Áo dài truyền thống của người Việt đã xuất hiện và được gìn giữ, phát triển trong nhiều giai đoạn lịch sử. Mỗi phụ nữ Việt khi khoác lên mình tà áo dài, họ cảm thấy duyên dáng hơn, thanh lịch hơn, quyến rũ hơn. Đó cũng là lý do mà thương hiệu áo dài Việt được khẳng định trên thế giới, được định vị gắn liền với văn hóa và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Trong lòng mỗi người Việt, mỗi phụ nữ Việt, áo dài luôn là di sản văn hóa quý báu, cần được trân trọng và gìn giữ.
Lễ hội áo dài Việt Nam.
Trải qua bao đổi thay của xã hội và thời đại, chiếc áo dài vẫn luôn là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam. Mời quý vị hãy cùng Vietnam.vn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của áo dài truyền thống Việt Nam qua bộ ảnh ” Áo dài – Di sản trong lòng Người Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng. Qua đó thấy được áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc mà còn chứa đựng một bề dầy lịch sử, truyền thống văn hóa, những quan niệm thẩm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Duyên dáng áo dài.
Áo dài có lẽ có nguồn gốc xa xưa, bởi bóng dáng của chiếc áo dài đã xuất hiện qua những hình khắc người Việt cổ mặc áo xẻ hai tà tung bay trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cũng như các hiện vật khác thời Đông Sơn. Hình bóng chiếc áo dài cũng có thể thấy trong trang phục của các Anh hùng liệt nữ Bà Trưng, Bà Triệu qua các bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng.
Vũ điệu áo dài.
Mẹ và con cùng diện trang phục áo dài vào mỗi dịp lễ.
Áo dài trắng nữ sinh.
Người mẫu áo dài.
Trình diễn thời trang áo dài truyền thống.
Từ tài liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cho thấy, lịch sử hình thành áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến thể trong phong cách sáng tạo, cách tân từ kiểu dáng đến chất liệu… Điều này thể hiện sự giao thoa văn hóa của con người Việt Nam, hình thành văn hóa áo dài tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, nâng cao giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, trang phục áo dài thành một biểu trưng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cô giáo cùng áo dài.
Khách quốc tế chụp ảnh lưu niệm cùng áo dài truyền thống Việt Nam.
Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đổi mới. Áo dài được cách tân với các phiên bản ngắn hơn, chất liệu nhẹ, nhiều màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết cây cỏ, hoa văn và hình học…
Dù trải qua một hành trình dài với nhiều biến đổi về kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách, nhưng áo dài Việt Nam vẫn giữ được sức hấp dẫn, phô bày được vẻ đẹp gợi cảm mà kín đáo của người phụ nữ mà vẫn giữ nguyên được hồn cốt, bản sắc Việt Nam…
Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.
Vietnam.vn