Powered by Techcity

Nhiều quyết sách nền tảng cho năm 2025

 – Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) HĐND tỉnh vừa xem xét, thảo luận, cho ý kiến thông qua 13 nghị quyết (lĩnh vực kinh tế – ngân sách, văn hóa – xã hội, pháp chế, dân tộc). Đây là những nghị quyết mang tính chất “nền tảng”, làm cơ sở thực hiện trong năm 2025; kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn.

Phân bổ nguồn vốn cho địa phương

Qua báo cáo đề xuất của các chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, mời đơn vị, chủ đầu tư họp rà soát thống nhất dự kiến vốn 2025; lập dự thảo nghị quyết phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương lấy ý kiến Sở Tư pháp, Sở Tài chính, trình Ban Kinh tế – ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra. Theo đó, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương trên 4.042 tỷ đồng. Cấp huyện quản lý 743 tỷ đồng, giao UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trình HĐND cùng cấp quyết định phân bổ theo quy định.

Kỳ họp cũng thông qua nguồn vốn dành cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh gần 860 tỷ đồng. Trong đó, phân bổ hỗ trợ đầu tư cho 2 huyện thực hiện bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021 – 2025, tổng vốn đầu tư năm 2025 gần 119 tỷ đồng, cụ thể: Phân bổ cho huyện Châu Thành 76,5 tỷ đồng, huyện Chợ Mới 42,2 tỷ đồng. Phân bổ hỗ trợ đầu tư cho các đơn vị cấp huyện thực hiện tiêu chí cho xã đạt chuẩn NTM theo lộ trình của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, xã đã đạt chuẩn NTM giai đoạn trước năm 2021, phấn đấu duy trì nâng chất bộ tiêu chí và các xã còn lại phấn đấu hoàn thành NTM sau năm 2025 là 740 tỷ đồng.

Đại biểu thông qua các nghị quyết

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh là 51,5 tỷ đồng. Cụ thể, Dự án 1 (Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội huyện nghèo) chiếm phần lớn (gần 46,5 tỷ đồng), Dự án 4 (Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững) 5 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 (giai đoạn I, từ năm 2021 – 2025) được bố trí hơn 46 tỷ đồng. Dự án 1 (Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) gần 6,5 tỷ đồng; Dự án 4 (Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc) hơn 27 tỷ đồng; Dự án 5 (Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) hơn 10,1 tỷ đồng; Dự án 6 (Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch) gần 2,3 tỷ đồng.

Chính sách hoạt động không chuyên trách

Kỳ họp thứ 25 biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định chức danh, chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khóm và người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND, ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh; đảm bảo nguyên tắc “đem lại thu nhập phải từ bằng hoặc cao hơn trước đây”; mức phụ cấp của từng chức danh tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ; tăng cường khuyến khích việc kiêm nhiệm, giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đảm bảo việc bố trí không vượt số lượng theo quy định. Đối tượng áp dụng bao gồm: Cán bộ, công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở ấp, khóm; người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm; cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khóm và người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm.

So với Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND, trong nghị quyết mới, HĐND tỉnh đã điều chỉnh mức phụ cấp từ 1,0 lần mức lương cơ sở lên 1,5 lần mức lương cơ sở (tương ứng với mức khoán do ngân sách Trung ương đảm bảo theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ). Bãi bỏ mức trợ cấp bồi dưỡng hàng tháng (bằng 0,5 mức lương cơ sở) của địa phương, vì qua thống kê, tính đến tháng 6/2024, trên 95% người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đã hưởng theo quy định. Trường hợp người hoạt động không chuyên trách có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì được hưởng mức phụ cấp: Tốt nghiệp đại học là 2,34 lần mức lương cơ sở; tốt nghiệp cao đẳng 2,1 lần mức lương cơ sở; tốt nghiệp trung cấp 1,86 lần mức lương cơ sở. Mức phụ cấp này được tính để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; làm cơ sở để xem xét, xếp lương theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về sau.

Tập trung phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

So với Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND, HĐND tỉnh điều chỉnh mức phụ cấp kiêm nhiệm tăng từ 50% lên 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm. Nghị quyết đề xuất mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm (đến tháng 7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội thì trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) và người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm theo hình thức tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, nhưng có sự đóng góp của người lao động để vừa giảm gánh nặng chi ngân sách, vừa tránh tâm lý bao tiêu, trợ cấp toàn bộ. Cụ thể, người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm và người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình với mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách hỗ trợ đóng 3%, người lao động đóng 1,5%. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 31/12 của năm tài chính.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng nhấn mạnh: “Sau kỳ họp, đề nghị UBND tỉnh, sở, ngành chuyên môn triển khai thực hiện 13 nghị quyết vừa được HĐND tỉnh quyết nghị thông qua, trong đó, quan tâm triển khai quyết liệt, hiệu quả giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; triển khai, thực hiện kịp thời 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án theo kế hoạch đề ra, đảm bảo hiệu quả, chất lượng… Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, UBMTTQ và các thành viên tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai; chú trọng giám sát ngay từ đầu để kịp thời kiến nghị giải pháp khắc phục bất cập, khó khăn nếu phát sinh”.

GIA KHÁNH



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/an-giang-24-gio/thoi-su/nhieu-quyet-sach-nen-tang-cho-nam-2025-a411183.html

Cùng chủ đề

Dốc toàn lực cho mùa tuyển quân 2025

 - Bước sang năm 2025, quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ có nhiều điểm mới, đặc biệt là trong công tác khám sức khỏe thanh niên ở cấp huyện. Phóng viên (P.V) đã phỏng vấn thượng tá Bùi Sỹ Hùng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Cơ quan thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh) để làm rõ hơn nội dung này. ...

Hiệu quả đối thoại

 - Bên cạnh nâng cao hiệu quả thương lượng, xây dựng và giám sát thỏa ước lao động tập thể, tổ chức tốt hội nghị người lao động (NLĐ), kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, thời gian qua, các cấp công đoàn còn thể hiện tốt vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với chủ doanh nghiệp (DN) và NLĐ thông qua việc đối thoại. ...

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 3 địa phương

 - Ngày 12/12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhằm báo cáo kết quả kỳ họp, một số kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội trong năm 2024 của đất nước, tình hình hoạt động của đơn vị tại kỳ họp; tiếp tục lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, thu thập ý kiến, kiến nghị mới phát sinh của cử tri. ...

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Ảnh: Thu Hồng) Tin vui cuối năm về Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam càng ý nghĩa hơn khi ở đúng thời điểm Quốc hội vừa thông qua Luật di sản văn hoá sửa đổi và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hoá 2025-2035. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá, sự kiện có...

Từ bàn tay người thợ đến “ánh đèn sân khấu”

 - Giữa những màn trình diễn múa lân đầy màu sắc và sôi động, ít ai biết rằng mỗi con lân được sử dụng là cả một hành trình kỳ công. Từ khung sườn chắc chắn, đôi mắt thần thái, đến bộ lông rực rỡ, tất cả được tạo nên từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân chế tác. ...

Cùng tác giả

Dốc toàn lực cho mùa tuyển quân 2025

 - Bước sang năm 2025, quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ có nhiều điểm mới, đặc biệt là trong công tác khám sức khỏe thanh niên ở cấp huyện. Phóng viên (P.V) đã phỏng vấn thượng tá Bùi Sỹ Hùng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Cơ quan thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh) để làm rõ hơn nội dung này. ...

Hiệu quả đối thoại

 - Bên cạnh nâng cao hiệu quả thương lượng, xây dựng và giám sát thỏa ước lao động tập thể, tổ chức tốt hội nghị người lao động (NLĐ), kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, thời gian qua, các cấp công đoàn còn thể hiện tốt vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với chủ doanh nghiệp (DN) và NLĐ thông qua việc đối thoại. ...

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 3 địa phương

 - Ngày 12/12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhằm báo cáo kết quả kỳ họp, một số kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội trong năm 2024 của đất nước, tình hình hoạt động của đơn vị tại kỳ họp; tiếp tục lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, thu thập ý kiến, kiến nghị mới phát sinh của cử tri. ...

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Ảnh: Thu Hồng) Tin vui cuối năm về Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam càng ý nghĩa hơn khi ở đúng thời điểm Quốc hội vừa thông qua Luật di sản văn hoá sửa đổi và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hoá 2025-2035. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá, sự kiện có...

Từ bàn tay người thợ đến “ánh đèn sân khấu”

 - Giữa những màn trình diễn múa lân đầy màu sắc và sôi động, ít ai biết rằng mỗi con lân được sử dụng là cả một hành trình kỳ công. Từ khung sườn chắc chắn, đôi mắt thần thái, đến bộ lông rực rỡ, tất cả được tạo nên từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân chế tác. ...

Cùng chuyên mục

Dốc toàn lực cho mùa tuyển quân 2025

 - Bước sang năm 2025, quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ có nhiều điểm mới, đặc biệt là trong công tác khám sức khỏe thanh niên ở cấp huyện. Phóng viên (P.V) đã phỏng vấn thượng tá Bùi Sỹ Hùng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Cơ quan thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh) để làm rõ hơn nội dung này. ...

Hiệu quả đối thoại

 - Bên cạnh nâng cao hiệu quả thương lượng, xây dựng và giám sát thỏa ước lao động tập thể, tổ chức tốt hội nghị người lao động (NLĐ), kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, thời gian qua, các cấp công đoàn còn thể hiện tốt vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với chủ doanh nghiệp (DN) và NLĐ thông qua việc đối thoại. ...

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 3 địa phương

 - Ngày 12/12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhằm báo cáo kết quả kỳ họp, một số kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội trong năm 2024 của đất nước, tình hình hoạt động của đơn vị tại kỳ họp; tiếp tục lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, thu thập ý kiến, kiến nghị mới phát sinh của cử tri. ...

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Ảnh: Thu Hồng) Tin vui cuối năm về Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam càng ý nghĩa hơn khi ở đúng thời điểm Quốc hội vừa thông qua Luật di sản văn hoá sửa đổi và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hoá 2025-2035. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá, sự kiện có...

Từ bàn tay người thợ đến “ánh đèn sân khấu”

 - Giữa những màn trình diễn múa lân đầy màu sắc và sôi động, ít ai biết rằng mỗi con lân được sử dụng là cả một hành trình kỳ công. Từ khung sườn chắc chắn, đôi mắt thần thái, đến bộ lông rực rỡ, tất cả được tạo nên từ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân chế tác. ...

Thúc đẩy xuất khẩu tháng cuối năm

 - Hoạt động xuất khẩu 11 tháng của năm 2024 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng so cùng kỳ. Hiện nay, ngành công thương đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp (DN) tận dụng tốt cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Qua đó, đóng góp chung cho tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh trong cả năm 2024. ...

Gạo các loại giảm nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhẹ với gạo, lúa tươi nông dân chào giá cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12: Gạo các loại giảm nhẹ, lúa giá vững neo cao. Ảnh: Thanh Minh Trong đó, với mặt hàng lúa, giá lúa tươi neo cao, nhu cầu mua cầm chừng. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá...

Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP đến vùng biên giới An Phú

 - Từ ngày 12 đến 15/12, tại thị trấn Long Bình, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, UBND huyện An Phú tổ chức Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đến vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang. ...

Trả lời phản ánh của phụ huynh trường tiểu học

 - Báo An Giang nhận được đơn của ông Quách Vương (ngụ xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), phản ánh hiện tượng học sinh bị "ngồi nhầm lớp" liên tục xảy ra nhiều năm liền tại Trường Tiểu học A Bình Thành. ...

Phát huy vai trò “đại sứ” tư tưởng

 - Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên trong tỉnh đã phát huy vai trò cầu nối giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, góp phần đưa những đường lối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất