Powered by Techcity

Những người thổi hồn cho đá

Thời gian gần đây, đời sống người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng được coi trọng. Trong các thú tiêu khiển, chơi hòn non bộ được người dân ưa chuộng. Bởi, thú vui này phù hợp với nhiều đối tượng chơi, từ già đến trẻ, từ người có điều kiện đến hoàn cảnh bình thường.

Có mặt tại cơ sở của anh Trần Văn Tuấn (xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) ngay thời điểm anh đang tạo tác hòn non bộ, chúng tôi cảm nhận được sự tỉ mỉ, kỳ công của công việc này. Từ những khối đá tưởng như bỏ đi, qua tư duy sáng tạo của anh Tuấn đã cho ra những tác phẩm núi non hùng vĩ, tràn đầy sức sống.

Non bộ là nghệ thuật xây dựng, tạo hình và sắp đặt, đục đẽo những phiến đá vô tri, uốn nắn những cây nhỏ bé để mô phỏng những ngọn núi to lớn và cây cổ thụ ngoài thiên nhiên. Đi kèm với đó là hình ảnh thác nước, sông ngòi độc đáo.

Anh Tuấn cho biết, hòn non bộ có thể chia thành 3 loại: Hòn non bộ ngoài trời, có kích cỡ khá lớn, phù hợp những gia đình có diện tích sân rộng; hòn non bộ mi-ni trong nhà có kích thước nhỏ hơn, dùng để đặt trên bàn lớn, góc nhà và hòn non bộ nhỏ để bàn.

Mục sở thị quy trình làm hòn non bộ mới thấy được sự khéo léo, tỉ mỉ của công việc này. Vật liệu để tạo hòn non bộ thông thường gồm có bể, đá, cây, cá, sành, sứ… Về đá, có thể chọn nhiều chất liệu đá khác nhau, như: Đá vôi, đá tai mèo, đá san hô, đá lũa…

Tuy nhiên, đá san hô là vật liệu được lựa chọn nhiều nhất vì nó hút và chứa nước để nuôi cây, đồng thời giúp rễ cây bám vào chắc chắn. Về cây, nghệ nhân có thể chọn theo nhu cầu, sở thích người chơi, như: La hán tùng, trắc bá diệp, cây si, cây sung… Chọn sành sứ có hình chùa, tháp, chim, gia súc và người có màu tươi sáng và tỷ lệ phù hợp…

Hòn non bộ có thể xây dựng theo chủ đề danh lam thắng cảnh, núi sông, hang động, hoặc theo trí tưởng tượng của người nghệ nhân. Hòn non bộ nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, sự kết hợp của “sông”, “núi” được xem là biểu tượng của đại lộc, đại cát.

Hòn non bộ giúp người chơi hòa mình vào thiên nhiên

Hòn non bộ đẹp nhờ sự phối hợp hài hòa giữa hồ cá, ngọn núi, cây xanh, bon-sai trồng trên đá. Người chơi có thể tự sáng tạo bằng cách gắn thêm những tượng gốm nhỏ trên núi, như: Người ngồi câu cá, ông lão chơi cờ, tiều phu, tượng Phật… Chơi hòn non bộ giúp người chơi hòa mình vào thiên nhiên. Giúp tinh thần trở nên thư giãn, tĩnh lặng sau thời gian làm việc căng thẳng. Ngày Xuân, cùng với cây cảnh có dáng cổ, kỳ, mỹ, văn, thưởng thức hòn non bộ cũng là một thú chơi tao nhã.

Cũng là nghệ nhân tạo tác hòn hon bộ giống anh Trần Văn Tuấn, ông Lê Đình Ngọc (Vườn kiểng Tư Ngọc, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn có thêm cách “thổi hồn” cho những hòn đá bằng cách chạm khắc, vẽ chữ thư pháp trên đá vô cùng độc đáo. Đến nay, ông Ngọc đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bằng đá. Những tác phẩm của ông Ngọc thường là hòn non bộ, viết chữ thư pháp trên đá, đá phong thủy… Trong đó, những chữ thư pháp được khắc trên đá gây ấn tượng nhất đối với khách hàng.

Ông Ngọc cho biết, khắc chữ thường lên đá đã khó, để khắc được những chữ thư pháp lên đá cuội, một thứ đá giòn dễ vỡ càng khó hơn. Vì thế, người làm phải có quá trình rèn luyện công phu, kiên nhẫn. Từ công đoạn chọn viên đá phù hợp với từng nội dung muốn viết, dùng máy khoan khắc chữ thư pháp lên thân đá rồi tô mực làm nổi bật con chữ là cả một quá trình rất tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo. Tùy số lượng chữ, nội dung chữ mà người làm có cách chọn viên đá phù hợp và mang tính thẩm mỹ cao.

Những tác phẩm chữ trên đá của ông Ngọc đa dạng, nhiều hình dáng. Đá được chọn thường là đá mắt mèo, đá cổ, thạch anh, gỗ hóa thạch… Nội dung các bức thư pháp trên đá của ông Ngọc là những chữ đề cao đức tính của con người, như: “Tâm”, “Đức”, “Nhẫn” hoặc những lời giáo huấn của các bậc hiền nhân học giả… có tác dụng răn dạy, giáo dục con người. Sự cứng cỏi của đá kết hợp với nét mềm mại của câu chữ làm nên một nét đẹp vừa uyển chuyển, vừa vững bền trông rất ý vị.

Từ những tảng đá vô tri, qua bàn tay của người thợ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Cùng với loại hình nghệ thuật sắp đặt, loại hình tạc tượng bằng đá thời gian gần đây cũng được người dân đón nhận. Có mặt tại Cơ sở mỹ nghệ điêu khắc đá Nhi Khánh (xã Định Thành, huyện Thoại Sơn), ấn tượng đầu tiên là tiếng đục đẽo, tiếng máy xay đá vang lên khắp mọi nơi. Trong cái “lộn xộn” của những tảng đá nằm ngổn ngang, những bức tượng sư tử, tượng Phật, bồ tát hiện ra sinh động và nghệ thuật.

Anh Nguyễn Thành Tới (Cơ sở mỹ nghệ điêu khắc đá Nhi Khánh) cho biết, đã theo đuổi công việc này hơn 10 năm. Sản phẩm điêu khắc của anh Tới khá đa dạng, phong phú. Từ những bộ bàn ghế, bộ cờ, đến các tác phẩm tinh xảo, như: Tượng lân, sư, tượng phật, bồ tát… tùy theo yêu cầu, sở thích của khách hàng. Các sản phẩm được làm chủ yếu bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn, đá granite núi Sập và núi Dài…

  Anh Tới cho biết, tùy theo kích cỡ của bức tượng mà thời gian hoàn thành dài, ngắn khác nhau. Với những bức tượng Phật, hay các tượng kích cỡ lớn, như: Sư tử, các loại bàn, ghế, viên đá loại to… thường được các chùa, công ty mua về sử dụng. Còn người dân và du khách thường mua các mặt hàng lưu niệm, tượng đá nhỏ…

Từ những tảng đá thô sơ, bằng ý tưởng sáng tạo, bàn tay tài hoa, điêu luyện cộng thêm sự cần cù, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những người nghệ nhân đã mang cả tâm huyết, tình yêu nghệ thuật để tạo ra những công trình nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao, được khách hàng yêu chuộng.

Sản phẩm tượng điêu khắc ngày nay được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực trang trí, từ không gian phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc, kệ ti-vi, sảnh chờ đến các tiểu cảnh ngoại thất… Tượng nghệ thuật với nhiều kiểu dáng, nội dung thể hiện đều được đưa vào kết hợp trang trí tạo nên một không gian kiến trúc đẹp, tinh tế, sinh động và đầy nghệ thuật.

ĐỨC TOÀN



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Cảng hàng hóa Pasir Panjang tại Singapore. (Nguồn: THX/TTXVN)   Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng 1/2025 duy trì được đà tích cực từ những tháng cuối năm 2024 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch hai chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng...

UBND tỉnh An Giang công bố các quyết định thành lập cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập và trao quyết...

 - Chiều 20/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức buổi lễ công bố các quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. ...

Trao quyết định 13 cán bộ biên phòng An Giang

 - Chiều 20/2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định về công tác cán bộ. Đại tá Trần Quốc Khánh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì. ...

An Giang công bố các Quyết định về sắp xếp các tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và trao quyết định...

 - Sáng 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về sắp xếp các tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và trao quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành...

Tri ân tiền nhân, rạng rỡ di sản

 - An Giang nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và lễ hội truyền thống đặc sắc. Trong đó, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội lớn, quan trọng, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Ngày 19/3, An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại...

Cùng tác giả

Việt Nam vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Cảng hàng hóa Pasir Panjang tại Singapore. (Nguồn: THX/TTXVN)   Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng 1/2025 duy trì được đà tích cực từ những tháng cuối năm 2024 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch hai chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng...

UBND tỉnh An Giang công bố các quyết định thành lập cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập và trao quyết...

 - Chiều 20/2, UBND tỉnh An Giang tổ chức buổi lễ công bố các quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. ...

Trao quyết định 13 cán bộ biên phòng An Giang

 - Chiều 20/2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định về công tác cán bộ. Đại tá Trần Quốc Khánh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì. ...

An Giang công bố các Quyết định về sắp xếp các tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và trao quyết định...

 - Sáng 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố các Quyết định về sắp xếp các tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và trao quyết định về công tác cán bộ. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành...

Tri ân tiền nhân, rạng rỡ di sản

 - An Giang nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và lễ hội truyền thống đặc sắc. Trong đó, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội lớn, quan trọng, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Ngày 19/3, An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại...

Cùng chuyên mục

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông. ...

Rằm Xuân

Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình. ...

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của lễ hội truyền thống

Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. ...

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian. ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất