Powered by Techcity

Những người lính trên sông Tiền

Chòng chành cùng sóng nước, chúng tôi ra thăm những tổ, chốt đặc biệt trên sông Tiền. Cao điểm dịch bệnh đã qua đi, nhưng nhiều người lính vẫn bám trụ nơi đó, lặng lẽ canh giữ biên giới đường sông.

Áp lực giữ gìn biên giới sông Tiền (đoạn thuộc Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang, tiếp giáp với Vương quốc Campuchia) chia đều cho nhiều lực lượng vũ trang, mà nòng cốt vẫn là Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Các anh thường xuyên tuần tra, kiểm soát địa bàn quản lý, không thể buông lỏng phút giây nào.

2 năm qua, hàng trăm tổ chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 được dựng lên khắp biên giới đường bộ, đường sông của An Giang. Khi dịch bệnh tạm ổn, số lượng tổ chốt giảm bớt, riêng chốt trên sông Tiền vẫn được duy trì, tiếp tục phòng, chống dịch, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép.

Tổ chốt số 4 (Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, BĐBP An Giang) được thành lập 2 năm, thì trung úy Lê Hải Đăng (Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 962, Quân khu 9) đã bám chốt 1,5 năm. Anh là nhân viên hàng hải, phụ trách quản lý thiết bị, quan sát tàu bè trên sông, canh gác 24/24.

“Dù đã qua cao điểm dịch, tôi cùng biên đội tàu vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ được giao. Khó khăn lớn nhất là phải sinh hoạt dài lâu trên tàu, neo đậu giữa sông, luôn đối mặt với sóng gió, thời tiết thất thường. Nhưng xung quanh chúng tôi, là sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của cấp trên, của đoàn thể, địa phương. Nhờ vậy, chúng tôi thêm vững tin thực hiện nhiệm vụ” – trung úy Lê Hải Đăng chia sẻ.

Những hôm trời mưa, sóng to gió lớn, những người lính hải quân lại căng mình vật lộn với con nước, với thời tiết, cố gắng chằng chéo, neo đậu tàu chắc chắn.

Ngoài nhiệm vụ canh gác trên sông, cán bộ, chiến sĩ biên đội tàu của Lữ đoàn 962 duy trì hoạt động đặc thù của đơn vị, của người lính thời bình. Đó là thường xuyên huấn luyện, học tập chính trị theo quy định của cấp trên.

Mỗi bài giảng chính trị sẽ hun đúc khát vọng cống hiến trong sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Điều này càng phù hợp với tình huống “bám tàu, bám sông” của các anh hôm nay.

Phút giây thư giãn của những người lính xa nhà, xa đơn vị.

Trên tàu, các anh nuôi nhiều loại gia cầm, vừa để thêm phần sinh động của cuộc sống hàng ngày, vừa là nguồn “tăng gia”, cải thiện bữa ăn khi cần thiết.

Cách đó không xa, là tổ chốt số 1 (Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương), do lực lượng BĐBP tỉnh Tiền Giang phụ trách.

Mọi sinh hoạt, đi lại của cán bộ, chiến sĩ gắn liền với sông nước, vất vả trăm bề so với chốt đường bộ. Tuy nhiên, “sống đâu quen đó”, khó đến đâu, các anh khắc phục đến đó, bằng mọi giá hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thiếu tá Trần Năng Vĩnh Đông, Phó thuyền trưởng tàu BP 150402, rời Tiền Giang, “chi viện” về An Giang tháng 9/2022. Suốt 8 tháng qua, anh bám sóng gió, bám đường biên giới trên sông. “Công tác ở đâu cũng vậy, người lính đều vất vả, nhưng áp lực công việc ở biên giới sông cao hơn, khác tuyến biển tôi từng phụ trách trước đó” – anh chia sẻ.

Cuối năm nay, binh nhất Dương Quốc Khánh hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về với gia đình, với quê mình. Trời nắng gay gắt, rồi lại chuyển mưa sầm sập, hôm trước Khánh đổ bệnh, sốt, hôm nay lại tiếp tục nhiệm vụ canh gác thường lệ.

“Những tháng ngày công tác ở chốt biên giới trên sông sẽ là trải nghiệm rất quý của tôi, ít ai có được. Chúng cũng giúp tôi thêm nhiều kinh nghiệm trong môi trường quân đội. Hiểu được điều ấy, tôi cố gắng giữ tinh thần, giữ sức khỏe để cùng đồng đội bám trụ lâu dài trên sông” – Dương Quốc Khánh bày tỏ.

GIA KHÁNH

Cùng chủ đề

Phụ nữ An Giang năng động, sáng tạo, khẳng định vị thế trong thời đại mới

 - Phát huy tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, khát vọng phát triển, xây dựng tổ chức hội vững mạnh”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh đã khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. ...

Tăng cường gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

 - Thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh luôn đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ) có điều kiện thuận lợi sản xuất - kinh doanh. Hình thức tiếp cận cơ sở có nhiều đổi mới, tăng cường gắn kết, gần gũi, chia sẻ. Hội nghị đối thoại gắn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật tổ chức theo quý là một trong những hình thức mới được các cơ quan phối...

Bộ Y tế làm việc với Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh

 - Chiều 17/10, đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang. ...

Phát huy vai trò giám sát của Nhân dân

Công cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc đấu tranh rất cam go, quyết liệt, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của Đảng, chế độ XHCN ở nước ta. Để cuộc đấu tranh này đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị và kiên quyết, kiên trì...

Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại TP. Hồ Chí Minh thăm, chào xã giao lãnh đạo tỉnh An...

 - Chiều 17/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã tiếp Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại TP. Hồ Chí Minh Phonesy Bounmixay đến thăm, chào xã giao. ...

Cùng tác giả

Gà đốt Ô Thum – đặc sản trứ danh ở “Tuyệt tình cốc” An Giang

Một bữa tối với gà đốt Tri Tôn trứ danh và ngắm hoàng hôn trên hồ Ô Thum là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích không lớn nhưng mang vẻ đẹp hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc, xa xa là núi cao. Nhiều năm nay, hồ là địa điểm hút khách, đặc biệt là giới chơi ảnh. Nơi đây được mệnh danh là "Tuyệt...

Nơi duy nhất trải nghiệm tắm sông như tắm biển ở An Giang

Đến với khu du lịch sinh thái ở huyện Chợ Mới, du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa sông nước Nam Bộ, với bãi tắm sông ngỡ như bãi biển. Khiêm tốn về quy mô (6,7ha) và chỉ mới tham gia vào bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng thời gian qua Khu du lịch sinh thái Cồn Én tọa lạc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới) nhanh chóng có mặt trong top đầu du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL....

Mùa mưa lãng đãng mây phủ, sương giăng ở vùng Bảy Núi

Từ nay đến cuối năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến săn mây và trải nghiệm những điều tuyệt vời trên Núi Cấm. Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm cho biết, thời điểm này sương mây đã xuất hiện nhiều ở khu vực đỉnh Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến săn mây và có trải nghiệm tuyệt vời ở vùng...

“Mỹ vị dân gian” nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo rau rừng sẽ không làm thực khách thất vọng nếu có dịp thưởng thức đặc sản này ở Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Bánh xèo là đặc sản dân dã nơi nào cũng có ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn. Muôn loại rau rừng như cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá cách, cát lồi (mía dò)... "hít thở khí trời" vùng Bảy núi, kết hợp với bánh xèo sẽ...

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9. Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa. Màn sương mù...

Cùng chuyên mục

Gà đốt Ô Thum – đặc sản trứ danh ở “Tuyệt tình cốc” An Giang

Một bữa tối với gà đốt Tri Tôn trứ danh và ngắm hoàng hôn trên hồ Ô Thum là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích không lớn nhưng mang vẻ đẹp hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc, xa xa là núi cao. Nhiều năm nay, hồ là địa điểm hút khách, đặc biệt là giới chơi ảnh. Nơi đây được mệnh danh là "Tuyệt...

Nơi duy nhất trải nghiệm tắm sông như tắm biển ở An Giang

Đến với khu du lịch sinh thái ở huyện Chợ Mới, du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa sông nước Nam Bộ, với bãi tắm sông ngỡ như bãi biển. Khiêm tốn về quy mô (6,7ha) và chỉ mới tham gia vào bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng thời gian qua Khu du lịch sinh thái Cồn Én tọa lạc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới) nhanh chóng có mặt trong top đầu du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL....

Mùa mưa lãng đãng mây phủ, sương giăng ở vùng Bảy Núi

Từ nay đến cuối năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến săn mây và trải nghiệm những điều tuyệt vời trên Núi Cấm. Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm cho biết, thời điểm này sương mây đã xuất hiện nhiều ở khu vực đỉnh Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến săn mây và có trải nghiệm tuyệt vời ở vùng...

“Mỹ vị dân gian” nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo rau rừng sẽ không làm thực khách thất vọng nếu có dịp thưởng thức đặc sản này ở Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Bánh xèo là đặc sản dân dã nơi nào cũng có ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn. Muôn loại rau rừng như cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá cách, cát lồi (mía dò)... "hít thở khí trời" vùng Bảy núi, kết hợp với bánh xèo sẽ...

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9. Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa. Màn sương mù...

2 ngày 1 đêm trekking Núi Cấm chữa lành tâm hồn

Tại núi Cấm - nơi mệnh danh là nóc nhà An Giang, du khách có thể trải nghiệm cắm trại kết hợp trekking để hòa mình vào thiên nhiên để “chữa lành”. Với độ cao trên 700m so mặt nước biển, Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang) được xem là “nóc nhà xanh” miền Tây. Nơi đây sở hữu khí hậu mát lành, là lựa chọn thích hợp cho du khách trekking kết hợp với lưu trú cắm trại dịp cuối...

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất