Áp lực điểm số như “giọt nước tràn ly”
Theo nghiên cứu từ năm 2019-2020 với hàng nghìn trẻ từ 10 đến 19 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có hơn 55% trẻ bị sang chấn tâm lý. Trong đó, đến 20% bị áp lực học tập, bên cạnh áp lực gia đình (20,5%) và áp lực trong quan hệ bạn bè (gần 9%). Đây chính là những con số biết nói, phản ánh thực trạng về áp lực điểm số khiến học sinh mệt mỏi và quá tải.
Vì vậy, các bậc phụ huynh và học sinh cần tận dụng những phương án tuyển sinh vừa đảm bảo được sức khỏe và tinh thần thí sinh, vừa giúp các em theo học được ngành mình yêu thích.
Xét tuyển đại học bằng học bạ: Giảm áp lực, tăng cơ hội
Trong tuyển sinh năm 2023, xét tuyển học bạ tiếp tục là một trong những phương thức được nhiều trường đại học lựa chọn, trong đó có Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM). Về điều kiện xét tuyển cụ thể, thí sinh cần tốt nghiệp THPT và đạt một trong các tiêu chí sau:
- Tổng điểm trung bình 3 học kỳ: [1 HK lớp 10 + 1 HK lớp 11 + 1 HK lớp 12] đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học);
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên;
- Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.
Riêng với nhóm ngành thuộc khối Sức khỏe và Giáo dục Mầm non, điều kiện xét tuyển học bạ áp dụng theo quy định chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.
TS. Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng phương thức xét tuyển này giúp các sĩ tử an tâm “về đích sớm” ở đúng ngành học mà bản thân đam mê nhất, và chỉ cần nỗ lực hết mình để đạt kết quả tốt nhất tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì thế, đây được xem như là phương thức tối ưu khi vừa được giảm áp lực thi cử, khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký xét tuyển khá đơn giản, nhanh gọn, nhân đôi cơ hội trúng tuyển, mà thí sinh vẫn chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
TS Cầm chia sẻ thêm, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, khi chọn lựa tổ hợp xét tuyển, các em được chủ động chọn ra tổ hợp lợi thế nhất. Nói cách khác, thí sinh có thể dễ dàng nắm bắt cơ hội trúng tuyển vào ngành học có điểm đầu vào cao, bằng những tổ hợp môn là thế mạnh của mình.
Ngoài ra, thí sinh hoàn toàn có thể điền phiếu nguyện vọng với mã trường NTT, đồng thời gửi hồ sơ xét học bạ về trường. Trên thực tế, dù xét tuyển và trúng tuyển theo phương thức nào, thí sinh vẫn được công nhận trúng tuyển đại học chính quy, học tập cùng nhau, cùng chương trình đào tạo và hệ thống tiện nghi học tập,… Như thế, việc “chốt sớm” giúp thí sinh có được lợi thế đáng kể trong cuộc cạnh tranh vào đại học, mà không cần phải phụ thuộc vào kết quả một kỳ thi duy nhất.
Đặc biệt, với mức điểm học bạ tốt, thí sinh có cơ hội nhận nhiều suất học bổng giá trị giống như ở các hình thức xét tuyển khác. Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, với xét tuyển học bạ, Nhà trường dành tặng riêng 2.000 suất học bổng trị giá lên đến 5 – 7 triệu đồng cho những sinh viên nhập học sớm trước ngày 30/9. Ngoài ra, trường còn nhiều suất học bổng giá trị khác như: Học bổng khuyến học, Học bổng Tiếp sức đến trường, Học bổng Nữ sinh, Học bổng Tài năng và Học bổng Nâng bước thủ khoa và một số Học bổng đặc biệt theo chính sách của trường.