Powered by Techcity

Nâng tầm giá trị rau rừng núi Cấm

Là đặc sản của núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), rau rừng được du khách gần xa ưa thích, giống như cua núi, ốc núi hay cá chành sục (cá suối). Nhằm phục vụ du khách và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ngành chuyên môn đã tập huấn cho người dân trên núi về kỹ thuật chế biến món ăn kết hợp rau rừng, để nâng tầm giá trị của loại đặc sản này.

Đặc sản nổi danh

Đến núi Cấm, ngoài việc thăm cảnh vật hữu tình và chiêm bái các đấng siêu nhiên, du khách còn bị thu hút bởi những loại rau rừng ăn kèm với bánh xèo. Thực tế, để có được một dĩa rau rừng phục vụ du khách, người dân trên núi phải tìm kiếm, khai thác loại đặc sản này khá vất vả.

Là người chuyên hái rau rừng trên núi Cấm, anh Trần Văn Hoàng thông tin: “Sơ bộ, núi Cấm có trên 20 loại rau rừng. Ngoài những loại phổ biến có thể tìm mua ở chợ, còn có những thứ đặc sản chỉ có chốn non cao này, như: Đọt bứa, ngành ngạnh, đọt trại, rau xá xị… mà mỗi loại đều có dược tính riêng.

Ngày trước, dân trên núi chủ yếu hái rau ăn trong gia đình, nên vườn nhà lúc nào cũng có đủ thứ. Khi bánh xèo rau rừng trở thành đặc sản, người ta phải đi hái ở xa hơn. Có loại phải cất công đi từ sáng sớm, vượt dốc, băng rừng mới hái được để giao cho các tiệm bán bánh xèo phục vụ du khách”.

Mỗi ngày, anh Hoàng kiếm được 20-30kg rau đem giao cho các tiệm bán bánh xèo. Mùa mưa đến, cây cối sinh trưởng mạnh nên sản lượng rau rừng tăng lên. Nhờ đó, cuộc sống gia đình anh được cải thiện. Tuy nhiên, do nguồn rau ngày càng hiếm, anh đã tính đến chuyện trồng một số loại ở gần nhà. Vì vẫn là thổ nhưỡng trên núi Cấm, nên phẩm chất rau đảm bảo tươi ngon, mang hương vị đặc trưng.

Với du khách, dĩa bánh xèo kèm rau rừng là món ăn đầu tiên xuất hiện trong thực đơn của họ khi đến núi Cấm. Những rổ rau tươi xanh được trưng bày ở các tiệm bán bánh xèo luôn có sức hút kỳ lạ. Chúng kích thích vị giác của du khách bởi màu sắc đỏ, xanh phong phú, nhất là những mặt rau họ chưa được nếm thử bao giờ.

Vào quán ngồi, chưa cần biết khách dùng bánh nhiều hay ít, người bán sẽ đon đả bưng ra một dĩa rau to đặt lên bàn. Cái phong cách hào sảng ấy của người miền Tây khiến du khách thích thú. Khi những miếng bánh xèo kèm rau rừng được chấm vào chén nước mắm chua ngọt, món ăn dân dã này thực sự chinh phục được du khách gần xa.

“Năm nào lên núi Cấm, tôi phải ăn cho được bánh xèo rau rừng. Mình ăn khá ít, nhưng tới đây vẫn dùng hết dĩa rau to. Thích nhất là những loại rau không thể tìm thấy ở chợ mà hương vị rất ngon. Bởi vậy, lên núi Cấm mà không ăn bánh xèo rau rừng là điều đáng tiếc” – chị Ngọc Hà (du khách ở tỉnh Bến Tre) vui vẻ.

Nâng cao giá trị

Không dừng lại ở việc phục vụ du khách kiểu truyền thống, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm đã phối hợp Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức tập huấn kỹ thuật chế biến món ăn kết hợp rau rừng núi Cấm, cho người dân kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Khu du lịch núi Cấm. Qua đó, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực tại địa phương.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Ngọc chia sẻ: “Với sự nổi tiếng sẵn có của rau rừng núi Cấm, chúng tôi muốn nâng tầm loại đặc sản này để phục vụ du lịch. Thay vì thưởng thức theo kiểu dân gian, rau rừng cần góp mặt vào những món ăn được chế biến cầu kỳ, công phu hơn nhằm khai thác hết giá trị thực dưỡng của chúng. Bằng cách đưa các nguyên liệu mang tính đặc thù núi Cấm vào chế biến các món ăn mới lạ, hấp dẫn, sẽ góp phần xây dựng thương hiệu du lịch núi Cấm nói riêng và An Giang nói chung ngày càng đặc sắc trong mắt du khách”.

Anh Nguyễn Ngọc Thông (Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn) cho rằng, bên cạnh giá trị ẩm thực, rau rừng núi Cấm còn mang dược tính nên cần khai thác đa dạng loại đặc sản này. “Tôi đã hướng dẫn các học viên về phương pháp chế biến các món ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên, những đặc sản nổi tiếng của Tịnh Biên, trên cơ sở kết hợp các loại nguyên liệu có sẵn tại núi Cấm, như: Cá lóc nướng – cuộn rau rừng, măng xào mắm ruốc – rau rừng, bánh khọt nhân vịt xiêm rau rừng, gỏi su thịt bò, lẩu măng lá bứa thịt gà, kho quẹt hoặc mắm me kèm rau rừng… Mong rằng, những món ăn này sẽ giúp người dân núi Cấm phục vụ du khách tốt hơn, khai thác hiệu quả những thứ đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho ngọn núi hùng vĩ, xinh đẹp này” – anh Thông nhấn mạnh.

Được tiếp cận với kiến thức chế biến rau rừng, chị Cù Minh Như Quỳnh (kinh doanh trên núi Cấm) cho hay: “Đa số du khách muốn tìm hiểu những món ăn mới lạ, đặc sản của vùng Bảy Núi khi đến An Giang trải nghiệm. Do đó, những món ăn đơn giản kết hợp rau rừng, trái cây theo mùa có sẵn trên núi Cấm sẽ là lợi thế để người kinh doanh ăn uống thu hút, níu chân du khách ở lại lâu hơn”.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sẵn có, mục tiêu nâng tầm rau rừng núi Cấm sẽ khả thi trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, rất cần sự nỗ lực của ngành chuyên môn, sự nhiệt tình của người dân trên núi Cấm trong quá trình khai thác, bảo tồn để rau rừng thực sự trở thành một phần trong giá trị du lịch của “nóc nhà miền Tây”.

THANH TIẾN

Cùng chủ đề

Phụ nữ An Giang năng động, sáng tạo, khẳng định vị thế trong thời đại mới

 - Phát huy tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, khát vọng phát triển, xây dựng tổ chức hội vững mạnh”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh đã khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. ...

Tăng cường gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

 - Thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh luôn đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ) có điều kiện thuận lợi sản xuất - kinh doanh. Hình thức tiếp cận cơ sở có nhiều đổi mới, tăng cường gắn kết, gần gũi, chia sẻ. Hội nghị đối thoại gắn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật tổ chức theo quý là một trong những hình thức mới được các cơ quan phối...

Bộ Y tế làm việc với Bệnh viện Đa khoa Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh

 - Chiều 17/10, đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh An Giang. ...

Phát huy vai trò giám sát của Nhân dân

Công cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc đấu tranh rất cam go, quyết liệt, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của Đảng, chế độ XHCN ở nước ta. Để cuộc đấu tranh này đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị và kiên quyết, kiên trì...

Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại TP. Hồ Chí Minh thăm, chào xã giao lãnh đạo tỉnh An...

 - Chiều 17/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã tiếp Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại TP. Hồ Chí Minh Phonesy Bounmixay đến thăm, chào xã giao. ...

Cùng tác giả

Gà đốt Ô Thum – đặc sản trứ danh ở “Tuyệt tình cốc” An Giang

Một bữa tối với gà đốt Tri Tôn trứ danh và ngắm hoàng hôn trên hồ Ô Thum là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích không lớn nhưng mang vẻ đẹp hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc, xa xa là núi cao. Nhiều năm nay, hồ là địa điểm hút khách, đặc biệt là giới chơi ảnh. Nơi đây được mệnh danh là "Tuyệt...

Nơi duy nhất trải nghiệm tắm sông như tắm biển ở An Giang

Đến với khu du lịch sinh thái ở huyện Chợ Mới, du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa sông nước Nam Bộ, với bãi tắm sông ngỡ như bãi biển. Khiêm tốn về quy mô (6,7ha) và chỉ mới tham gia vào bản đồ du lịch tỉnh An Giang, nhưng thời gian qua Khu du lịch sinh thái Cồn Én tọa lạc xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới) nhanh chóng có mặt trong top đầu du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL....

Mùa mưa lãng đãng mây phủ, sương giăng ở vùng Bảy Núi

Từ nay đến cuối năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến săn mây và trải nghiệm những điều tuyệt vời trên Núi Cấm. Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm cho biết, thời điểm này sương mây đã xuất hiện nhiều ở khu vực đỉnh Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước đến săn mây và có trải nghiệm tuyệt vời ở vùng...

“Mỹ vị dân gian” nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo rau rừng sẽ không làm thực khách thất vọng nếu có dịp thưởng thức đặc sản này ở Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Bánh xèo là đặc sản dân dã nơi nào cũng có ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn. Muôn loại rau rừng như cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá cách, cát lồi (mía dò)... "hít thở khí trời" vùng Bảy núi, kết hợp với bánh xèo sẽ...

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9. Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi. Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa. Màn sương mù...

Cùng chuyên mục

Gà đốt Ô Thum – đặc sản trứ danh ở “Tuyệt tình cốc” An Giang

Một bữa tối với gà đốt Tri Tôn trứ danh và ngắm hoàng hôn trên hồ Ô Thum là trải nghiệm đáng nhớ cho du khách. Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có diện tích không lớn nhưng mang vẻ đẹp hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc, xa xa là núi cao. Nhiều năm nay, hồ là địa điểm hút khách, đặc biệt là giới chơi ảnh. Nơi đây được mệnh danh là "Tuyệt...

“Mỹ vị dân gian” nhất định phải thử khi đến Núi Cấm ở An Giang

Bánh xèo rau rừng sẽ không làm thực khách thất vọng nếu có dịp thưởng thức đặc sản này ở Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang). Bánh xèo là đặc sản dân dã nơi nào cũng có ở miền Tây, nhưng bánh xèo tại núi Cấm khác biệt hơn. Muôn loại rau rừng như cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá cách, cát lồi (mía dò)... "hít thở khí trời" vùng Bảy núi, kết hợp với bánh xèo sẽ...

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

6 món ăn tôn vinh ẩm thực An Giang

Đến vùng Bảy Núi dịp Tết cổ truyền của người Khmer, du khách tham gia lễ hội không nên bỏ qua các món ăn đậm bản sắc Khmer chế biến từ bò. Tết cổ truyền của người Khmer năm nay diễn ra từ 13 đến 16/4, du khách về An Giang có thể ghé các quán ăn để thưởng thức ẩm thực địa phương. Bò bảy món Bò lụi cuốn mỡ chài. Ảnh: Minh Đức Bò bảy món, hiểu cơ bản là thịt bò...

Bò leo núi An Giang

Thực khách thường nghĩ món bò leo núi được chế biến từ thịt bò nuôi trên núi, nhưng hóa ra không phải vậy. Thịt bò được nướng trên vỉ có thiết kế nhô cao như hình quả núi. Ảnh: Mỹ Nhung "Tôi và bạn chạy xe từ TP HCM về đến Tân Châu (An Giang) thì trời mưa lớn, hai đứa ghé đại một quán ăn trên đường và gọi bò leo núi. Tôi tưởng đó là loại thịt bò nuôi kiểu...

Chân chất nước mắm đồng

Kết tinh từ vị ngọt con cá đồng trong mùa lũ miền Tây, nước mắm đồng từng là thứ nước chấm không thể thiếu trong gian bếp của các bà nội trợ. Giờ đây, nước mắm đồng không còn thông dụng, nhưng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt đối với những ai lớn lên từ sự chân chất của quê nghèo. Nồi nước mắm đồng, ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ Thỉnh thoảng, tôi có dịp về với...

Ngon lạ bánh củ cải ở Mỹ Đức

Bánh củ cải là món ngon đặc sản của người dân xã Mỹ Đức (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Các loại nguyên liệu tạo thành bánh đều quen thuộc, nhưng hương vị hòa quyện lại tạo nên món bánh mang vị ngon lạ... Được mẹ chồng truyền lại tay nghề làm bánh củ cải, gần 1 thập kỷ qua, bà Mai Thị Ngọc Hạnh, ở xã Mỹ Đức đã tự tay làm ra vô vàn khuôn bánh củ cải,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất