Trang chủNewsThời sựÁp dụng công nghệ tại Bảo tàng Báo chí

Áp dụng công nghệ tại Bảo tàng Báo chí

Nhờ công nghệ số, khách tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 35.000 hiện vật và tiếp cận những câu chuyện nghề nghiệp của các thế hệ nhà báo lão thành, thông qua những cú chạm tay.

 

Nằm tại tòa nhà của Hội Nhà báo Việt Nam trên đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội), Bảo tàng Báo chí Việt Nam có diện tích trưng bày gần 1.500m2 , được trang bị khá hiện đại trên 2 không gian chính, mỗi không gian trưng bày lại được đặt các màn hình chạm tương ứng để khách tham quan tra cứu. Các màn hình này có đăng tải các trang báo, câu chuyện, hình ảnh và phim liên quan đến báo chí Việt Nam phù hợp với các giai đoạn.

Với dung lượng lên tới 2TB và kết nối trực tuyến với máy chủ,  các màn hình này giúp khách tham quan có thể tiếp cận lượng thông tin phong phú và cán bộ bảo tàng có thể dễ dàng đăng nhập để quản lý, cập nhật số hóa trưng bày liên tục ở bất kỳ đâu. 

Bục kim cương tại gian trưng bày báo chí 1865 – 1925.

Bước vào bảo tàng, ngay tại gian khánh tiết và không gian trưng bày Báo chí Việt Nam các giai đoạn từ 1865 – 1975, khách tham quan được trải nghiệm với 14 màn hình cảm ứng; có thể tra cứu thông tin liên quan đến hiện vật được trưng bày và có loa định hướng âm thanh. Bước lên tầng 2, không gian trưng bày Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay, bảo tàng bố trí 58 màn hình chạm và trình chiếu. Khách tham quan có thể trải nghiệm hoạt động tra cứu, tìm hiểu về hoạt động báo chí tại 63 tỉnh, thành của Việt Nam, tìm hiểu về 5 cơ quan báo chí lớn trong nước và 3 chủ đề báo chí chủ yếu. Đây là không gian trải nghiệm các loại hình báo chí, khu tra cứu, phòng tổ chức sự kiện và vách tưởng niệm liệt sỹ. 

“Việc đưa các màn hình tra cứu số hóa đã giúp bảo tàng đăng tải lượng thông tin phong phú trong điều kiện diện tích trưng bày còn khiêm tốn, đặc biệt là không gian báo chí 63 tỉnh, thành nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan”, Giám đốc Bảo tàng, nhà báo Trần Thị Kim Hoa cho biết. 
Nói về điểm đặc biệt của bảo tàng là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trưng bày, nhà báo Trần Thị Kim Hoa chia sẻ: Là bảo tàng chuyên ngành báo chí – lĩnh vực đòi hỏi sự nhanh nhạy, chính xác và thường xuyên đổi mới công nghệ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam chủ trương tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong một hệ thống đồng bộ xuyên suốt từ việc sưu tầm, quản lý tài liệu hiện vật, đến công tác số hóa trưng bày bảo tàng tích hợp công nghệ quản lý trưng bày trực tuyến, công tác truyền thông thông qua các thiết bị công nghệ đa phương tiện. 

Các phóng viên tác nghiệp tại Bảo tàng Báo chí.

Với phương pháp trưng bày số hóa, người tham quan bảo tàng chỉ cần chạm tay là được tiếp cận trực tiếp với các âm thanh, hình ảnh, thước phim, các chân dung nhà báo và những câu chuyện báo chí, khiến hiện vật trở nên hấp dẫn, sống động.

Hiện nay, kho cơ sở của Bảo tàng Báo chí Việt Nam đang lưu giữ và bảo quản hơn 35.000 tài liệu, hiện vật quý hiếm. Trong đó, có rất nhiều hiện vật do các cán bộ bảo tàng lặn lội khắp 3 miền tìm kiếm được, và cũng có những hiện vật được các nhà báo, thân nhân nhà báo chủ động tìm đến Hội Nhà báo Việt Nam để hiến tặng, mỗi hiện vật lại là một câu chuyện nghề xúc động của người cầm bút. 

Khi biết tin bảo tàng sắp được thành lập, nhà báo Việt Tùng đã mang đến tặng bảo tàng bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đánh máy chữ ở chiến khu Việt Bắc năm 1950. Đây là tấm ảnh độc bản, phía sau còn có bút tích và chữ ký của Bác. Một ngày khác, một kỹ sư âm thanh của tháp Eiffel, nguyên Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Pháp mang từ Pháp về một chiếc máy chữ – hiện vật đồng thời với chiếc máy chữ Bác Hồ sử dụng những năm ở chiến khu Việt Bắc. Do biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam sắp được thành lập, ông đã quyết định sưu tầm một máy chữ gần giống máy chữ mà Bác Hồ đã dùng để đem về tặng bảo tàng. “Đó là một hiện vật đồng thời rất ý nghĩa, giúp chúng ta hình dung vật dụng thân thiết gắn với hoạt động báo chí sôi nổi của nhà báo Nguyễn Ái Quốc thời trẻ tại Thủ đô nước Pháp”, nhà báo Trần Thị Kim Hoa cho hay. 

Nhiều hiện vận được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí.

Trong hai năm (2013 – 2014), gia đình nhà báo Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã hiến tặng nhiều kỷ vật cho Bảo tàng Báo chí, trong đó phải kể đến bộ bàn ghế mây ông sử dụng khi còn công tác, các cuốn sổ ghi chép và nhiều tư liệu báo chí khác. Tại một góc nhỏ của bảo tàng cũng trưng bày tấm bản đồ vẽ Sài Gòn của ông Nguyễn Thanh Bền, phóng viên Thông tấn xã Giải Phóng. Khi công tác ở chiến khu tại Tây Ninh, ông Thanh Bền luôn nhớ về Sài Gòn và mong đến ngày giải phóng. Tấm bản đồ này nằm trong tư trang của ông cho đến năm 2015, khi cán bộ bảo tàng vào khai thác tư liệu thì ông đã tặng lại. Nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính cũng tặng bảo tàng một thùng đại liên và một bát sắt dùng để đựng phim ảnh và pha hóa chất để rửa phim ảnh khi ông làm nhiệm vụ tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. 

Một kỷ vật đặc biệt nữa đang lưu giữ tại bảo tàng chính là bức ảnh ngày khai giảng và cuốn sổ lưu niệm ngày ra trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trường được hình thành năm 1949, chỉ học trong 3 tháng với 42 học viên từ khắp các vùng miền, một ngôi trường giữa rừng xanh, nhà tranh mái nứa. Nơi đây đã quy tụ các giảng viên cũng như học viên nổi tiếng như bác Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng… Bác Hồ đã 2 lần gửi thư cho trường, trao đổi về nghề và dặn dò thầy trò nơi đây. 

Không ít khách đến tham quan bảo tàng hiện nay đã rất bất ngờ trước gian trưng bày 30/38 số báo Le Paria (Người cùng khổ) mà nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong những năm tháng Người hoạt động cách mạng tại Pháp. Trong đó, có số đầu tiên xuất bản ngày 1/4/1922 và số cuối cùng (số 38) xuất bản 1/4/1926.

Gian trưng bày báo Le Paria (Người cùng khổ).

Là một tờ báo xuất bản ở Pháp từ 1 thế kỷ trước, lại chịu sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp thời đó nên việc tìm lại những tư liệu này là một trong những công đoạn vất vả nhất vì tài liệu, hiện vật về báo Le Paria rất ít. Do đó, việc tìm kiếm tài liệu về những tờ báo này không hề đơn giản. Các cán bộ bảo tàng đã phải gửi thư trao đổi với một số cơ quan lưu trữ ở Pháp như Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia và tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp từ châu Âu, trong đó Thư viện quốc gia Pháp cung cấp 25 số báo. Tuy nhiên, qua liên hệ và tra cứu thì các cơ quan này không có tờ báo phát hành đầu tiên. 

Sau đó, với sự giúp đỡ của cơ quan bạn, một bản số hóa chất lượng cao của Le Paria số đầu tiên này đã được chuyên gia người Pháp trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đáng nói, toàn bộ 30 số báo này đều được sưu tầm, tìm kiếm trong giai đoạn dịch COVID-19, điều này cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ bảo tàng. 

Các gian trưng bày báo chí.

Năm 2022, bảo tàng đã tổ chức trưng bày ấn tượng tại Hội báo toàn quốc và trên đường phố TP Hồ Chí Minh về sự kiện báo Le Paria nhân 100 năm thành lập, phát hành số đầu tiên. Điều đó giúp cho công chúng hiểu hơn về nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, hiểu hơn về một bộ phận báo chí của Việt Nam ở nước ngoài trong những giai đoạn mà đất nước ta đang hướng tới độc lập dân tộc. 
Mặc dù mở cửa trong bối cảnh nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch COVID-19, những năm qua, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã đón trên 37.000 lượt khách tham quan, trong đó có hàng nghìn lượt khách quốc tế. Bảo tàng đã tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa nhằm giới thiệu và phát huy giá trị di sản báo chí các thời kỳ được công luận, công chúng đón nhận và đánh giá cao.

“Rõ ràng lịch sử với nhiều rất nhiều cánh cửa, rất nhiều những giai đoạn khác nhau, sẽ còn có nhiều hiện vật, nhiều câu chuyện hay cần được đưa đến công chúng. Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ không chỉ là kể câu chuyện lịch sử mà tiếp tục kể câu chuyện về báo chí đương đại và những người làm báo hôm nay. Bởi hôm nay rồi sẽ trở thành lịch sử. Và lao động, nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng sẽ góp phần viết nên những trang sử nghề báo một cách sống động và chân thực nhất thông qua những hiện vật gốc, những tư liệu báo chí “biết nói” và những tấm gương cống hiến, hy sinh không mệt mỏi của các thế hệ người làm báo cách mạng Việt Nam chúng ta”, nhà báo Trần Thị Kim Hoa chia sẻ.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã đón rất nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế.

Bài: Thu Trang
Ảnh: Thu Trang, Bảo tàng Báo chí
Trình bày: Nguyễn Hà

Nguồn:https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/ap-dung-cong-nghe-tai-bao-tang-bao-chi-20240620101405616.htm

Cùng chủ đề

Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tăng cường phối hợp, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát

(CLO) Ngày 6/11, đoàn công tác Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam làm việc với Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) làm trưởng đoàn. ...

Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029 hoàn thành phiên thứ nhất

(CLO) Chiều 6/11, tại Hội trường UBND tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra phiên làm việc thứ nhất Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. ...

Truyền cảm hứng cho sự đổi mới sáng tạo vượt qua các ranh giới

(CLO) “Trong bối cảnh tất yếu của chuyển đối số báo chí hiện nay, Chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao ngày càng có ý nghĩa định hướng, nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, khuyến khích phóng viên trải nghiệm đa dạng các sản phẩm báo...

Đánh giá đúng tầm quan trọng của báo chí để có những đầu tư xứng đáng cho báo chí

(CLO) Đó là kiến nghị của Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trong buổi làm việc của Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam với lãnh đạo tỉnh Bình Định ngày 4/11 tại trụ sở UBND tỉnh Bình Định. ...

Một tấm lòng son sắt”

(CLO) Sáng nay (01/11), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt". Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), 75...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11, buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Buổi sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc

Chiều 7/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thành phố Trùng Khánh, tiếp tục chuyến làm việc tại Trung Quốc. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-thanh-pho-trung-khanh-trung-quoc-20241107203319221.htm

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) 3 lần liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng trên thị trường cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu SeABank.   Cùng với đó, SeABank cũng vừa được bình chọn là “Tổ chức tài...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 với ứng dụng công nghệ...

FED cắt giảm lãi suất ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ

(ĐCSVN) – Tại cuộc họp chính sách ngày 7/11, ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành cắt giảm lãi suất 0,25%, nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong bối cảnh lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục hạ nhiệt. ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của Đài Truyền hình Việt Nam những năm qua, như đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình đồng bộ trên...

Mới nhất

Thúc đẩy khoa học công nghệ, phát huy thế mạnh tỉnh Quảng Bình

(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, cần có các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khơi thông được nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và của vùng trên các lĩnh vực. ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của...

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump...

Mới nhất