Trang chủDestinationsHà NộiÁp lực nguồn vốn trong chuyển dịch ''xanh''

Áp lực nguồn vốn trong chuyển dịch ”xanh”


(HNM) – Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt giữa tháng 5-2023 với nhiều điểm mới, kỳ vọng mở ra bước ngoặt cho ngành điện khi đẩy mạnh phát triển điện sạch, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, quá trình hiện thực hóa các mục tiêu, định hướng phát triển thời gian tới sẽ đi cùng áp lực nguồn vốn lớn.

Công nhân kiểm tra vận hành tại Trạm biến áp 220kV Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Thanh Hải

Thách thức cho chuyển đổi

Quy hoạch điện VIII thể hiện Việt Nam kiên định mục tiêu phát triển xanh và bền vững, ưu tiên các nguồn năng lượng xanh, sạch như năng lượng tái tạo, năng lượng mới (amoniac, hydro)… không phát triển mới nhiệt điện than ngoại trừ những dự án từ quy hoạch cũ. Đồng thời, các dự án sử dụng năng lượng hóa thạch cũng đã và đang được thay thế dần bằng nhiên liệu sạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu trên, theo Quy hoạch điện VIII, ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 tương đương 134,7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119,8 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 14,9 tỷ USD. Trong định hướng giai đoạn 2031-2050, ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2-523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư nguồn điện khoảng 364,4-511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD.

“Như vậy, theo tính toán, trong giai đoạn 2021-2030, mỗi năm chúng ta cần trên 13 tỷ USD và từ giai đoạn 2031-2050 thì lượng vốn hằng năm còn cao hơn. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành điện nói riêng”, Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương Trần Kỳ Phúc nhận định.

Còn theo ông Nguyễn Hà Đức Tùng, chuyên gia phân tích (Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT), Quy hoạch điện VIII đã thống nhất được một phương án “đủ và xanh”, nhưng có thể sẽ khó thực hiện hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh, do sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện giá cao như điện khí và điện năng lượng tái tạo. Trong khi đó, các công nghệ thay thế nhiên liệu đầu vào như hydro, amoniac cho các nhà máy nhiệt điện vẫn chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.

Nhiều phương án huy động nguồn vốn

Để thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII, Chính phủ đã đưa ra 11 nhóm giải pháp cụ thể. Trong đó, để có đủ nguồn lực tài chính, giải pháp đưa ra là đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, bảo đảm cạnh tranh trong thị trường điện.

Cùng với đó, Chính phủ kêu gọi sử dụng hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế, các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh; đồng thời, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện…

Chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm kỳ vọng, khi thị trường điện cạnh tranh được vận hành, mọi rào cản sẽ được xóa bỏ. Giá điện minh bạch do thị trường quyết định, các doanh nghiệp bảo đảm thu đủ chi phí, có lợi nhuận và tự chủ tài chính, từ đó thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện.

“Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo sẽ là động lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; đặc biệt huy động vốn của các hộ dân xây lắp điện mặt trời mái nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu. Đây là một trong những giải pháp xử lý câu chuyện về vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch điện VIII”, ông Nguyễn Bích Lâm nêu.

Còn theo Tiến sĩ Ngô Tuấn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam), Quy hoạch điện VIII tính đến phương án để huy động nguồn vốn, kể cả nguồn tài trợ quốc tế cho phát triển năng lượng tái tạo; trong đó có đấu thầu, các nhà đầu tư nào có năng lực tài chính, kỹ thuật có thể tham gia, không còn cơ chế xin – cho như trước. Chính phủ và Bộ Công Thương cần nhanh chóng đưa ra các cơ chế, chính sách như giá mua điện linh hoạt để các nhà đầu tư tự tính toán khả năng lợi nhuận và tham gia đầu tư phát triển hệ thống điện tại Việt Nam.

“Một nội dung quan trọng là cần phát triển lưới điện đồng bộ với nguồn điện. Thực hiện yêu cầu này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các địa phương nơi có dự án và đặc biệt là sự hợp lực của các nhà đầu tư bởi phát triển lưới điện cũng đòi hỏi huy động nguồn vốn lớn”, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết.

Sau dấu mốc pháp lý quan trọng khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, để từng bước hiện thực hóa quy hoạch, đặc biệt đáp ứng đủ nhu cầu về vốn nêu trên, nhiều chuyên gia kinh tế cùng cho rằng Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện các cơ chế tài chính đặc thù và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện. Các cơ chế này được thực hiện trên quan điểm đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển điện lực.



Nguồn

Cùng chủ đề

EVN đề nghị được giao đầu tư thêm dự án nguồn điện mới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Ngoài ra, EVN đề nghị được giao đầu tư thêm một số nguồn điện mới. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Ngoài ra, EVN đề nghị được giao đầu tư thêm một số nguồn điện mới. ...

Quảng Trị xin bổ sung đến 6.000MW điện gió trên bờ, ngoài khơi

Quảng Trị vừa có văn bản đề xuất bổ sung phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII gửi Bộ Công thương. Quảng Trị định hướng trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung đến năm 2030, theo chủ trương đã được Chính phủ ủng hộ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.Đến nay...

Quảng Trị xin điều chỉnh nhiệt điện than sang khí LNG, tăng công suất lên 1.500MW

Ngày 8-10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho hay Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng vừa ký văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét, chấp thuận việc Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị đổi nhiên liệu than sang khí.Cụ thể, tỉnh xin phép chuyển đổi dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị sang dự án Nhà...

PetroVietnam mở đường thúc đẩy phát triển các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII

Sự kiện PetroVietnam và các đơn vị thành viên ký PPA dự án Nhơn Trạch 3&4 và biên bản ghi nhớ cung cấp LNG cho LNG Quảng Trạch II được đánh giá như cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí trong thời gian tới.

154 dự án điện mặt trời vẫn phải chờ rà soát

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cho rằng, cần có thời gian để rà soát toàn bộ 154 dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII mới đây, Bộ Công thương đã cho hay, Bộ đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), sáng 11-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Ảnh: Dương...

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Triển lãm sách nổi bật 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Sáng 9-10, Triển lãm sách Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các đồng chí lãnh đạo Trung ương,...

Bài đọc nhiều

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Người dùng Việt ưa chuộng Mazda CX-5, Ford Territory

(HNMO) - Trong tháng vừa qua, phân khúc crossover cỡ trung (hạng C) - vốn là nhóm xe bán chạy nhất tại Việt Nam lâu nay - tuy ghi nhận doanh số tổng thể sụt giảm nhưng lại chứng kiến nhiều diễn...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Ngủ trong ô tô thế nào cho an toàn?

(HNMO) - Vụ việc đáng tiếc xảy ra hôm nay (2-6) tại huyện An Lão (Hải Phòng), khi 3 người có dấu hiệu bị ngạt khí trong xe ô tô, trong đó 1 người đã tử vong, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Vì sao giá sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao?

Hiện nay mùa sầu riêng tại Đắk Lắk đã kết thúc. Nhà vườn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch nên giá sầu riêng dự kiến cũng sẽ tăng. Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 8/11...

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế...

Mới nhất