Powered by Techcity

TP.HCM – ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung

TP.HCM - ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung - Ảnh 1.

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của từng địa phương ở ĐBSCL thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu dự hội nghị – Ảnh: CHÍ QUỐC

TP.HCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong giai đoạn 2024-2025 và 2026-2030, tập trung vào các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đường sắt TP.HCM – Cần Thơ và phát triển du lịch đường thủy.

Đặc biệt, hai vùng kinh tế trọng điểm này sẽ xây dựng khung quy chế cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu đóng góp 30% GDP cả nước và trở thành hình mẫu phát triển kinh tế vùng.

Đã tốt, cần làm tốt hơn

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh thành vùng ĐBSCL thống nhất rằng sự hợp tác giữa TP.HCM và ĐBSCL thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các bên nhấn mạnh cần thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và thực chất hơn trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho rằng giai đoạn 2024-2025 cần tập trung liên kết phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ. Trong đó ưu tiên các dự án trọng điểm như nâng cấp, mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tuyến đường ven biển kết nối TP.HCM với ĐBSCL và các tuyến cao tốc đang triển khai. Ông cũng đề xuất nghiên cứu khai thác vận tải đường thủy kết nối TP.HCM với các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, đồng thời phối hợp phát triển du lịch đường thủy trên những tuyến này.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh vai trò không thể tách rời giữa TP.HCM và ĐBSCL trong quá trình phát triển. Theo ông, ngoài việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, cần xây dựng khung quy chế cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông đưa ra ví dụ: các địa phương cần có cơ chế hỗ trợ về phần mềm và phần cứng cho doanh nghiệp công nghệ cao, hoặc ưu tiên thủ tục hành chính và đất đai cho các doanh nghiệp từ TP.HCM đầu tư vào ĐBSCL. Những quy định này cần được thông báo rộng rãi để doanh nghiệp nắm rõ và triển khai.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân đồng tình với quan điểm này và đề nghị khuyến khích sự tham gia tối đa của các doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm hợp tác trước đây.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đề xuất nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa ĐBSCL tại TP.HCM, đặc biệt là đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị, thay vì chỉ giới hạn ở hội chợ. Điều này sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống người dân trong vùng. Ông cũng gợi ý TP.HCM tận dụng các cơ quan truyền thông của mình để quảng bá mạnh mẽ cho ĐBSCL, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện trong khu vực.

Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã thể hiện quan điểm rõ ràng về mối quan hệ hợp tác với vùng ĐBSCL, trong đó nhấn mạnh TP.HCM không chỉ đơn thuần đến để giúp đỡ mà thực sự cần và nhận được nhiều giá trị từ mối quan hệ này. TP xác định có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác vùng một cách hiệu quả.

Về kế hoạch từ nay đến năm 2025, ông Mãi đã giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các tỉnh để tạo ra những hợp tác thiết thực, có trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu được đặt vào việc kết nối hạ tầng, dù tốn kém nhưng cần được thực hiện cơ bản trước.

Cụ thể, TP sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện pháp lý, thúc đẩy mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương, mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 50B, đồng thời nghiên cứu phát triển đường ven biển và đường biên giới kết nối với ĐBSCL.

Đặc biệt, TP.HCM sẽ chủ động nghiên cứu và mời các tỉnh ĐBSCL tham gia quá trình phát triển hạ tầng. Một trong những dự án trọng điểm là đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, với mục tiêu hoàn thiện pháp lý và khởi công trước năm 2030. Song song đó, TP cũng đề xuất khởi động lại các dự án giao thông đường thủy quan trọng, hướng tới mở rộng kết nối sang Campuchia, nhằm phát triển du lịch đường thủy và logistics.

Trong lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch TP.HCM được giao nhiệm vụ xây dựng các tour tuyến phối hợp, với mục tiêu kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế tại Việt Nam. Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức lễ hội, sự kiện theo lịch phân bổ hợp lý, đảm bảo mỗi tháng đều có hoạt động thu hút du khách.

Về xúc tiến đầu tư và thương mại, TP.HCM dự kiến tổ chức không gian ĐBSCL hoặc tuần lễ ĐBSCL tại TP để giới thiệu toàn diện tiềm năng vùng. Đây sẽ là cơ hội để các địa phương quảng bá, thu hút đầu tư và phát triển du lịch. TP cũng sẽ tận dụng hệ thống truyền thông sẵn có để hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL trong công tác truyền thông, thông qua việc giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch chi tiết.

Những đề xuất và cam kết này thể hiện quyết tâm của TP.HCM trong việc tăng cường kết nối, hợp tác toàn diện với vùng ĐBSCL, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng chung cho cả vùng.

TP.HCM - ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung - Ảnh 2.

Tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương là một trong những dự án được TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL xác định ưu tiên xúc tiến nâng cấp, mở rộng – Ảnh: CHÍ QUỐC

3 thách thức trong mối liên kết TP.HCM và ĐBSCL

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL. Theo bà, sự hợp tác này đã tạo nên một khu vực kinh tế phát triển với tính liên kết ngày càng chặt chẽ, đóng góp khoảng 30% GDP cả nước và đang trở thành hình mẫu phát triển kinh tế vùng.

Tuy nhiên, bà Ngọc chỉ ra ba thách thức lớn trong quan hệ hợp tác này. Thứ nhất là sự chênh lệch về phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL còn rất lớn, thể hiện qua hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục và thu nhập.

Thứ hai là vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường, khi ĐBSCL chịu tác động nặng nề nhất, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang ảnh hưởng đến tài nguyên nước, đất đai và tình trạng ngập, xâm nhập mặn.

Thứ ba là đầu tư hạ tầng vùng ĐBSCL còn chậm và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ đồng hành cùng TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL thông qua việc tham mưu Chính phủ ưu tiên phát triển hạ tầng kết cấu xã hội, tháo gỡ các điểm nghẽn. Bộ sẵn sàng phối hợp với TP.HCM và các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang vướng mắc. Bộ kỳ vọng mô hình hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL sẽ trở thành hình mẫu tốt, có thể nhân rộng trên cả nước.

Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-dbscl-bat-tay-vi-thinh-vuong-chung-20241130081022962.htm

Cùng chủ đề

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp… và các tổ chức trong nước, quốc tế. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An...

Lần đầu thấy cảnh người Việt Nam thu hoạch hoa súng, khách Mỹ choáng ngợp

Trong chuyến đi tới Việt Nam cách đây không lâu, Jess McHugh, du khách người Mỹ có dịp tới thăm khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long để tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương. Đây cũng là lần đầu vị khách chứng kiến cách thu hoạch hoa súng ở vùng sông nước. “Vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoa súng hiện hữu nhiều. Thời điểm này, nông dân ở đây nhộn nhịp vào vụ thu hoạch...

Giá lúa ổn định; giá gạo giảm nhẹ 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm 100 đồng/kg. Thị trường giao dịch bình ổn. Trên thị trường lúa, ghi nhận tại các địa phương như Đồng Tháp, Kiên Giang giao dịch bình ổn, giá lúa thơm tăng nhẹ, lúa khô lượng có nhiều, nhu cầu hỏi mua ổn định. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang...

Giá lúa gạo hôm nay 13/11/2024: Giá lúa tăng 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100 -200 đồng/kg; giá gạo giảm 50 – 100 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.400 – 7.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở...

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam có 2 thành phố trực thuộc trung ương là TPHCM, Cần Thơ và 17 tỉnh gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.  Diện tích của miền Nam là 64.473,1km2 theo Tổng cục Thống kê năm 2023. Trong đó, Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất...

Cùng tác giả

Hội Người cao tuổi huyện Châu Thành triển khai nhiệm vụ năm 2025

 - Ngày 7/2, Hội Người cao tuổi huyện Châu Thành tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

 - Chiều 7/2, Thường trực Tỉnh ủy với sự chủ trì của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang vừa làm việc với Đoàn công tác của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Đông Phong, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, nhằm đánh giá công tác phối hợp thời gian qua và...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 2/2025

 - Chiều 7/2, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 2/2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. ...

Thành ủy Châu Đốc triển khai công tác xây dựng Đảng năm 2025

 - Chiều 7/2, Ban Thường vụ Thành ủy Châu Đốc tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Châu Đốc Cao Xuân Bá chủ trì hội nghị. ...

Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng – Xuân An Khang

Lễ hội Vàng 2025 với chủ đề Xuân An Khang được Tập đoàn DOJI tổ chức đồng bộ tại hơn 200 trung tâm trang sức trên cả nước từ ngày 5 - 7/2/2025 (tức ngày mùng 8 - mùng 10 Tết) với nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc. Lễ Hội Vàng - Xuân An Khang được tổ chức đồng...

Cùng chuyên mục

Hội Người cao tuổi huyện Châu Thành triển khai nhiệm vụ năm 2025

 - Ngày 7/2, Hội Người cao tuổi huyện Châu Thành tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

 - Chiều 7/2, Thường trực Tỉnh ủy với sự chủ trì của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang vừa làm việc với Đoàn công tác của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Đông Phong, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, nhằm đánh giá công tác phối hợp thời gian qua và...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 2/2025

 - Chiều 7/2, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 2/2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. ...

Thành ủy Châu Đốc triển khai công tác xây dựng Đảng năm 2025

 - Chiều 7/2, Ban Thường vụ Thành ủy Châu Đốc tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Châu Đốc Cao Xuân Bá chủ trì hội nghị. ...

Triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề nguồn nhân lực

 - Sáng 7/2, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” trên địa bàn tỉnh. ...

Động lực mới tăng trưởng kinh tế An Giang

 - An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới. ...

Khởi động sản xuất tháng Giêng

 - Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng...

Chủ động bảo vệ rừng

 - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bảo đảm quân số, chủ động thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. ...

“Lên dây cót” đầu năm

 - Cũng giống như chiếc đồng hồ lên dây cót, ta cần phải chuẩn bị cho một năm mới với tất cả nhiệt huyết, năng động và sẵn sàng vượt qua thử thách phía trước. ...

Định hướng phát triển du lịch đồi Tức Dụp

 - Tại buổi khảo sát Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã có những định hướng, chỉ đạo phát triển du lịch (DL) địa điểm này. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất