Powered by Techcity

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị.

Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham dự là Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm, đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước. Đây cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.

Thời gian qua, chất lượng tăng trưởng của vùng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.

Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 19,5 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD, tăng 12,8 % so với cùng kỳ năm trước. Ba địa phương có kim ngạch tỷ USD lần lượt là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. 

Về nhập khẩu, vùng đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu hàng hóa đạt 6,48 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. 02 địa phương có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD của vùng là Long An và Tiền Giang.

Mặc dù có những kết quả nhất định, song Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định, quy mô kinh tế của vùng chỉ chiếm hơn 12% so cả nước; tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương trong vùng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu; hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu; một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức; chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm,

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng cần có định hướng và tầm nhìn phát triển là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm, theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị đại diện các địa phương trong vùng cùng tập trung trao đổi và bàn thảo giải pháp tăng cường các mặt mạnh, giảm thiểu các mặt yếu nội tại của vùng để góp phần đưa các hoạt động thương mại nội vùng, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu của vùng khởi sắc mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Cụ thể tập trung thảo luận vào phương hướng đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và phù hợp với vùng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; Chuyển đổi số và liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng; Phát triển dịch vụ logistics và sự phối hợp của doanh nghiệp phân phối trong hoạt động xuất nhập khẩu của vùng; Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, trao đổi về những phương pháp hoặc hướng tháo gỡ các vấn đề các địa phương trong vùng đang còn vướng mắc đối với hoạt động liên kết xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu, tận dụng các cơ hội thị trường trong và ngoài nước.

Đối với đồng chí tham gia các chuyên đề thảo luận của Hội nghị, nêu ý kiến phát biểu ngắn gọn, trọng tâm, đặc biệt phát huy các sáng kiến đóng góp khả thi, có thể ứng dụng nhanh và hiệu quả cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu của vùng, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bấp bênh, căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực, nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam phải đương đầu với lạm phát, lãi suất cao khiến suy giảm tổng cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại với Việt Nam.

“Với sự chung tay tích cực đóng góp ý chí và tâm sức với hội nghị, tôi rất mong hội nghị sẽ thu nhận được nhiều thông tin và giải pháp giá trị, sớm góp phần đưa vùng đồng bằng sông Cửu Long vươn tầm phát triển mới, xứng đáng với vị thế và vai trò quan trọng đối với quốc gia”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng.

Hội nghị tập trung bàn thảo 06 nhóm vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long như: (1) Phương hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế xuất khẩu của vùng (về nông nghiệp: Lúa gạo, thủy sản, trái cây, rau màu; Về công nghiệp: Chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, công nghiệp cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng; (2) Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; (3) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển thương mại vùng; (4) Liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng cho các nhóm sản phẩm thế mạnh; (5) Phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của vùng và (6) Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được kỳ vọng sẽ là kênh chia sẻ, trao đổi thông tin giá trị, cùng bàn thảo để triển khai các giải pháp hỗ trợ, liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn trong và ngoài vùng đồng bằng sông Hồng trong công tác xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu; vì mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp của vùng ngày càng lớn mạnh, giúp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của vùng vươn xa hơn tới các thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy vùng phát triển bám sát định hướng được nêu tại Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên lề Hội nghị kết hợp không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp trong vùng, tạo cơ hội kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có sản phẩm chất lượng cao, có tiềm năng và năng lực xuất khẩu được Ban tổ chức Hội nghị tạo điều kiện thuận lợi để tham gia hoạt động này.

 

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về đất đai, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, nguồn nước thuận lợi nên diện tích cây ăn trái tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh lúa, thủy sản thì trái cây cũng là một thế mạnh trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của vùng. Đồng thời, trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều…

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, rất nhiều nhóm ngành hàng của Việt Nam đã vượt mốc kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, như nhóm hàng rau quả, gạo, tôm…, phần lớn đến từ đồng bằng sông Cửu Long. Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long 7,6 triệu tấn. Tính chung đến nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại… Trong tốp các địa phương có sản lượng nuôi, khai thác thuỷ hải sản cung ứng cho thị trường toàn cầu, tập trung hầu hết tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang (con tôm); các tỉnh như An Giang, Ðồng Tháp thì nổi tiếng với con cá da trơn.

 

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/xu-c-tie-n-thuong-ma-i-va-pha-t-trie-n-xua-t-nha-p-kha-u-vu-ng-dong-bang-song-cuu-long.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

250 trẻ em TP. Long Xuyên “Vui Trung thu, đón trăng rằm”

 - Tối 16/9 (nhằm ngày 14/8 AL), tại công trường Hai Bà Trưng (phường Mỹ Long), UBND TP. Long Xuyên tổ chức "Đêm hội trăng rằm" năm 2024, chủ đề “Vui Trung thu, đón Trăng rằm”. 250 cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở và địa bàn dân cùng tham dự. ...

300 thiếu nhi, là con của đoàn viên công đoàn tỉnh An Giang vui “Đêm hội trăng rằm”

 - Tối 16/9, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn An Giang tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho 300 thiếu nhi, là con của đoàn viên ở các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang và công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh. ...

Giám sát việc triển khai nghị quyết HĐND tỉnh An Giang lĩnh vực y tế

 - Chiều 16/9, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh dẫn đầu đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh, làm việc tại Sở Y tế. Qua đó, nhằm xem xét, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến hết tháng 7/2024, lĩnh vực y tế. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang

 - Chiều 16/9, tại TX. Tịnh Biên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy cùng tham dự. ...

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nguồn Quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tri Tôn

 - Ngày 16/9, Huyện ủy Tri Tôn (tỉnh An Giang) phối hợp Học viện Chính trị khu vực IV (Học viện Chính trị Quốc gia) tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Cùng chuyên mục

250 trẻ em TP. Long Xuyên “Vui Trung thu, đón trăng rằm”

 - Tối 16/9 (nhằm ngày 14/8 AL), tại công trường Hai Bà Trưng (phường Mỹ Long), UBND TP. Long Xuyên tổ chức "Đêm hội trăng rằm" năm 2024, chủ đề “Vui Trung thu, đón Trăng rằm”. 250 cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở và địa bàn dân cùng tham dự. ...

300 thiếu nhi, là con của đoàn viên công đoàn tỉnh An Giang vui “Đêm hội trăng rằm”

 - Tối 16/9, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn An Giang tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho 300 thiếu nhi, là con của đoàn viên ở các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang và công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh. ...

Giám sát việc triển khai nghị quyết HĐND tỉnh An Giang lĩnh vực y tế

 - Chiều 16/9, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh dẫn đầu đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh, làm việc tại Sở Y tế. Qua đó, nhằm xem xét, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến hết tháng 7/2024, lĩnh vực y tế. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang

 - Chiều 16/9, tại TX. Tịnh Biên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy cùng tham dự. ...

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nguồn Quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tri Tôn

 - Ngày 16/9, Huyện ủy Tri Tôn (tỉnh An Giang) phối hợp Học viện Chính trị khu vực IV (Học viện Chính trị Quốc gia) tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

An Phú trao 50 xe đạp và 150 phần quà Tết Trung thu cho trẻ em đặc biệt khó khăn

 - Sáng 16/9, UBND huyện An Phú phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang tổ chức trao xe đạp và quà Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước và Bí thư Huyện ủy An Phú Quách Tố Giang đã đến dự. ...

Thiếu nhi xã Bình Thạnh vui Tết Trung thu

 - Chiều 15/9, Xã đoàn Bình Thạnh (Châu Thành) phối hợp Ban Chấp hành Chi hội Sinh viên An Giang - Trường Đại học Võ Trường Toản tổ chức Chương trình Trung thu, chủ đề “Trăng 2024”. ...

Thông qua nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ IX (nhiệm...

 - Ngày 16/9, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị thông qua nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024 – 2029). ...

An Giang: Khai giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị và lớp Bồi dưỡng Cấp ủy cơ sở (lớp thứ 2)

 - Sáng 16/9, tại Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, Tỉnh ủy An Giang phối hợp Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức Lễ khai giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị K18B5-AG (hệ không tập trung), khóa học 2024 - 2026. ...

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO – Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu vực thượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất