Powered by Techcity

Tân Châu: Bức tranh kinh tế

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Khép lại năm 2023, mặc dù, phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức; nhưng với sự tập trung lãnh đạo của Thị ủy, chỉ đạo điều hành quyết liệt của UBND thị xã, giám sát của HĐND thị xã, cùng sự nỗ lực và đồng thuận của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và sự đồng thuận của Nhân dân; song nhìn lại bức tranh kinh tế – xã hội của thị xã Tân Châu trong năm qua vẫn có những “điểm sáng và khởi sắc” với nhiều thành tựu quan trọng đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Đây được xem là động lực to lớn để thị xã Tân Châu bước vào năm 2024 bứt phá, tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XII.

Bức tranh đô thị Tân Châu (Ảnh: Nguyễn Văn Huy) 

Bức phá đậm nét chỉ tiêu kinh tế – xã hội

Năm 2023, là năm bức phá đậm nét về bức tranh kinh tế của thị xã Tân Châu; hầu hết các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế – xã hội đề ra từ đầu năm đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch; sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng trở lại; lĩnh vực an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục ổn định; lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử được chỉ đạo quyết liệt, tình hình dịch bệnh được kiểm soát,… Có được kết quả đó, trước hết nhờ đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, đi đôi với việc phát triển thương mại, dịch vụ; phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội vào đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. 

Đô thị Tân Châu vào Xuân

 Chợ Tân Châu nhộn nhịp vào xuân (Ảnh: Nguyễn Văn Huy)

Nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, đó là hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 11.000 tỷ đồng (tăng 15,6% so cùng kỳ và vượt 0,2% so kế hoạch năm). Thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn đạt gần 160 tỷ đồng (đạt 143% so chỉ tiêu tỉnh giao). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hóa qua Cửa khẩu Vĩnh Xương ước đạt gần 880 triệu USD, tăng 43,95 % so với cùng kỳ,… Từ đó, giúp đời sống người dân trên địa bàn thị xã không ngừng phát triển tăng lên; đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 68,3 triệu đồng, tăng 3,2 triệu đồng so năm 2022.  

Đoàn khảo sát tham quan làng Chăm Châu Phong

Lĩnh vực du lịch tiếp tục được quan tâm, thị xã tổ chức khảo sát, tìm kiếm tiềm năng du lịch mới; nhất là, tổ chức các tour trải nghiệm làng Chăm xã Châu Phong, ngày Hội văn hoá – ẩm thực vùng biên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã cơ bản được ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường; chương trình khuyến công tiếp tục được triển khai thực hiện, đã giải ngân vốn vay 19 dự án xay xát với tổng số tiền trên 75 tỷ đồng; trong năm, có 18 cơ sở đăng ký mới, tổng vốn đầu tư 01 tỷ 040 triệu đồng, 03 cơ sở thực hiện đầu tư mở rộng, tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng. Hiện địa bàn thị xã có 37 doanh nghiệp và 812 hộ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Niềm vui nông dân thu hoạch lúa được mùa, trúng giá

Một điểm nhấn trong “bức tranh” kinh tế của thị xã, đó là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2023, được đánh giá là năm thành công của ngành nông nghiệp, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể nhờ lúa “được mùa lẫn trúng giá”. Đặc biệt thị xã đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Từ đó, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giống lúa, đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể. Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đã công nhận mới thêm 3 sản phẩm OCOP nâng tổng số sản phẩm OCOP thị xã 9 sản phẩm trong đó 3 sản phẩm đạt 4 sao và 6 sản phẩm đạt 3 sao.  

Thi công công trình tuyến kè đầu kênh Vĩnh An

Nhiều công trình trọng điểm được triển khai xây dựng

Lĩnh vực đầu tư phát triển, thị xã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều công trình, dự án như: Trụ sở làm việc UBND xã, phường, công trình giao thông nông thôn, hạ tầng hẻm, góp phần phát triển đô thị và kinh tế – xã hội địa phương. Nhờ đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình mang tính trọng điểm, thị xã Tân Châu có được diện mạo rất đẹp, đường sá thông thoáng, nhà cửa xây khang trang. Trong giải ngân vốn đầu tư công, ước cả năm thị xã đạt tiến độ 95%; thị xã phối hợp với các Sở, Ngành tỉnh đẩy mạnh thực hiện các công trình trọng điểm và giải ngân vốn đầu tư công, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế thị xã như triển khai thực hiện tuyến đường liên kết vùng, trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, cầu Tân Châu – Châu Đốc; Trụ sở UBND thị xã và Cầu Nghĩa trang Liệt sĩ bắc ngang Kênh Thần Nông chuẩn bị hoàn thành; tuyến kè đầu kênh Vĩnh An đạt 100%. Năm 2023, thị xã cũng thực hiện 24 hẻm với tổng kinh phí 6,7 tỷ đồng. Trong đó, có 02 phường Long Thạnh và Long Hưng sử dụng vốn ngân sách thị xã 60%, còn lại 03 phường Long Châu, Long Sơn và Long Phú vận động nhân dân đóng góp 100% kinh phí thực hiện. 

Công trình cầu Châu Đốc

Điểm rõ nét nhất trong đầu tư cơ sở hạ tầng của thị xã được Nhân dân đồng thuận cao, đó là triển khai xây dựng công trình cầu Châu Đốc và dự án tuyến đường liên kết vùng N1, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, nối tỉnh An Giang với Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An đang đẩy nhanh tiến đ, dự kiến thực hiện hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 12/2024. Đây là công trình giao thông cấp I, cùng với đó là các lợi ích quan trọng, nên Đảng bộ, chính quyền cùng người dân Tân Châu rất quan tâm, tích cực vào cuộc. Nhờ đó, công tác giải phóng mặt bằng, thi công đã và đang thực hiện vượt so kế hoạch, nhân đôi niềm vui cùng với bà con Nhân dân toàn thị xã. Công trình không chỉ đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng từ bấy lâu nay của chính quyền và bà con Nhân dân, mà còn tạo dấu ấn, là điều kiện quan trọng giúp Tân Châu phát triển đô thị, khai thác tiềm năng kinh tế liên kết vùng, kinh tế biên mậu,… giúp Tân Châu phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn và nâng cao đời sống người dân trên địa bàn. 

Công trình công viên dưới chân cầu Tân An (phía bờ Long An)

Ngoài sự quan tâm chỉnh trang đô thị, thị xã cũng đang dồn sức hoàn thiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó, huy động từ sức dân là chính. Tính đến nay, thị xã có 06/09 xã đạt chuẩn NTM, gồm: Long An, Phú Vĩnh, Tân An, Châu Phong, Vĩnh Hòa và Vĩnh Xương. Các xã NTM còn lại số tiêu chí nông thôn mới đạt bình quân/xã: 16,67 tiêu chí và 52,67 chỉ tiêu; trong đó, xã Long An đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Riêng xã Phú Lộc và xã Phú Vĩnh đã được tỉnh thẩm tra, chờ kết quả công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao. Có thể nói, mỗi tiêu chí xây dựng NTM hoàn thành là từ sự quyết tâm, đồng lòng của toàn Đảng và toàn dân hướng đến mục tiêu nâng cao về đời sống, vật chất tinh thần cho Nhân dân và phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng và Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Văn Cọp trao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Lê Chánh

Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, công tác an sinh xã hội cho người dân được đảm bảo, cải thiện. Chất lượng giáo dục – đào tạo ngày càng được nâng cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ GDPT đạt 100%; tỷ lệ huy động học sinh các cấp học được đảm bảo; mạng lưới trường lớp, học được phủ kín các xã, phường; toàn thị xã có 29/56 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 51.79%. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân thực hiện đạt kế hoạch đề ra; hệ thống y tế từ thị xã đến cơ sở từng bước được củng cố và phát triển; cuối năm 2023, độ bao phủ BHYT đạt 91,2% đạt 100% so kế hoạch. 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Nưng và Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Văn Cọp tặng quà Tết hộ gia đình chính sách xã Tân Thạnh

Công tác an sinh xã hội được quan tâm, chính sách trợ giúp gia đình chính sách, người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn,… được thực hiện lồng ghép, triển khai đồng bộ, kịp thời.  Thông qua đó đã giúp kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 439 hộ nghèo, giảm 202 hộ và 1.833 hộ cận nghèo, giảm 969 hộ.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đinh Thị Việt Huỳnh và Phó Bí thư Thị ủy – Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Thanh Lâm trao quà Tết cho hộ gia đình sách xã Tân Thạnh

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao, thông tin – tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động tập trung chào mừng các ngày lễ, tết và các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh và của thị xã. Công tác cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực, luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch hành chính. 

Hội thi đua thuyền trên sông Tiền

Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã tiếp tục được giữ vững; tăng cường công tác xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng Lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương trong mọi tình huống. 

Có thể nói, đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là nhờ vào sự tập trung lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND thị xã, sự vào cuộc tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2023 của các phòng, ban, ngành thị xã và địa phương luôn bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đã được Thị ủy, HĐND thị xã thông qua; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt và đề ra các giải pháp phù hợp từng thời điểm. 

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị 2024

Năm 2024, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bứt phá thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là cơ bản, đồng thời cũng đan xen những khó khăn, thách thức đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực đổi mới, chủ động các giải pháp, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Trên tinh thần đó, các ngành, các phường, xã cần xác định rõ nhiệm vụ, yêu cầu để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 theo hướng tích cực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và điều kiện để duy trì tăng trưởng kinh tế, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Với mục tiêu khai thác lợi thế biên giới và các thị trường truyền thống đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, từng bước giảm thiểu tai nạn giao thông. 

Để từng bước hướng đến trở thành thành phố, thị xã sẽ huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Trong đó, tập trung đầu tư công vào các công trình trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn, giáo dục, y tế… Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án cầu Châu Đốc; dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp (đường N1); dự án san lấp kênh Vĩnh An giai đoạn 2 và kêu gọi đầu tư các công trình dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã,… Qua đó, tạo nền tảng vững chắc, sớm đưa thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và đạt chuẩn đô thị loại II sau năm 2030. 

Những kết quả đạt được, đã minh chứng rõ nét cho sự đoàn kết, thống nhất, đồng lòng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong toàn thị xã. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước, nhưng với những giải pháp trọng tâm, triển khai đồng bộ, thị xã Tân Châu tiếp tục phát huy nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực và sẽ không khó để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, qua đó, xây dựng quê hương xứ lụa Tân Châu ngày càng phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm là một trong 3 trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh An Giang./.

Văn Phô



Nguồn

Cùng chủ đề

Xác minh vụ thiếu nữ bị đánh hội đồng, lột hết quần áo

Sáng nay (1/11), lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cho biết, công an huyện cùng phòng GD-ĐT đang phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm vụ thiếu nữ bị nhóm bạn đánh hội đồng, lột quần áo. “Theo thông tin ban đầu, nạn nhân và nhóm người trong clip đã nghỉ học. Chỉ có 1 em mặc đồng phục, chúng tôi đang xác minh xem học ở trường nào”, lãnh đạo huyện thông tin. Trước đó, mạng xã...

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở – Ảnh: NGUYỆT PHẠM Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy. Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp...

Khu rừng ở An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau mùa nước nổi thấy động vật sách Đỏ, đẹp mê luôn

Một trong những địa điểm thường được du khách lựa chọn tham quan mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).  Khi con nước về, rừng tràm Trà Sư khoác lên mình vẻ đẹp tràn đầy sức sống với thảm xanh ngút ngàn. Rừng tràm Trà Sư có diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm, là một trong số ít rừng nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, được...

Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Giá trị xuất khẩu gạo tăng theo từng năm Theo ông Trần Thanh Tuấn, Phó Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương tỉnh An Giang) cho biết, An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) với tổng sản lượng lúa hằng năm đạt trên 4 triệu tấn, quy ra gạo ước đạt trên 2 triệu tấn. Nếu như,...

Lang thang chợ làng An Giang, mê gì đâu mớ rau dại, rổ ổi chín, cá đồng mùa nước nổi, thấy mà ham

Ngày nay, chợ quê mua bán nhộn nhịp và đầy đủ các loại hàng hóa hơn xưa, nhưng nét quê vẫn còn giữ trong những âm thanh ồn ã của chợ, trong hình ảnh những lợp bắt cá hay những tấm lưới mới giăng câu về.  Nếu là người lần đầu được ghé thăm chợ quê, chắc chắn những nét đẹp bình dị ấy sẽ làm thức dậy các giác quan, rồi trở thành niềm lưu luyến khi đi xa.  Còn...

Cùng tác giả

Chuẩn bị chu đáo lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế

 - Ngày 14/11, An Giang sẽ long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai", Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ,...

Sản vật từ cây thốt nốt

 - Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế. ...

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

 - Thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (9/11), các cơ quan, đơn vị, người dân tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác thi hành, bảo vệ pháp luật. ...

An Giang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp

 - Bên cạnh việc nỗ lực “chạy nước rút”, phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu năm 2024 và Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp (nhiệm kỳ 2020 – 2025), hiện nay, cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. ...

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

 - Chiều 7/11, tại chùa Chăs-Sđao (ấp Tân Hòa, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành) Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Châu Thành phối hợp xã Hòa Bình Thạnh tổ chức Hội nghị truyền thông khách hàng, tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Phó Giám đốc BHXH An Giang Lê Chí Thành tham dự. ...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị chu đáo lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế

 - Ngày 14/11, An Giang sẽ long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai", Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ,...

Sản vật từ cây thốt nốt

 - Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế. ...

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

 - Thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (9/11), các cơ quan, đơn vị, người dân tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác thi hành, bảo vệ pháp luật. ...

An Giang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp

 - Bên cạnh việc nỗ lực “chạy nước rút”, phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu năm 2024 và Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp (nhiệm kỳ 2020 – 2025), hiện nay, cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. ...

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

 - Chiều 7/11, tại chùa Chăs-Sđao (ấp Tân Hòa, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành) Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Châu Thành phối hợp xã Hòa Bình Thạnh tổ chức Hội nghị truyền thông khách hàng, tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Phó Giám đốc BHXH An Giang Lê Chí Thành tham dự. ...

Tăng “sức đề kháng” cho sinh viên

 - Sinh viên là nguồn lực trí tuệ chủ yếu của quốc gia; là lực lượng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc và xây dựng phát triển đất nước. Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cho sinh viên, góp phần đào tạo ra thế hệ thanh niên đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. ...

Cơ hội việc làm cuối năm cho người lao động huyện Tri Tôn

 - Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm huyện Tri Tôn năm 2024 là dịp quảng bá, giới thiệu về thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề cho người lao động (NLĐ) nông thôn. Đây còn là nơi tuyển dụng, kết nối cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp (DN); thông tin chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm… Từ đó, NLĐ, thanh...

Châu Đốc tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua – khen thưởng năm 2024

 - Ngày 7/11, UBND TP. Châu Đốc tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua - khen thưởng năm 2024. ...

Hết ngày 31/12/2024, đơn vị còn chậm đóng, thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị khóa

 - Ngày 7/11, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) An Giang cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2025, BHXH tỉnh An Giang đã có công văn đề nghị các đơn vị sử dụng lao động chuyển nộp số tiền chậm đóng đến hết tháng 11/2024 và số tiền phải nộp của tháng 12/2024 vào tài khoản thu của cơ quan...

Đoàn đại biểu Quốc hội An Giang đóng góp Luật Điện lực (sửa đổi)

 - Đóng góp ý kiến dự án Luật Điện lực (sửa đổi) diễn ra chiều 7/11 (kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật để khắc phục vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên, cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá một cách khách quan, toàn diện. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất