Powered by Techcity

Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước

Mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn ít nhất là cho 100 năm tới.


Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là một trong hai nhóm nội dung chính được Trung ương cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 11, diễn ra từ ngày 10-12/4.

Đây là hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta. Sau Hội nghị này, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương.

Kỳ vọng những quyết sách “bước ngoặt then chốt”

Hơn 4 tháng qua, thực hiện các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc ở cấp Trung ương. Những con số về tinh giản đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này. Song, theo đánh giá của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 11, mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện, nhất là ở địa phương.

Để tiếp tục cuộc cách mạng về tinh giản tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp nhiều phiên, bàn bạc thấu đáo nhiều khía cạnh và thống nhất cao trình Trung ương Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; cùng với các Đề án về hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương; sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; sắp xếp các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát…

“Đây là vấn đề được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất quan tâm. Thông tin mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm được là đại đa số nhân dân, cán bộ đảng viên đều đồng tình ủng hộ, đánh giá cao chủ trương này và mong muốn sớm được triển khai thực hiện,” Tổng Bí thư cho biết.

Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cùng với các Đề án kèm theo là những vấn đề rất hệ trọng, có tính lịch sử; không chỉ sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ; mà còn phân cấp về thẩm quyền; bố trí lại đơn vị hành chính; phân bổ về nguồn lực; tạo không gian phát triển.

Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới.

ttxvn-hoi-nghi-lan-thu-11-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-1304-2.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sau 3 ngày làm việc, Trung ương đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố; sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Cùng với đó, sắp xếp 5 tổ chức chính trị-xã hội, 30 tổ chức hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các hội quần chúng khác về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hiệp thương, phối hợp thống nhất hành động. Kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.

Trung ương cũng thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; hệ thống tổ chức Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân có 3 cấp: Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, cấp tỉnh, khu vực. Kết thúc hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao và Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện.

Lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã (sau sắp xếp). Kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố, quận trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Lập tổ chức đảng tương ứng với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.

Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân

Theo dõi thông tin Hội nghị, đông đảo cán bộ, đảng viên bày tỏ kỳ vọng về những quyết sách có tính “bước ngoặt then chốt” khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; sắp xếp các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát. Đây là những vấn đề rất hệ trọng, có tính lịch sử.

ttxvn-y-kien-can-bo-dang-vien-tinh-gon-de-phat-trien-ben-vung-1304.jpg

Ông Ngô Thanh Phong (sinh năm 1949, ngụ khóm Bình Thới 2, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) – Nguyên Tổng biên tập Báo An Giang trả lời phóng viên TTXVN. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Theo ông Ngô Thanh Phong, nguyên Tổng biên tập Báo An Giang, việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tiết kiệm ngân sách và tăng cường khả năng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Việc sáp nhập các địa phương thành một đơn vị hành chính lớn mang lại nhiều lợi thế chiến lược.

Bên cạnh lợi thế về địa lý và kinh tế, việc chuyển đổi sang mô hình chính quyền 2 cấp sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ông Phong cũng cho rằng, việc điều chỉnh cơ cấu, tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cần phải có chính sách đủ mạnh, đặc thù để “giữ chân” được những người thật sự có tài, có năng lực ở lại trong bộ máy hành chính để phục vụ và phụng sự nhân dân; loại bỏ được những cán bộ công chức không có năng lực, tham quyền, cố vị, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp.

Ông Phạm Ngọc Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang nhận định, dù có những thách thức nhất định, nhưng sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính là một cải cách tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, gần dân hơn, sát dân hơn và phục vụ người dân tốt hơn.

Còn theo Tiến sỹ, bác sỹ Võ Đắc Truyền, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng, việc sắp xếp lại các tỉnh, không tổ chức cấp huyện nếu thực hiện hợp lý, khoa học sẽ giúp giảm tầng trung gian, tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi phí hành chính. Phân cấp cho cấp xã giúp cán bộ gần dân, xử lý công việc nhanh hơn.

Liên quan đến việc tổ chức lại Tòa án và Viện Kiểm sát theo 3 cấp, ông Lê Vũ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng cho biết, việc tổ chức lại các đơn vị này góp phần đảm bảo tính tập trung, thống nhất, nâng cao chất lượng xét xử và kiểm sát; giúp tránh tình trạng phân tán nguồn lực, tăng tính khách quan, công bằng. Đây cũng là cơ hội để triển khai sâu rộng các ứng dụng công nghệ thông tin như xây dựng Tòa án điện tử, Viện kiểm soát số, giúp giảm thời gian, tăng tính minh bạch.

Bảo đảm không gián đoạn sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nhằm tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp bộ máy, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm.

Chính phủ giao các bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm sau sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6.

ttxvn-phien-hop-chinh-phu-thuong-ky-thang-3-nam-2025-1304.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính gắn với hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Bộ Nội vụ cho biết, đến ngày 10/4/2025, đã tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9. Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành. Theo đó, đã quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã).

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành hướng dẫn bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp, tổ chức lại. Trong đó đề nghị Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện rà soát, xác định các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục hiện nay cấp huyện đang thực hiện để điều chỉnh chuyển về cấp tỉnh (Sở Giáo dục và Đào tạo) hay Ủy ban Nhân dân xã quản lý; thực hiện các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục bình thường, thông suốt, liên tục không gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Đề án, kế hoạch đã được Trung ương thông qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa 2 tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay; thống nhất phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Hai Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nhất trí cao với chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai thành tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái theo chỉ đạo của Trung ương; đồng thời thống nhất ban hành Nghị quyết liên tịch về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện hợp nhất hai tỉnh nhằm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án./.

Theo Vietnam+



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-su-kien/sap-xep-don-vi-hanh-chinh-mo-ra-cuc-dien-moi-trong-phat-trien-dat-nuoc-a418790.html

Cùng chủ đề

Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang: “15 năm biến ước mơ thành hiện thực”

 - Sáng nay (4/5/2025), Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập. Ngần ấy thời gian qua, quỹ đã trở thành điểm tựa vững chắc và đồng hành cùng hàng nghìn học sinh, sinh viên, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp nhiều tài năng trong tỉnh tỏa sáng và có những đóng góp tích cực cho quê hương, đất...

Giao thông bứt phá phát triển kinh tế vùng

 - An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực...

Tôi đi “hát với nhau”

 - Không bảng hiệu rực rỡ, không ánh đèn sân khấu lung linh, chỉ có ánh sáng dịu nhẹ, mùi cà-phê thơm và tiếng guitar acoustic. Đó là những gì tôi cảm nhận tại đêm nhạc có cái tên đơn sơ: “Hát với nhau” ở quán cà-phê nhỏ nằm sâu đường Kênh Đào (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên). ...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

 - Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng. ...

Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa bền vững

 - Nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024. ...

Cùng tác giả

Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang: “15 năm biến ước mơ thành hiện thực”

 - Sáng nay (4/5/2025), Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập. Ngần ấy thời gian qua, quỹ đã trở thành điểm tựa vững chắc và đồng hành cùng hàng nghìn học sinh, sinh viên, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp nhiều tài năng trong tỉnh tỏa sáng và có những đóng góp tích cực cho quê hương, đất...

Giao thông bứt phá phát triển kinh tế vùng

 - An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực...

Tôi đi “hát với nhau”

 - Không bảng hiệu rực rỡ, không ánh đèn sân khấu lung linh, chỉ có ánh sáng dịu nhẹ, mùi cà-phê thơm và tiếng guitar acoustic. Đó là những gì tôi cảm nhận tại đêm nhạc có cái tên đơn sơ: “Hát với nhau” ở quán cà-phê nhỏ nằm sâu đường Kênh Đào (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên). ...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

 - Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng. ...

Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa bền vững

 - Nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024. ...

Cùng chuyên mục

Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang: “15 năm biến ước mơ thành hiện thực”

 - Sáng nay (4/5/2025), Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập. Ngần ấy thời gian qua, quỹ đã trở thành điểm tựa vững chắc và đồng hành cùng hàng nghìn học sinh, sinh viên, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp nhiều tài năng trong tỉnh tỏa sáng và có những đóng góp tích cực cho quê hương, đất...

Giao thông bứt phá phát triển kinh tế vùng

 - An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực...

Tôi đi “hát với nhau”

 - Không bảng hiệu rực rỡ, không ánh đèn sân khấu lung linh, chỉ có ánh sáng dịu nhẹ, mùi cà-phê thơm và tiếng guitar acoustic. Đó là những gì tôi cảm nhận tại đêm nhạc có cái tên đơn sơ: “Hát với nhau” ở quán cà-phê nhỏ nằm sâu đường Kênh Đào (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên). ...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

 - Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng. ...

Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa bền vững

 - Nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024. ...

Khởi tố các đối tượng buôn lậu đường

 - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 7 đối tượng liên quan đến buôn lậu, vận chuyển hàng cấm. ...

Chuẩn bị tổng kết, trao giải cuộc thi học tập Bác Hồ, Bác Tôn

 - Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” giai đoạn 2024 - 2025 sắp “về đích”: Tổng kết và trao giải. Mọi khâu chuẩn bị đang được thực hiện khẩn trương, chu đáo, xứng tầm. ...

Có 107.000 lượt du khách đến An Giang dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

 - Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ ngày 30/4 đến 1/5/2025, An Giang đón khoảng 107.000 lượt khách tham quan, tương đương so cùng kỳ năm 2024. ...

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

 - Những năm qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thông qua thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc được nâng lên rõ rệt. ...

Thanh niên chung tay xóa nhà tạm

 - Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, các cấp bộ Đoàn phát huy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm lo đời sống cho Nhân dân. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất