nơi có được. Sự phát triển của...

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35). Hội nghị do Ngoại trưởng Pê-ru Elmer Schialer và Bộ trưởng Ngoại thương - Du lịch Peru Desilú León đồng chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ bổ nhiệm trưởng đoàn ngoại giao tại Cuba

Ngày 15/11, Đại sứ quán Mỹ tại Cuba thông báo, nhà ngoại giao kỳ cựu Mike Hammer bắt đầu đảm nhiệm vị trí Trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Havana.

Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump

Ngày 15/11, Nga - nhà cung cấp uranium làm giàu lớn nhất thế giới - tuyên bố đã áp đặt các hạn chế tạm thời đối với việc xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ.

Nét hấp dẫn của đất nước hình chiếc ủng

Các đại biểu cắt băng khai mạc chuỗi sự kiện của Tuần lễ ẩm thực Italy tại Việt Nam lần thứ 9. (Ảnh: Lê Lai) Ngày 15/11 tại Hà Nội, Cơ quan Thương mại Italy phối hợp với MM Mega Market đơn vị tổ chức triển lãm “Hương vị Italy”, chính thức khai mạc chuỗi sự kiện Tuần...

Tìm hiểu các di sản văn hóa đặc sắc tại Liên hoan Du lịch, Ẩm thực

Tối 14/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực - Làng nghề Bắc Ninh năm 2024.

Lần đầu tiên sau 2 năm, Tổng thống Hàn Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc, khó bỏ qua Triều Tiên?

Ngày 15/11, tại thủ đô Lima của Peru, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024.

Bài đọc nhiều

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Cùng chuyên mục

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần...

Lo ngại cầu yếu từ Trung Quốc, giá dầu lao dốc hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 16/11, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc yếu và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chậm tốc độ cắt giảm lãi suất.

Giá heo hơi ổn định tại 3 miền; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thị trường heo hơi duy trì ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, ngoài Hà Nội và Phú Thọ đang giao dịch ở ngưỡng 64.000 đồng/kg, giá khảo sát trên các địa phương dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg. Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á

Ngày 15/11, Nepal bắt đầu xuất khẩu điện sang Bangladesh, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia thuộc dãy Himalaya này xuất khẩu điện sang một nước thứ ba ngoài Ấn Độ.

Giá cà phê robusta đã ngừng tăng mạnh, hàng Việt có thể tự tin về giá trong cả mùa?

Theo ghi nhận, giá cà phê tươi (hái bán tại vườn) ở mức 21.000-23.000 đồng/kg và cà phê nhân ở mức 105.000-110.000 đồng/kg tùy nơi, tùy loại. Năm 2024 là một năm đặc biệt với ngành hàng cà phê bởi lần đầu tiên giá cà phê robusta Việt Nam xuất khẩu tăng cao kỷ lục, thậm chí cao nhất thế giới - hơn cả giá cà phê arabica, theo Vicofa.

Mới nhất

Làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây đang được đầu tư như thế nào?

Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít (làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây) đang được tỉnh Vĩnh Long nỗ lực đầu tư...

Ngày càng nhiều người trẻ bị suy thận

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó có nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó có nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi. Chiều...

Bão Usagi giật cấp 11

(ĐCSVN) - Trong khi bão Usagi đang gây gió giật cấp 11, trên biển xuất hiện tiếp một cơn bão có tên quốc tế là Man-yi. Dự báo, khoảng 1 giờ ngày 18/11, bão Man-yi ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông với sức gió giật cấp 16.   ...

Mới nhất

Bão Usagi giật cấp 11