Trang chủMultimediaẢnh Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa


NDO – Điện Biên, tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc nơi có 21 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là dân tộc: H’Mông, Kinh, Khơ Mú, Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng, La Hủ…

Trong những năm qua phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phát triển sâu tới các thôn bản, thực sự đã tạo bước chuyển đổi quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã và các hộ dân.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 1

Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, xã Noong Luống, huyện Điện Biên được thành lập từ năm 2021. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là trồng rau màu. Hiện hợp tác xã có 34 thành viên với diện tích trên 3,4ha rau màu, trồng gồm các loại như: bí, cà chua, đỗ leo… sản lượng rau, củ thu hoạch hàng năm của hợp tác xã đạt 700 tấn, mang lại nguồn thu nhập 1 tỷ đồng/năm.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 2

Anh Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, xã Noong Luống cho hay: “Là người trẻ sinh ra và lớn lên ở mảnh đất anh hùng, chúng tôi muốn đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình giúp địa phương hôm nay ngày càng phát triển và giàu đẹp”.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 3

Từ khi thành lập HTX Noong Luống, đã cung cấp tới 80% chi phí phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, quản lý đầu ra của sản phẩm. HTX sẽ chia đều diện tích cho các xã viên, khi tham gia vào HTX thì các sản phẩm của xã viên làm ra sẽ được HTX đứng ra thu mua, giúp các thành viên yên tâm sản xuất, không lo sản phẩm phải bán trôi nổi trên thị trường.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 4

Tháng 12/2021, UBND tỉnh đã công nhận sản phẩm đỗ leo 4 mùa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Hiện nay, 11ha đỗ leo của Hợp tác xã được trồng theo hướng VietGAP đảm bảo chất lượng, năng suất trung bình khoảng 200 tấn/vụ. Trở thành sản phẩm OCOP có thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường mà quan trọng hơn là góp phần thay đổi tư duy sản xuất của nông dân trên địa bàn.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 5

Có thương hiệu cho nên việc tiêu thụ sản phẩm đỗ leo của Hợp tác xã rất thuận lợi, 90% sản phẩm là xuất đi các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên… Đặc biệt, Hợp tác xã cũng xuất bán sang tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào khoảng 1 tấn đỗ/vụ. Thời gian tới, Hợp tác xã nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường quảng bá để quả đỗ leo này sớm đạt tiêu chuẩn OCOP chất lượng 4 sao, 5 sao.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 6

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở huyện Điện Biên có nhiều bước phát triển, tác động tích cực đến đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu qua việc xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Cũng từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tiêu biểu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 7

Gia đình ông Nguyễn Đình Kiên, Thôn 5, xã Pom Lót, một cán bộ đã về hưu, Bí thư chi bộ bản Na Hai, là một tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, một hội viên nông dân cần cù, chịu khó, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 8

Vốn tính say mê việc chăn nuôi, sau khi về hưu, ông Kiên đã đi khảo sát, học tập kinh nghiệm huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh về mô hình nuôi hươu. Sau đó ông mua 3 cặp Hươu trị giá hơn 60 triệu đồng, đầu tư chuồng trại, thiết bị, khoa học kỹ thuật nuôi ngay trong trang trại của gia đình tại đội 5, xã Pom Lót.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 9

Sau 4 năm nuôi, các con hươu cái đã đẻ và được bán giống, một số con đực đã có Nhung. Từ năm 2017 ông đã bán được 9 con hươu giống, mỗi con 10 triệu đồng cộng với tiền bán nhung thu được 30 triệu đồng, tổng thu năm 2022 là 120 triệu đồng.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 10

Đàn Hươu của gia đình ông hiện nay có 20 con; trong đó có 5 con Hươu đực vừa làm giống vừa khai thác nhung, mỗi con Hươu cho thu hoạch 0,5 đến 0,6 kg nhung với giá hiện nay bán ra thị trường 1,5 triệu đồng/lạng.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 11

Ngoài phát triển đàn Hươu tại gia đình ông còn giúp đỡ 2 gia đình cùng chăn nuôi đó là gia đình ông Lò Văn Thu, bản Na Có và bà Lò Thị Man, bản Na Hai, xã Pom Lót, mỗi gia đình có 1 con đực và 2 con cái, với số tiền trên 80 triệu đồng, cho vay không lấy lãi 40 triệu đồng.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 12

Trước khi chuyển sang chăn nuôi dê thuộc Dự án liên kết sản xuất nuôi dê Boer sinh sản theo chuỗi giá trị do UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên triển khai, nông dân Lò Văn Bun, người dân tộc Thái, ở đội 6, bản Nong Nhai 1, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên đã nuôi dê cỏ, dê địa phương được 3 năm nhưng thu nhập không cao.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 13

Cuối năm 2023 khi UBND huyện Điện Biên triển khai dự án liên kết đến các hộ dân 3 xã là Thanh Luông, Thanh Xương, Noong Hẹt, gia đình ông Lò Văn Bun đã mạnh dạn đăng ký tham gia dự án trong 3 năm. Bước đầu nhận nuôi 50 con dê cái và 2 con đực.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 14

Theo ông Lò Văn Bun, nuôi dê Boer sinh sản này khá vất vả, tháng đầu gặp nhiều khó khăn vì khi đưa về đây dê cần làm quen môi trường, thời tiết và thức ăn nên cả tháng đầu sụt cân và ốm. Trung bình 1 ngày 20kg cám ngô, 20 kg bã đậu phụ, cỏ tươi và cỏ ủ mỗi ngày 3-4kg/con, Chi phí 1 con ăn tương đương 120 nghìn đồng/con/tháng thức ăn tinh.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 15

Với 50 con cái và 2 con đực được phân bổ, hiện nay cả đàn đang phát triển tốt, tăng cân đều và bắt đầu đẻ được 3 con, trọng lượng sơ sinh 3,5-4kg/con. Thông thường dê chửa trong 5 tháng, nếu đúng như quy trình và chăm sóc tốt thì 1 năm 2 lứa hoặc 2 năm 3 lứa, đẻ giãn cách vừa bảo đảm sức khỏe dê mẹ mà còn tốt cho chất lượng con con.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 16

Giống dê Boer lớn hơn hẳn so với giống dê của địa phương. Mỗi con sinh ra có trọng lượng trung bình to hơn gấp đôi dê thường. Sau hơn 6 tháng chăm sóc, dê đạt trọng lượng 25-30 kg, có thể xuất chuồng làm giống.

[Ảnh] Những người nông dân nơi vùng chiến khu xưa ảnh 17

Toàn bộ sản phẩm đầu ra của dự án được Trang trại DTH-FAMRT thu mua, có Hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa đơn vị chủ trì liên kết và Trang trại. Theo hợp đồng đơn vị thu mua 150 nghìn đồng/kg trừ chi phí 1 tháng cho tất cả hạng mục là 150 nghìn đồng và với trọng lượng dê phát triển hiện nay 5-6kg/tháng, người nuôi sẽ lãi tầm 800 nghìn đồng/con/tháng. 6 tháng sẽ xuất chuồng 1 lứa dê con thành phẩm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân Sơn La thu nhập ổn định từ trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường

Trước đây gia đình chị Vì Thị Ngân, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng ngô, trồng mía song hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2020, tham gia hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vạn Phúc, chị Ngân đã được truyền đạt kỹ thuật trồng rau an toàn. Khi nắm được kiến thức, gia đình chị Ngân đã chuyển 5.000 m2 đất vườn sang trồng các loại rau trái vụ như bắp cải, dưa chuột,...

Doanh thu 45 tỷ đồng, lãi 20 tỷ, nông dân giỏi nhất nước kể chuyện làm giàu

(Dân trí) - Thích ứng nhanh với thời cuộc và mạnh dạn đầu tư, từ một người làm muối, ăn bữa nay lo bữa mai, ông Nhủ (ở Bến Tre) chuyển qua nuôi tôm, vươn lên thành tỷ phú với thu nhập 45 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Minh Nhủ (50 tuổi, ngụ xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) vừa được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là nông dân xuất sắc năm 2024."Nuôi tôm không dễ...

Trồng cây na sầu riêng quả to bự, nuôi bò vỗ béo kiểu gì mà ông nông dân Sơn La bỏ túi hơn nửa...

Ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã thành công với mô hình trồng na sầu riêng và chăn nuôi bò vỗ béo. Từ một gia đình nghèo khó, bằng quyết tâm vươn lên, gia đình ông...

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết:...

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết liệt đề ra các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, ổn định, hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ đó, địa phương đã gặt hái được những kết quả khả quan trong việc thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực. PCI...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại...

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

NDO - Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. Đón Chủ tịch nước Lương Cường...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một...

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

NDO - Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11 giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile. Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ cán bộ...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

10 con sông dài và đẹp nhất châu Á

Những con sông lớn ở châu Á không chỉ có cảnh quan nên thơ, ngoạn mục mà còn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân hai bên bờ. 1. Sông Dương Tử (hay Trường Giang) ở Trung Quốc là con sông dài nhất châu Á, thứ 3 thế giới sau sông Nile (châu Phi) và Amazon (Nam Mỹ). Với chiều dài 6.300 km, Dương Tử trải dài trên 10 tỉnh và có 8 nhánh sông,...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - Những tuyến cao tốc xuyên núi, băng rừng, chạy dọc bờ biển đang dần hiện lên như một "bức tranh đẹp", không chỉ mở ra không gian phát triển rộng lớn, mà còn mang lại niềm tin về một kỷ nguyên mới. "Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm", ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhảy múa và du khách tạo dáng trên đường ray ở Hà Nội

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại, người dân đổ xô đi mua ngậm ngùi ra về vì các tiệm vàng thông báo hết hàng, phố cà phê đường tàu ở Hà Nội đông nghịt người, du khách tạo dáng đủ tư thế trên đường ray... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại. ...

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại...

Cận cảnh 2 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở khu Nam TPHCM

TPO - Trục đường Lê Văn Lương (đoạn qua huyện Nhà Bè) vẫn còn 2 cây cầu sắt xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng là cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi. Hiện nay, thành phố đang có kế hoạch xây cầu mới thay thế. 10/11/2024 | 13:02 ...

Đại lộ Thăng Long ùn tắc vài cây số vì dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam quá đông

Trưa nay (10/11), hàng chục nghìn du khách đổ về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tham quan, vui chơi. Điều này khiến cho khu vực đường gom và cao tốc trên Đại lộ Thăng Long ùn tắc vài cây số. Có người cách bảo tàng chỉ vài trăm mét mà di chuyển gần 3 giờ đồng...

Khu vực xây ga đường sắt Đà Nẵng mới nằm ở đâu?

Khu vực TP.Đà Nẵng dự kiến xây dựng ga đường sắt mới gần hồ Trung Nghĩa, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án được thực hiện theo hai giai đoạn. ...

Mới nhất

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Lan tỏa các giá trị cốt lõi của tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình xác định di sản văn hóa, con người Tràng An là giá trị vĩnh cửu, là nền tảng để phát huy trong tiến trình xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang linh hồn "Văn hóa Tràng An."Ninh Bình: Lượng hóa giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng AnUNESCO đánh giá cao...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng,...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139...

Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào phát triển đến năm 2030?

Ngày 10/11/2024, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công...

Mới nhất