Powered by Techcity

Quyết tâm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Nằm ở vùng biên giới phía Bắc tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của dòng Mê Kông chảy vào Việt Nam, thị xã Tân Châu có đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia dài khoảng 6,2 km, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương – cửa khẩu đường sông duy nhất trên biên giới Việt Nam và Campuchia, là cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng của các tỉnh vùng đất chín rồng đến các quốc gia thượng nguồn Mê Kông.

Đây là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng; có tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử; vùng đất này, cũng từng là một thương cảng sầm uất, có nghề ươm tơ, dệt lụa với sản phẩm lãnh Mỹ A nổi tiếng không chỉ trong tỉnh, trong vùng mà còn vươn ra thế giới. Để từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trên, nhất là tiềm năng du lịch,… đó cũng là mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ thị xã đã xây dựng và quyết tâm thực hiện để trở thành ngành kinh tế trọng tâm trong thời gian tới.  

Các hoạt động thể thao mừng Đảng – mừng Xuân (Ảnh: Nguyễn Văn Huy) 

Khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch 

Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thị xã Tân Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã nhanh chóng tập trung xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, nhằm sớm đưa Tân Châu phát triển nhanh trong thời gian tới; trong đó, có Nghị quyết số 03-NQ/TU, về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể thị xã và cấp ủy, UBND các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch với nhiều hình thức như: xây dựng và in ấn tờ rơi, cẩm nang du lịch; xây dựng trang fanpage trên nền tảng mạng xã hội; xây dựng trang Website du lịch Tân Châu và trung tâm quảng bá du lịch online; xây dựng trang web quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP trên địa bàn thị xã,… 

Song song đó, thị xã đã xây dựng, phát triển các loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế địa phương như: du lịch sông nước, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề. Đối với du lịch sông nước, đã hình thành tuyến du lịch dành cho du khách quốc tế trên các du thuyền từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại; tổ chức khảo sát tìm kiếm tiềm năng du lịch mới như: tắm cồn, tham quan và trải nghiệm trên làng bè, bơi thuyền Kayak,…; đầu tư cải tạo cảnh quan phát triển du lịch cồn bãi như: cồn Long Châu, bãi tắm xã Vĩnh Hòa và cải tạo bến lên đón khách từ các du thuyền. Đối với du lịch cộng đồng, tập trung xây dựng các hoạt động phục vụ du lịch cộng đồng của người Chăm như: xây dựng các món ẩm thực đặt thù, vừa thưởng thức, vừa trải nghiệm; thành lập tổ hướng dẫn viên tại điểm du lịch ấp Phủm Soài, xã Châu Phong; đội xe lôi thùng, đội văn nghệ,… Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động “một ngày làm người Chăm”, “Ươm hạt trồng rẫy” và “Trải nghiệm tắm cồn, thăm câu bắt cá”, để đáp như cầu trải nghiệm của du khách,… 

Đối với du lịch làng nghề, đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những sản phẩm đặc trưng dệt lụa, thổ cẩm, chiếu Uzu. Hiện nay, Thị xã vẫn giữ quy trình sản xuất độc đáo cho ra sản phẩm lụa từ chất liệu thiên nhiên đáp ứng xu thế hưởng thụ của du khách. Cơ sở dệt lụa là nơi được tất cả du khách quốc tế khi đặt chân đến Tân Châu đều tham quan, trải nghiệm khung dệt và mua sản phẩm lụa Tân Châu. 

Cùng với đó, Tân Châu cũng đang đẩy mạnh khai thác phát triển các dịch vụ du lịch như: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ ăn uống, lưu trú và dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch. Hiện nay, Thị xã đã hình thành 2 nghiệp đoàn xe lôi, với 68 chiếc phục vụ du khách; 08 thuyền vận chuyển du khách từ các du thuyền vào bờ và 02 xe điện phục vụ du khách tham quan làng Chăm. Tân Châu hiện có 02 nhà hàng, 12 cơ sở ăn uống, 02 khách sạn, 3 nhà nghỉ và các món đặc trưng của địa phương cũng được khai thác đưa vào thực đơn đảm bảo phục vụ cho khách du lịch khi đến địa phương. Hiện tại, các ngành, địa phương cũng đã tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, công ty du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh kết nối các tour, tuyến du lịch, đưa du khách trong và ngoài nước đến về đây tham quan Thị xã Tân Châu. Thông qua liên kết, các hãng lữ hành đã khai thác tốt tour, tuyến du lịch quốc tế thông qua cửa khẩu quốc tế đường bộ lẫn đường thủy ở Vĩnh Xương, từ đó tạo tiền đề quan trọng đưa du lịch Thị xã phát triển. 

Khách viếng Phù Sơn Tự (Chùa Núi Nổi)

Nét nổi bật trong phát triển du lịch ở thị xã Tân Châu hiện nay là có nhiều điểm đến với nhiều sản phẩm, loại hình rất hấp dẫn. Các loại hình du lịch đặc trưng, như: du lịch sinh thái, sông nước, cồn bãi; du lịch ẩm thực; tham quan di tích lịch sử, danh thắng gắn với tâm linh tại 4 khu vực trọng điểm, như: Làng Chăm Châu Phong; di tích lịch sử và thắng cảnh Phù Sơn Tự; khu làng bè gắn với cồn bãi; làng nghề tơ lụa Tân Châu. Để có được điều đó, thời gian qua, thị xã đã tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang tính chất đặc thù (có chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước). Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và Rằm Tháng Giêng vừa qua có rất đông du khách trong và ngoài địa phương đến tham quan, hành hương, chiêm bái các điểm du lịch, các cơ sở thờ tự trên địa bàn thị xã như: Phù Sơn Tự (Chùa Núi Nổi), Chùa Giồng Thành, Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, mộ Sư Ông, làng Chăm (xã Châu Phong)… có thể nói, lượng người đến tăng gấp nhiều lần so với những năm trước đây. 

Định hướng mục tiêu phát triển du lịch

Để lĩnh vực du lịch từng bước được khai thác phát triển, xứng tầm với tiềm năng, lợi thế. Thời gian tới, thị xã đề ra mục tiêu định hướng là tập trung phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các địa điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đảm báo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. 

Đặc sản Tung lò mò người Chăm (xã Châu Phong)

Để sớm hoàn thành mục tiêu trên, thị xã tiếp tục quan tâm cải tạo chỉnh trang cảnh quan, môi trường, nâng cao chất lượng mẫu mã các sản phẩm đặc trưng như: Dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt chiếu, sản phẩm ẩm thực như Tung lò mò, bánh bò, mắm cá mè vinh,… và các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch. Đẩy mạnh việc bảo tồn, duy trì, khai thác các di sản văn hóa để phát triển du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Tập trung các sản phẩm du lịch Văn hóa cộng đồng, làng nghề, sinh thái, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… Phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như lưu trú, lữ hành, ăn uống, vận chuyển, giải trí, mua sắm, trải nghiệm; khai thác hiệu quả các hoạt động của các nghề thủ công, lễ hội truyền thống tại các điểm du lịch. 

Bên cạnh, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của thị xã qua các kênh thông tin đại chúng; xây dựng các video, clip ngắn, các phóng sự trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng đăng tải trên website, trên trang fanpage, cổng thông tin điện tử và các trang mạng xã hội. Thường niên tổ chức các lễ hội, các sự kiện văn hóa, du lịch tại thị xã, nhằm tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh du lịch của thị xã. Tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có vốn vào đầu tư xây dựng và phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ tại thị xã. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhất là giá cả, chất lượng dịch vụ, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,…

Từ khi ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Tân Châu, về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển du lịch trên địa bàn thị xã, từ đó quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm của thị xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, du lịch nói riêng./. 

Văn Phô



Nguồn

Cùng chủ đề

An Giang nâng cấp, phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư

Thời gian qua, Trung ương và tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm nhằm nâng cấp, bảo đảm giao thông các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, các tuyến giao thông nối liền các khu công nghiệp, khu du lịch. Thông xe tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh An Giang. Điểm nghẽn của tỉnh An Giang là hạ...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp… và các tổ chức trong nước, quốc tế. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An...

An Giang: Khai mạc Diễn đàn Mekong Connect 2024

Ngày 17/12, Diễn đàn Mekong Connect 2024 diễn ra tại Đại học An Giang, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã khai mạc với chủ đề: "Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long-Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới". Các đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày tại diễn đàn. Sự kiện thu hút sự quan tâm,...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

An Giang mang cá tra, mật thốt nốt… đến TP.HCM để quảng bá, ‘trải chiếu’ mời gọi đầu tư

Nhiều nông, đặc sản của An Giang được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị – Ảnh: N.TRÍ Ngày 26-11, tại TP.HCM, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang. Đây là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh An Giang, danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư theo định hướng Quy...

Cùng tác giả

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Nét đẹp làng nghề truyền thống

 - An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên...

Cùng chuyên mục

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn chúc mừng vận động viên Kick-boxing Huỳnh Thị Kim Vàng

 - Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế. ...

Khởi sắc văn hóa – nghệ thuật An Giang

 - Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. ...

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 - Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144...

Nét đẹp làng nghề truyền thống

 - An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên...

Thanh niên khởi nghiệp với nông nghiệp xanh

 - Nhận thức được tầm quan trọng về nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp với các mô hình nông nghiệp xanh, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Với tư duy tiến bộ, điều kiện tiếp cận khoa học- kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các mô hình khởi nghiệp bước đầu mang lại kết quả khả quan. ...

OCOP An Giang: Từ quê ra “biển lớn”

 - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang mang đến những thành tựu đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP An Giang thật sự vươn xa đến những thị trường trong và ngoài nước, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhất là công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm. ...

Về huyện nông thôn mới nâng cao Thoại Sơn

 - Thoại Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm. Đến nay, Thoại Sơn tiếp tục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Khoác lên mình chiếc áo “Nông thôn mới nâng cao”, huyện Thoại Sơn đang trở thành một miền quê đáng sống qua từng ngày. ...

Để tiềm năng, thế mạnh thành lợi thế

 - Là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực đa dạng, văn hóa phong phú, An Giang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để phát triển “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành động lực cho phát triển kinh tế, tỉnh An Giang nỗ lực nghiên cứu xây dựng, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với...

Sức hút của ẩm thực trong du lịch

 - Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa...

Chiêm ngưỡng những cây di sản

 - 3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024. Những cây di sản đã tồn tại hàng trăm năm là minh chứng lịch sử, được ví như báu vật của người dân nơi đây… ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất