Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Anh hùng Điện Biên Phủ - Kỳ 2: Túi gạo thấm máu...

Anh hùng Điện Biên Phủ – Kỳ 2: Túi gạo thấm máu nơi trận địa

Từ ngày 30.3 đến hết tháng 4.1954, quân ta mở đợt tấn công thứ 2 nhằm đánh chiếm các ngọn đồi phía đông và các cứ điểm phía tây sân bay Mường Thanh, siết chặt vòng vây, tạo thế trận cho tổng công kích. Đây là giai đoạn khốc liệt nhất chiến dịch, với điển hình là những trận chiến ở đồi C1 và đồi A1.

Đề bạt sẵn… đại đội trưởng

Ông Phạm Minh (nguyên Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 98, Sư đoàn 316) kể: “Chiều 30.3.1954, Đại đội 38 (Tiểu đoàn 215, Trung đoàn 98) làm chủ cứ điểm C1 sau gần 1 giờ tấn công. Hai đồi C1 và C2 sát nhau, lẽ ra đánh xong C1 thì đánh C2 luôn, nhưng do đã bàn bạc thống nhất “đại đội chủ công đánh xong thì rút về cho đại đội khác lên đánh tiếp, sợ thương vong nhiều, không đủ sức đánh”, nên Đại đội 38 không thừa thắng đánh ngay đồi C2 mà chờ Đại đội 35 lên. Địch lợi dụng sự lủng củng này của mình, giữ C2 và hôm sau phản công chiếm lại nửa đồi C1″.

“C1 ác liệt đến mức ta phải tăng cường nhiều đơn vị của các sư đoàn 316, 312, 308 đến bổ sung. Thương vong nhiều”, ông Phạm Minh nhớ lại và kể tiếp: “Chức vụ đại đội trưởng là do trung đoàn quyết định, chứ không do tiểu đoàn đề bạt tại mặt trận. Có cả một lực lượng đại đội trưởng đề bạt sẵn, anh này mất, anh kia lên thay. Tân binh có anh dưới xuôi lên, chưa biết ném lựu đạn, phải dạy. Chưa bao giờ đánh nhau mà cán bộ tham mưu hy sinh, vậy mà ở C1, ta mất nhiều. Gần 30 ngày đêm ở đồi C1, ta và địch ném lựu đạn sang nhau và đêm 1.5 ta mới chiếm được”.

Bộ đội Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 chiến đấu ở đồi C1

Bộ đội Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 chiến đấu ở đồi C1

TƯ LIỆU

Thời điểm tham gia trận đồi C1, ông Nguyễn Văn Lung mới 22 tuổi và là tiểu đội trưởng bộc phá (thuộc Đại đội 38, Tiểu đoàn 215, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316). Trận đánh ngày 12.4.1954, cả 2 trung đội của Đại đội 38 hy sinh gần hết, chỉ còn 4 – 5 người. Ông Lung được đề bạt từ tiểu đội trưởng lên thẳng chính trị viên phó đại đội, vừa trực tiếp chiến đấu vừa giải quyết thương binh, tử sĩ.

“Ở đồi C1, ta thương vong nhiều, nhưng không nao núng. Anh em chỉ xác định là phải đánh và sẵn sàng hy sinh. Tôi nhớ một cậu quân khí tên là Đức, quê Thái Bình, được bổ sung cho đại đội tôi. Khi cậu ấy hy sinh, tôi làm công tác di vật, giở ba lô ra thấy lá thư cậu ấy viết cho vợ con ở quê, có đoạn: “Trong cuộc chiến đấu này, anh có thể hy sinh, nhưng không ân hận. Chúng ta có 1 đứa con, em có đi bước nữa thì cũng nhờ người ta trông con và dạy bảo con khôn lớn trưởng thành”… Đoạn cuối lá thư viết: “Nếu ông bà nào nuôi cháu, vì nhiệm vụ mà bố cháu phải hy sinh, xin dạy bảo để cháu khôn lớn trưởng thành”, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lung nhớ lại.

Hạt gạo rang thấm máu

Đồi A1 nằm trong hệ thống cứ điểm trên dãy đồi phía đông Mường Thanh. Đây là ngọn đồi hình bầu dục cao hơn mặt đất 50 m, vị trí đặc biệt quan trọng, nên quân Pháp xây dựng A1 trở thành ổ đề kháng mạnh nhất Điện Biên Phủ.

Anh hùng Điện Biên Phủ - Kỳ 2: Túi gạo thấm máu nơi trận địa- Ảnh 2.

Các chiến sĩ xung kích Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 tấn công đồi A1

Từ chiều 30.3 đến sáng 4.4.1954, cả 2 trung đoàn đánh công kiên giỏi nhất của quân ta (Trung đoàn 174 của Sư đoàn 316 và Trung đoàn 102 của Sư đoàn 308) đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của địch trên đồi A1. Thương vong quá lớn khiến Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải ngưng tấn công, rút quân củng cố và để lại một lực lượng phòng ngự. Từ 4.4, quân Pháp kiểm soát 2/3 cứ điểm A1. Diện tích 1/3 còn lại do Trung đoàn 174 phòng ngự. Mãi tới ngày 6.5, nhờ khối bộc phá 1 tấn phá sập hệ thống hầm ngầm, quân ta mới làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1.

Trong hồi ký của mình, đại tá Vũ Đình Hòe (nguyên Cục phó Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu – nay là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng) kể lại thời gian đảm nhiệm Tiểu đoàn trưởng 249 (Trung đoàn 174, Sư đoàn 316) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: “Ngày 30.3, đoàn văn công đến biểu diễn trước khi chúng tôi đi đánh A1. Cậu Cư, đại đội trưởng chủ công, thấy văn công hát xong lần 1 lại hát lần 2 và cứ chạy quanh, liền bảo: “Anh Hòe ơi! Đi đánh nhau thế này mà bọn con gái nó cứ quấn lấy chân, cứ chạy vòng quanh thế này, không hay thế nào cả”…

Đêm ấy, khi các đơn vị khác đã phá rào, đánh vào thì Tiểu đoàn 249 mới nhận được lệnh tấn công A1. Khi đó, pháo 105 ly của mặt trận đã ngừng bắn, bộ đội đánh bộc phá và pháo địch tập trung nã vào đội hình Tiểu đoàn 249.

Di tích đoạn hào chiến đấu của bộ đội ta trên đồi A1

Di tích đoạn hào chiến đấu của bộ đội ta trên đồi A1

MAI THANH HẢI

“Đơn vị tôi quân số 500 người, vào đến nơi chỉ còn 2/3, rất nhiều cán bộ thương vong. Việc chỉ huy lúc ấy rất khó khăn. Giao thông hào của địch bên trong cao 1,6 m, khi tôi vào thì ngập đầu, lúc ra thì chỉ ngang lưng vì sạt lở và thi hài bộ đội. Đêm ấy chúng tôi không giải quyết được A1, phải rút ra bổ sung quân số. Lực lượng mới toàn là tân binh. Tập hợp cả thương binh từ tuyến sau và số còn sống, chưa được 100 người”, ông Vũ Đình Hòe nhớ vậy và nói: “Anh em chiến đấu và hy sinh dũng cảm lắm. Chúng tôi không nướng quân và cũng đừng gọi A1 là cối xay thịt”…

Cũng câu chuyện ở đồi A1, ông Nguyễn Sỹ Trinh (nguyên Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 261, Tiểu đoàn 18, Trung đoàn 102, Sư đoàn 308) kể: “Chúng tôi vào A1 thay cho Trung đoàn 174 của Sư đoàn 316. Chẳng biết A1 là gì, chỉ thấy cái đồi cao trơ trụi, không cây cối. Phá nốt cái hàng rào thì quân mình xông lên khí thế lắm. Nhưng súng nó bắn từ trên xuống, pháo nó ở khắp nơi dập xuống, làm ta thương vong lớn. Đến ngày thứ 3 vẫn không giải quyết được A1, chúng tôi phải rút ra cho Trung đoàn 174 lại vào thay. Tiểu đoàn tôi có 3 đại đội, hơn 300 người, nhưng khi rút ra chỉ có 17 người lành lặn”.

“Hồi ấy có túi gạo rang đeo bên hông, phòng khi đánh nhau không có cơm ăn. Lúc trên không tiếp tế kịp, lấy túi gạo đã thấm máu của liệt sĩ ra ăn. Những hạt gạo cứng lại vì máu”, ông Trinh nói.

Nhớ lại thời điểm đầu tháng 4.1954 ở đồi A1, ông Trần Văn Đông (Trưởng tiểu ban tác chiến Trung đoàn 102, Sư đoàn 308) hồi tưởng: “Đánh nhau ròng rã, chiến hào tan nát. Trên đường đi từ trung đoàn xuống các đại đội, tôi thấy dọc hầm hào la liệt anh em hy sinh, quấn chăn nằm từng góc, chưa kịp chôn. Đau. Căm thù. Nếu không có lòng căm thù ấy, nỗi đau ấy thì không có chiến thắng. Lòng căm thù giúp bộ đội tiếp tục chiến đấu cho đến chiến thắng”. (còn tiếp)

“Trung đoàn 174 được giao đánh A1, Trung đoàn 98 đánh C1. Đại đoàn tổ chức hội nghị giao ước thi đua để cùng có quyết tâm, khuyến khích mọi người tin tưởng vào chủ trương của trên. Ông tiểu đoàn trưởng chủ công bên Trung đoàn 98 lên hứa rồi thách tiểu đoàn chủ công tôi lập công. Tôi nghĩ bụng: “Thách thức cái gì. Đánh nhau là chuyện xương máu, không phải chơi đùa”. Cũng không định phát biểu, nhưng chính trị viên tiểu đoàn bảo: “Nó thách thì cậu cứ lên, sợ gì?”. Tôi lên đáp từ, chỉ nói chung chung cùng lập công cho đại đoàn. Thực ra lúc ấy tôi cũng hơi bực mình: Chiến đấu là vấn đề sinh tử, sinh mạng con người. Thách nhau làm gì? Thách nhau đem quân đi nướng à?”…

Ông Vũ Đình Hòe, nguyên Tiểu đoàn trưởng 249, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316

“Đầu tháng 4.1954 sang đợt 2. Tuy ta đã khống chế sân bay nhưng phải giữ không cho địch tràn ra. Trung đoàn 36 đánh phía tây sân bay Mường Thanh, bị thương và hy sinh nhiều. Chỗ đó không cây cối, pháo binh của nó căn sẵn, thấy mình vào là nó dập xuống, chưa kể máy bay bắn phá. Gần cuối đợt 2, Trung đoàn 36 bị tổn thất nhiều lắm. Có những đại đội trên 100 người, sau 1 ngày chỉ còn 15 – 20 người. Đa số mộ của anh em không có tên. Nó bắn như thế, sao còn trông thấy mặt mũi nữa. Chôn đồng đội mà không biết ai là ai. Rất đau xót!”.

Ông Trần Vũ Hòa, nguyên Trợ lý tác chiến, Trung đoàn 36, Sư đoàn 308

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Ấn phẩm đặc biệt, khơi dậy tình yêu lịch sử đất nước

Từ ngày 14-16/10, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La đã trao tặng 4.500 ấn phẩm đặc biệt “Cột cờ Hà Nội” cho học sinh và lưu học sinh Lào thuộc các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ấn phẩm đặc biệt phụ san của Báo Nhân Dân gồm 1 trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và 1 trang cắt dán mô hình. Bạn đọc có thể cắt, dán trang...

Ký ức một thời hoa lửa

“Từ khắp bốn phương trời lửa đạn/ Đàn con về sau những năm xa/ Cởi súng gạt mồ hôi trên trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”, ông Nguyễn Như Thiện ngân nga bài thơ “Ngày về” của nhà văn, người đồng đội Nguyễn Đình Thi, vẽ ra trước mắt chúng tôi những ký ức khó quên của người lính về một thời hoa lửa. “Ta đã về đây, Hà Nội ơi!” Từ thành phố...

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại châu Âu, ông Ingi Olafsson, Giám đốc Diễn đàn báo in thế giới nhấn mạnh: Ban tổ chức đánh giá phụ san của Báo Nhân Dân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sản phẩm...

Triển lãm 103 tác phẩm ảnh “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”

Triển lãm giới thiệu 103 bức ảnh thể hiện những đóng góp to lớn, vai trò chỉ đạo cùng những quyết định mang tính chiến lược của Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ...

Vang mãi bản hùng ca”

"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca" là chủ để triển lãm ảnh lần thứ 21 và là quyển sách ảnh thứ 20 của NSNA Nguyễn Á gắn liền sự kiện lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Chiến dịch Điện Biên Phủ – Thử thách cực đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam

THÁNG 12.1953, BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA KẾ HOẠCH MỞ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ. KHẮC PHỤC MỌI KHÓ KHĂN THỬ THÁCH, MỘT KHÔNG KHÍ SỤC SÔI, KHẨN TRƯƠNG CỦA QUÂN VÀ DÂN CẢ NƯỚC CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH NÀY. Trước cuộc chiến sống còn, QĐNDVN (Quân đội nhân dân Việt Nam) tuy có quân số đông hơn đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn....

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: ‘Pháo đài không thể công phá’

MÙA HÈ NĂM 1954, NGƯỜI PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG ĐÃ SA VÀO CÁI BẪY DO CHÍNH MÌNH BÀY RA DO KHÔNG THỂ LƯỜNG HẾT ĐƯỢC SỨC MẠNH VÔ BIÊN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM. TƯỚNG COGNY - TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG BẮC BỘ BẼ BÀNG THỪA NHẬN: “BIÊN PHỦ QUẢ LÀ MỘT CÁI BẪY, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁI BẪY VỚI VIỆT MINH NỮA, MÀ ĐÃ THÀNH MỘT CÁI BẪY ĐỐI VỚI CHÚNG TA". Cuối năm 1953, Chiến...

Điện Biên Phủ – Tiếng sấm “chấn động địa cầu”- Bài 2: Tác động của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với chiến lược...

“Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động sâu sắc đến chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ. Nó đẩy các nước Phương Tây vào một tình thế hoàn toàn bất lợi, buộc các nhà chiến lược của các nước đế quốc, trước hết là Mỹ, phải điều chỉnh chiến lược”. Đó là đánh giá của Trung tướng Nguyễn Ngọc Văn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng.   Phóng viên (PV): Các nhà chiến lược phương Tây đánh giá...

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. 7 thập kỷ qua, những chàng thanh niên mười tám, đôi mươi ngày ấy giờ đã là những cụ ông chân yếu, mắt mờ nhưng khi nhắc về chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,...

Thuốc lào với chiến sĩ Điện Biên

Báo QĐND - Trong những câu chuyện về quá trình chuẩn bị hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, có những điều đặc biệt mà sau này vẫn được những người chiến sĩ kể lại như một ký ức thú vị trong thời gian chiến đấu của mình đó là: Chuyện thuốc lào ở Điện Biên Phủ. qdnd.vn Nguồn

Cùng chuyên mục

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 6-5-1954, tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Sáng ngày 6-5-1954, Tiểu đoàn 255 thuộc Trung đoàn 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá gần 1.000kg thuốc nổ trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay. Chọc mù “con mắt” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Trong cuốn Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Đại...

Mới nhất

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Mới nhất