Trang chủNewsThời sựÁp lực buộc Thủ tướng Kishida phải rút lui

Áp lực buộc Thủ tướng Kishida phải rút lui


Quyết định không bất ngờ

Phản ứng của truyền thông trong nước cho thấy quyết định của Thủ tướng Kishida không phải là điều bất ngờ. Thời gian gần đây, tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Kishida và nội các của ông ngày càng giảm.

Theo kết quả một cuộc thăm dò do NHK công bố vào ngày 5/8 cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Kishida duy trì ở mức 25% (cần phải nhớ lại rằng khi ông Kishida tiếp quản nội các vào năm 2021, tỷ lệ tín nhiệm của ông là khoảng 50%) và tỷ lệ tín nhiệm đối với Chính phủ Nhật Bản cũng là 25%. Trước đó, các cuộc thăm dò dư luận trong tháng 7 ghi nhận tỷ lệ tín nhiệm đối với Chính phủ Nhật Bản giảm xuống mức kỷ lục 15,5%.

ap luc buoc thu tuong kishida phai rut lui hinh 1

Thủ tướng Kishida phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/8. Ảnh: Reuters

Cả 3 năm cầm quyền của Thủ tướng Kishida đều gắn liền với các vụ bê bối tham nhũng. Vụ ồn ào nhất xảy ra vào cuối năm 2023 liên quan đến vấn nạn tham nhũng trong đảng LDP cầm quyền. Theo đó, một số thành viên nội các đã che giấu và tham ô khoảng 500 triệu yên (3,4 triệu USD) tiền gây quỹ tài trợ chính trị trong khoảng thời gian 5 năm.

Các nhân vật dính bê bối gồm Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Nông nghiệp Ichiro Miyashita và Bộ trưởng Nội vụ Junji Suzuky, đã đệ đơn từ chức trong ngày 14/12/2023.

Vụ việc bị phanh phui khiến nội các Nhật Bản hứng chịu sự chỉ trích nặng nề, trong đó với tư cách là người đứng đầu nội các, Thủ tướng Kishida cũng không tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng. Việc mức độ tín nhiệm của ông Kishida xuống mức thấp kỷ luật và khiến ông phải thực hiện cải tổ nội các như là một hệ quả tất yếu.

Bên cạnh đó, trong thời gian nắm quyền, nhiều chính sách do Thủ tướng Kishida đề xuất và ban hành chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân và các đảng đối lập trong nước. Điển hình như việc Quốc hội ban hành Luật Kiểm soát quỹ chính trị sửa đổi do liên minh cầm quyền thúc đẩy vào cuối tháng 6/2024.

Các nội dung sửa đổi gồm bắt buộc công bố danh tính của những người mua vé dự tiệc gây quỹ, thay đổi các quy định báo cáo về quỹ hoạt động chính sách do các đảng cung cấp cho các nghị sĩ cấp cao. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) và các đảng đối lập cho rằng cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn, trong đó có việc cấm doanh nghiệp quyên góp cho các chính đảng. Ngày 20/6, CDPJ đã đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm đối với Nội các của Thủ tướng Kishida.

Ngoài ra, nhiều thành viên trong đảng LDP cầm quyền cũng không còn tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Thủ tướng Kishida. Theo Kyodo tiết lộ, Thủ tướng Kishida đã không chủ động đưa ra quyết định mặc dù uy tín sụt giảm nghiêm trọng. Ông Kishida được cho là vẫn lên kế hoạch tranh cử, song áp lực trong đảng LDP buộc ông phải từ bỏ ý định. Nhiều người lo ngại rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Kishida, đảng LDP sẽ đứng trước nguy cơ mất đi vị thế cầm quyền tại cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 10 năm sau.

Tờ Izvestia dẫn nhận định của chuyên gia Koichi Nakano, Giáo sư tại Đại học Sophia ở Tokyo, cho biết quyết định của Thủ tướng Kishida không nằm ngoài dự đoán của chính giới và truyền thông nước này.

“Người đứng đầu đảng đương nhiệm không thể tham gia cuộc đua trừ khi đảm bảo chắc chắn chiến thắng một cách xứng đáng. Nếu việc này không thành công, người đó phải từ chức. Việc một thủ tướng ra tranh cử người đứng đầu chính phủ và chịu thất bại là điều không được phép đối với đảng LDP sau nhiều năm liền giữ vị thế cầm quyền trong đời sống chính trị Nhật Bản”, chuyên gia Koichi Nakano nói.

Ai có thể thay thế Thủ tướng Kishida?

Ngày 14/8, trong buổi họp báo, sau khi liệt kê những thành tựu trong nhiệm kỳ của mình (các biện pháp tăng lương, kích thích đầu tư, tăng cường hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, nhất là Mỹ), Thủ tướng Kishida kêu gọi lãnh đạo mới của LDP cần phải thành lập một cơ chế chính trị thống nhất để khôi phục lòng tin của người dân.

Tuy nhiên câu hỏi ai sẽ trở thành thủ tướng mới vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện nay, Bộ trưởng phụ trách an ninh kinh tế, bà Sanae Takaichi được cho là thể hiện tham vọng lớn nhất nhằm tiếp quản vị trí này. Bà Takaichi được ghi nhận vì thông qua luật pháp để thiết lập một hệ thống kiểm tra an ninh kinh tế.

Bà Takaichi đã từng tranh cử với ông Kishida trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng năm 2021. Truyền thông Nhật Bản mô tả bà là một chính trị gia “có lập trường bảo thủ kiện định” khi thường xuyên đến thăm đền Yasukuni, một địa điểm gây tranh cãi vinh danh những người lính Nhật Bản đã tử trận.

Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản cũng liệt kê một loạt ứng viên tiềm năng, như: (1) Ishiba Shigeru, 67 tuổi, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng (2007 – 2008), từng giữ chức Tổng Thư ký đảng LDP (2012 – 2014). Ông Shigeru đã 4 lần tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng LDP. (2) Ông Toshimitsu Motegi, 68 tuổi, từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nội các Nhật Bản, như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại, và hiện là Tổng Thư ký của đảng LDP. (3) Taro Kono, 61 tuổi, hiện đương nhiệm vị trí Bộ trưởng phụ trách các chương trình kỹ thuật số Nhật Bản. Ông Taro Kono nổi tiếng là người có tư duy độc lập nhưng vẫn tuân theo các chính sách quan trọng được cố Thủ tưởng Abe thúc đẩy. (4) Yoko Kamikawa, 71 tuổi, là người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Trước đó, bà Kamikawa là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và giữ nhiều chức vụ khác trong Chính phủ. (5) Shinjiro Koizumi, 43 tuổi, được biết đến là con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi và từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Môi trường (2019 – 2021). Trong khi xây dựng hình ảnh của một người cải cách, ông Shinjiro Koizumi cũng cho thấy sự cẩn trọng để không làm mất lòng các nhà lãnh đạo kỳ cựu trong đảng.

Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh chính trị nội bộ phức tạp hiện nay tại Nhật Bản, thủ tưởng mới cần phải đáp ứng ít nhất 2 điều kiện quan trọng. Trước hết, người lãnh đạo mới phải là một gương mặt tươi mới, không có mối liên hệ nào với Thủ tướng Kishida, có tư tưởng cải cách và cho cử tri thấy rằng, đảng LDP cầm quyền sẽ thay đổi. Ngoài ra, lãnh đạo đảng LDP cầm quyền phải là một chính trị gia có khả năng đoàn kết đảng và quản lý chính phủ hiệu quả. Một người có kinh nghiệm sẽ tốt hơn một người chỉ đơn giản là có mức độ nổi tiếng cao trong các cuộc thăm dò dư luận.

Thách thức chờ đợi nội các mới

Theo tờ RBC của Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Valery Kistanov nhận định, người kế nhiệm Thủ tướng Kishida và nội các mới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhiệm vụ đầu tiên của tân thủ tướng sẽ là cần đoàn kết một đảng LDP đang bị chia rẽ nghiêm trọng và giải quyết các vấn đề liên quan đến lạm phát gia tăng. Đầu tháng 8, tình hình kinh tế Nhật Bản trở nên tồi tệ hơn khi thị trường chứng khoán nước này giảm hơn 10%. Khoảng 90% số người được hỏi phàn nàn rằng, họ không cảm thấy bất kỳ sự cải thiện nào trong nền kinh tế Nhật Bản.

Thời gian gần đây, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu giảm tốc đáng lo ngại. Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hằng năm của Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2022 chỉ đạt 0,7%, trong khi của Đức là 1,2%. Do đó, trong 20 năm qua, GDP thực tế của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10%, trong khi của Đức tăng gần 20%. Kết quả là, GDP năm 2023 của Nhật Bản nhỏ hơn Đức, tụt xuống thứ tư thế giới, 13 năm sau khi bị Trung Quốc chiếm vị trí số hai.

ap luc buoc thu tuong kishida phai rut lui hinh 2

Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc. Ảnh: Global Look Press

Tân thủ tướng và nội các mới cũng sẽ phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề già hóa dân số gia tăng, tỷ lệ sinh thấp vốn kéo dài nhiều năm ở Nhật Bản. Từ Nikkei Asia dẫn số liệu thống kê dân số công bố vào tháng 12/2023 cho biết, vào năm 2022 Nhật Bản có số dân trong độ tuổi 15 – 64 ít hơn so với thời điểm năm 1975.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1950 nhóm dân số này của Nhật Bản chiếm dưới 60% tổng dân số, chỉ đạt mức khoảng 59,5%. Giới chuyên gia lo ngại, vấn đề già hóa dân số đang phủ bóng lên triển vọng kinh tế Nhật Bản trong những năm tới. Các doanh nghiệp nước này vì vậy phải dựa vào công nghệ và các biện pháp khác để ứng phó với sự thiếu hụt lao động được dự báo là sẽ ngày càng trầm trọng hơn thời gian tới.

Còn về chính sách an ninh – quốc phòng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời gian tới, chuyên gia Valery Kistanov cho rằng, bất kể ai trở thành lãnh đạo mới, sẽ không có những điều chỉnh khác biệt quá lớn so với chính quyền tiền nhiệm trong bối cảnh cục diện chính trị – quân sự tại khu vực Đông Bắc Á đang diễn biến phức tạp, khó lường. Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên “nóng” trở lại thời gian gần đây khi Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân.

Vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục leo thang căng thẳng. Ngày 24/6, lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuyên bố họ đã thực hiện “các biện pháp kiểm soát cần thiết” và “xua đuổi” 4 tàu cá Nhật Bản cùng một số tàu tuần tra đi vào “vùng lãnh hải” của quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Senkaku) trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 24/6.

Theo Valery Kistanov, những thách thức an ninh buộc tân thủ tướng và nội các mới Nhật Bản phải gia tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường hiện đại hóa quân đội và tiếp tục gắn chặt lợi ích với các đồng minh, nhất là Mỹ. Trước đó, ngày 28/3, Quốc hội Nhật Bản phê duyệt ngân sách quốc gia cho tài khóa 2024, trong đó ngân sách quốc phòng đạt mức cao lịch sử 7,95 nghìn tỷ yên (khoảng 52,53 tỷ USD).

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/ap-luc-buoc-thu-tuong-kishida-phai-rut-lui-post307889.html

Cùng chủ đề

Điện thăm hỏi của Chính phủ Nhật Bản về thiệt hại do bão lũ ở Việt Nam

Ngày 12/9, thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, liên quan đến thiệt hại gây ra bởi cơn bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi) ở các địa phương miền bắc vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã gửi điện thăm hỏi đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong điện thăm hỏi, Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ đau lòng khi được tin cơn bão...

Top những hộ chiếu quyền lực trên thế giới

Hộ chiếu Nhật Bản: Quyền lực châu Á Hộ chiếu Nhật Bản được xếp vào hàng quyền lực...

Tăng cường hợp tác giữa tỉnh Tokushima với Việt Nam qua nhiều hoạt động

Mở đường bay Việt Nam - Tokushima; mở Trường tiếng Nhật tại tỉnh; nhận hơn lao động có tay nghề cao từ Việt Nam sang làm việc... đó là các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác giữa tỉnh Tokushima với Việt Nam. Ngày 13/9, đoàn công tác Tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quân đội Israel cho phóng viên xem đường hầm ở phía nam Gaza

Chuyến tham quan có người hộ tống hôm 13/9 là cái nhìn thoáng qua hiếm hoi về thành phố Rafah ở phía nam Gaza và hành lang Philadelphi, dải đất hẹp giáp biên giới Ai Cập bị quân đội Israel chiếm giữ vào tháng 5.  Bản thân hành lang là một nơi...

Các nước châu Âu và Hồi giáo xem xét lịch trình thành lập Nhà nước Palestine

"Cuộc họp nhằm thúc đẩy nỗ lực chấm dứt xung đột ở Gaza, tìm lối thoát khỏi vòng xoáy bạo lực bất tận giữa Palestine và Israel... Việc thực hiện giải pháp hai nhà nước là con đường rõ ràng duy nhất", Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Jose...

Lùi thời điểm tắt sóng 2G đến ngày 15/10/2024

Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc trong bối cảnh cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam, gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng và giao thông. Thông tư này cho phép người dân và doanh nghiệp có...

Hợp đồng dịch vụ đấu giá biển số xe ô tô có thời hạn bao lâu?

Theo Nghị quyết 73/2022/QH15 và Nghị định 39/2023/NĐ-CP, việc đấu giá biển số xe ô tô tại Việt Nam tuân thủ một số quy định quan trọng liên quan đến biển số, thời hạn hợp đồng đấu giá, và quyền lợi của người trúng đấu giá. Dưới đây là những...

Cục Thuế tỉnh Thái Bình hỗ trợ người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai

Theo đó, các chính sách hỗ trợ bao gồm: Miễn tiền chậm nộp: Áp dụng cho trường hợp người nộp thuế không thể nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai. Gia hạn nộp thuế: Người nộp thuế bị thiệt hại về tài sản do thiên tai ảnh hưởng...

Bài đọc nhiều

Chuỗi hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tại TP.HCM

Sáng 13.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào rời sân bay Tân Sơn Nhất, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Trong ngày 12 và 13.9, tại TP.HCM, đoàn đại biểu do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tham gia nhiều hoạt động nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai Đảng,...

Hà Nội: Dỡ lệnh cấm người và xe qua cầu Long Biên và cầu Đuống từ 15h chiều nay

Người và phương tiện đã có thể lưu thông trở lại bình thường trên cầu Long Biên và cầu Đuống sau khi Hà Nội khôi phục lại phương án tổ chức giao thông khi nước sông rút. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông báo về việc khôi phục phương án tổ chức giao thông trên cầu Long Biên, cầu Đuống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải sẽ khôi phục...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại Mộc Châu

Chiều 13/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Mộc Châu, Sơn La.    Mộc Châu là một trong những địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, với gần 130 nhà bị thiệt hại do sạt lở, ngập úng; hơn 250 ha cây nông nghiệp...

Phú Thọ đề nghị xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu

Phú Thọ - Chiều 12.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân tại Phú Thọ. Cùng đi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Duy Ngọc - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung...

Định cư nước ngoài 40 năm, mất giấy khai sinh, xin cấp hộ chiếu Việt Nam được không?

Tôi định cư ở Mỹ 40 năm. Bây giờ chỉ còn giấy khai sinh bản tiếng Anh đã được công chứng. Bố tôi đã làm mất bản khai sinh tiếng Việt. Tôi có thể xin hộ chiếu Việt Nam không?   - Luật sư Nguyễn Quốc Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời: Luật sư Nguyễn Quốc Cường Theo quy định của pháp luật, giấy khai sinh (bản gốc, tiếng Việt) là một trong những giấy tờ cần phải cung cấp khi làm...

Cùng chuyên mục

Anh viện trợ 32 tỷ đồng giúp Việt Nam ứng phó sau bão Yagi

Chính phủ Anh mới đây công bố khoản viện trợ nhân đạo trị giá 1 triệu bảng Anh (tương đương 32 tỷ đồng) cho Việt Nam để hỗ trợ giai đoạn đầu ứng phó với tác động của bão Yagi, theo thông báo của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam hôm 14/9. Viện trợ sẽ được chuyển trực tiếp đến tay người dân thông qua các đối tác nhân đạo, cung cấp nhu yếu phẩm, hỗ trợ tiền mặt và các dịch...

Người dân Nhật Bản đồng hành cùng người dân Việt Nam vượt qua khó khăn thiên tai

Nghiệp đoàn Kanto Joho của Nhật Bản đã tổ chức hoạt động quyên góp tại thủ đô Tokyo với mong muốn chia sẻ khó khăn của người dân Việt Nam bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.   Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 14/9, Nghiệp đoàn Kanto Joho đã tổ chức hoạt động quyên góp tại thủ đô Tokyo với mong muốn chia sẻ khó khăn của người dân Việt Nam bị thiệt hại do cơn bão số...

Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng...

Mỗi tháng có 20 cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee mở mới

Sau 5 năm, Trung Nguyên E-Coffee có tốc độ tăng trưởng trung bình 20 cửa hàng mở mới/tháng, với hơn 800 cửa hàng, 1.000 hợp đồng ký kết thành công trên khắp các tỉnh thành Việt Nam và tại Mỹ, Iceland… Ngày 14-9, tại TPHCM, hơn 500 đối tác và hàng ngàn khách hàng có dịp trải nghiệm thực tế mô hình Trung Nguyên E-Coffee phiên bản mới - 2024. Với sự sắp đặt không gian,...

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

TPO - Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 983/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026. Trước đó, chiều 6/9, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026...

Mới nhất

Hà Nội miễn, giảm thuế những người gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Trước thiệt hại lớn về tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp do bão lũ vừa gây ra, Cục Thuế Hà Nội đã thông tin về chính sách đối với người nộp thuế bị ảnh hưởng. Mưa lụt ảnh hưởng lớn đến sản xuất, chăn nuôi của các hộ dân. (Trong ảnh: Lực lượng chức năng di chuyển tài sản, vật...

Cách thực hiện tư thế yoga cây cầu

Tư thế cây cầu là gìTư thế cây cầu, còn được gọi là setu bandhasana trong tiếng Phạn, là tư thế yoga được thiết kế để kéo căng ngực và đùi. Tư thế này giúp nâng hông và thân trên lên khỏi mặt đất, trong khi ấn chống tay vào thảm, tạo ra hình dạng giống như cây...

Việt Nam xuất khẩu điều hàng đầu thế giới nhưng không lời lãi gì, vì sao?

Số liệu từ Tổng cục Hải quan thống kê Việt Nam xuất hơn 486.000 tấn điều nhân, mang về gần 2,8 tỉ USD, nhưng Việt Nam lại chi hơn 2,3 tỉ USD để nhập khẩu điều thô trong 8 tháng năm nay.Trước...

Mới nhất