Powered by Techcity

Tấm lòng dân An Giang hướng về đồng bào miền Bắc

 – Những ngày qua, hướng về người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ ở các tỉnh miền Bắc, Nhân dân ở An Giang đã dành nhiều tình cảm chia sẻ, chung tay thực hiện các nghĩa cử đóng góp bằng tiền, hiện vật, gửi trọn nghĩa tình đồng bào để người dân miền Bắc sớm vượt qua khó khăn.

Cùng với cả nước, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã chung tay quyên góp với tinh thần “tương thân, tương ái”. Những món quà tùy sức, tùy tâm được người dân chắt chiu “tiếp sức”, gửi cho các tổ chức từ thiện, chính quyền, UBMTTQVN các cấp chuyển đến đồng bào miền Bắc ruột thịt. Hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQVN tỉnh, bà Trọng (nhà hảo tâm ở TX. Tân Châu) kêu gọi người dân ủng hộ quần áo. Bà con chung tấm lòng đã nhanh chóng đến gửi, cùng nhau phân loại áo quần phù hợp được 20 tấn và gửi chuyến xe đầu tiên ra Bắc. Nhóm thiện nguyện của ông Lê Thành Mẫn (TP. Long Xuyên) nhiều năm qua thường xuyên vận động nguồn lực để hỗ trợ chăm lo cho người nghèo; học bổng, bảo hiểm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Những ngày này, vừa duy trì việc làm ý nghĩa, nhóm thiện nguyện còn tích cực đóng góp và kêu gọi những tấm lòng nhân ái gần xa ủng hộ tiền để chia ngọt, sẻ bùi theo phát động của Thành ủy, UBND, UBMTTQVN TP. Long Xuyên.

Để thuận tiện vận động, trong buổi thuyết giảng giáo lý, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới) kêu gọi tín đồ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại sau bão số 3. Phó Trưởng ban Trị sự PGHH xã Hòa Bình Ngô Văn Hiệp cho biết, ngoài tiếp nhận trực tiếp của bà con trong xã, còn có các nhà hảo tâm ở địa phương khác ở xã Hòa An (huyện Chợ Mới), xã Vĩnh Chánh (huyện Thoại Sơn) gửi đến, có cá nhân ủng hộ đến 20 triệu đồng. Toàn bộ số tiền đã được gửi đến Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH để chuyển về UBMTTQVN tỉnh. Các tổ chức từ thiện, hội, nhóm đứng ra vận động, chủ yếu tiếp nhận hàng hóa, còn tiền mặt đều được chuyển về UBMTTQVN địa phương, với danh sách công khai chi tiết.

Người dân các nơi trong tỉnh ủng hộ tiền, hàng hóa để hướng về miền Bắc

Từ xã vùng sâu Phú Long (huyện Phú Tân), anh Dương Văn Thuộc Em tìm đến UBMTTQVN TX. Tân Châu để đóng góp tiền ủng hộ đến đồng bào miền Bắc. Điều khiến nhiều người xúc động là trong 6 năm, anh Thuộc Em đã tham gia 20 lần hiến máu tình nguyện. Sau mỗi lần hiến máu được hỗ trợ số tiền nhỏ, anh không sử dụng mà giữ lại nguyên vẹn trong các phong bì. Anh đã gom hết tiền từ số phong bì gửi tổng cộng 8 triệu đồng để san sẻ với đồng bào miền Bắc. “Tôi xem tình hình bão lụt trên thời sự mỗi ngày mà không kìm được nước mắt, nhủ lòng phải gửi chút tấm lòng ra ngoài đó giúp bà con. Tuy số tiền nhỏ, nhưng mong bà con đón nhận, ráng phấn đấu vượt lên cái khó, cái khổ”.

Những ngày qua, tại huyện Phú Tân, nhiều người dân cùng góp sức hướng về đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Trong đó, nhiều xã quyên góp hàng hóa, như: Gạo, quần áo, nhu yếu phẩm… tập kết về Tỉnh đoàn. Các trường học vận động giáo viên, học sinh quyên góp tiền và vật phẩm cần thiết tùy theo điều kiện và khả năng. Trường THPT Chu Văn An đã ủng hộ số tiền do học sinh đóng góp gần 30 triệu đồng và hàng trăm bộ quần áo. Hội Bảo trợ người khuyết tật, bệnh nhân nghèo và bảo vệ quyền trẻ em cùng Hội Cựu công an huyện đã vận động đợt 1 được 70 triệu đồng gửi về UBMTTQVN huyện và rất nhiều hàng cứu trợ. Tổ Từ thiện xã Long Hòa đã tiếp nhận 3 tấn gạo, 300 thùng mì từ nhà hảo tâm trong xã (xin giấu tên). Tuy số lượng không nhiều, nhưng là tấm lòng của người dân An Giang và miền Nam nói chung, mong sao đồng bào miền Bắc sớm vượt qua thiệt hại, khó khăn để ổn định cuộc sống.

Là một giáo viên mầm non, chị Huyền Trang (TX. Tịnh Biên) cho hay, nhờ mạng xã hội, các giáo viên kết nối với đồng nghiệp ở nhiều tỉnh trên cả nước. Xuyên suốt các năm học, thầy cô giúp đỡ nhau chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu, cách xây dựng giáo án… để thực hiện nhiệm vụ trên lớp tốt hơn. Cũng nhờ đó, khi xảy ra bão lũ, biết nhiều giáo viên rất cần đồ dùng dạy học… Mấy năm qua, ngoài giờ lên lớp, cô Trang làm thêm “nghề tay trái” bán online các đồ dùng mầm non để trang trải thêm cuộc sống. Lần này, cô đóng gói 1/3 lượng hàng đang có để gửi đến nơi đang cần và vận động những đồng nghiệp trong nhóm tiếp tục chung tay góp sức.

Chị Ngọc Minh (chủ quán ăn ở phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên) cho biết, bên cạnh những cảnh tượng đau thương, người dân rất xúc động khi chia sẻ hình ảnh đùm bọc của đồng bào cả nước cùng hướng về vùng bão lũ. Mạng xã hội những ngày này đã trở thành cầu nối để thông tin, lan tỏa kêu gọi sự chung sức đồng lòng của người dân cả nước. Gom góp được số hàng hóa, chị Ngọc Minh đem đến điểm tập kết của nhóm thiện nguyện ở phường, đồng thời phụ giúp đóng gói các loại hàng hóa ngày đêm để kịp chở đến nơi hỗ trợ.

Đối với Nhân dân bị ảnh hưởng bão lũ ở các tỉnh miền Bắc, những mất mát đau thương sau khi bão số 3 đi qua không gì có thể bù đắp được. Khó khăn lại chồng chất khó khăn. Lúc này, tinh thần dân tộc của người Việt Nam lại được lan tỏa, phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những tấm lòng sẻ chia ở khắp mọi nơi đang cùng hướng về người dân miền Bắc để bà con vững vàng tinh thần, khẳng định một nghĩa tình thiêng liêng của dân tộc Việt Nam: Nghĩa đồng bào!

MỸ HẠNH



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-24-gio/thoi-su/tam-long-dan-an-giang-huong-ve-dong-bao-mien-bac-a405585.html

Cùng chủ đề

Tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai

 - Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết các...

Tác phẩm Niềm vui trong công việc

- Tác giả: Nguyễn Trần Thanh Nhã - Ngày tham dự: 20/09/2024 ...

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

 - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. ...

200 năm kênh Vĩnh Tế: Chuyện đặt tên cho dòng kênh huyền thoại

 - Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình phòng thủ trấn biên kỳ vĩ, mà còn mạch máu giao thông trọng yếu để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam. Từ Châu Đốc cho đến Hà Tiên, những câu chuyện về dòng kênh huyền thoại này vẫn luôn sống động và đầy cuốn hút. Dù lịch sử đã đi qua 2 thế kỷ, nhưng người hậu thế vẫn muốn tận tường chuyện tên gọi của dòng kênh. ...

Những công trình “vì dân”

 - Thực hiện chuyên đề năm 2024 “An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân”, các cấp, ngành, địa phương ở huyện An Phú triển khai thực hiện bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó, các công trình an sinh xã hội, chăm lo người yếu thế và xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu thiết thực của Nhân dân. ...

Cùng tác giả

Tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai

 - Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết các...

Tác phẩm Niềm vui trong công việc

- Tác giả: Nguyễn Trần Thanh Nhã - Ngày tham dự: 20/09/2024 ...

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

 - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. ...

200 năm kênh Vĩnh Tế: Chuyện đặt tên cho dòng kênh huyền thoại

 - Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình phòng thủ trấn biên kỳ vĩ, mà còn mạch máu giao thông trọng yếu để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam. Từ Châu Đốc cho đến Hà Tiên, những câu chuyện về dòng kênh huyền thoại này vẫn luôn sống động và đầy cuốn hút. Dù lịch sử đã đi qua 2 thế kỷ, nhưng người hậu thế vẫn muốn tận tường chuyện tên gọi của dòng kênh. ...

Những công trình “vì dân”

 - Thực hiện chuyên đề năm 2024 “An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân”, các cấp, ngành, địa phương ở huyện An Phú triển khai thực hiện bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó, các công trình an sinh xã hội, chăm lo người yếu thế và xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu thiết thực của Nhân dân. ...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai

 - Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Đồng thời, giải quyết các...

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

 - Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. ...

200 năm kênh Vĩnh Tế: Chuyện đặt tên cho dòng kênh huyền thoại

 - Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình phòng thủ trấn biên kỳ vĩ, mà còn mạch máu giao thông trọng yếu để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam. Từ Châu Đốc cho đến Hà Tiên, những câu chuyện về dòng kênh huyền thoại này vẫn luôn sống động và đầy cuốn hút. Dù lịch sử đã đi qua 2 thế kỷ, nhưng người hậu thế vẫn muốn tận tường chuyện tên gọi của dòng kênh. ...

Những công trình “vì dân”

 - Thực hiện chuyên đề năm 2024 “An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân”, các cấp, ngành, địa phương ở huyện An Phú triển khai thực hiện bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó, các công trình an sinh xã hội, chăm lo người yếu thế và xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu thiết thực của Nhân dân. ...

Chăm lo khuyến học – khuyến tài

 - Những năm qua, công tác khuyến học- khuyến tài trên địa bàn tỉnh An Giang được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, khơi dậy truyền thống hiếu học, tạo điều kiện cho học sinh nghèo có cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo tiền đề thuận lợi để thúc đẩy phong trào xây dựng...

Trao tặng 50 phần quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

 - Sáng 19/9, tại Trường Trẻ em khuyết tật An Giang, Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang, Hội Khuyến học tỉnh trao tặng 50 phần quà (tiền mặt) cho 50 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi phần quà 1 triệu đồng, trong đó thành viên Quỹ Tiếp sức Tài năng An Giang trao 30 suất quà; Hội Khuyến học tỉnh trao 20 suất quà. ...

Phường Mỹ Quý họp mặt kỷ niệm 25 năm ngày thành lập

 - Chiều 19/9, UBND phường Mỹ Quý (TP. Long Xuyên) tổ chức chức họp mặt ôn lại truyền thống 25 năm thành lập phường (1999 - 2024) và phát hành biên niên các sự kiện Đảng bộ phường qua 25 năm thành lập. ...

Triển khai nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ giai đoạn XXIV

 - Chiều 19/9, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia và trong nước giai đoạn XXIII, mùa khô 2023 - 2024; triển khai nhiệm vụ giai đoạn XXIV, mùa khô 2024 - 2025. ...

Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cho sinh viên

 - Sáng 19/9, tại Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Công an tỉnh An Giang phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cho sinh viên Trường Đại học An Giang với sự tham gia của gần 600 sinh viên. ...

Thoại Sơn tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi

 - Ngày 19/9, Hội Nông dân huyện Thoại Sơn tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ XIV, giai đoạn 2022 - 2024. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Võ Chí Hùng; Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn Nguyễn Như Anh đến dự. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất