Powered by Techcity

Một ngày của Nâu

Nâu là tên tôi đặt cô ngựa 10 tuổi của ông Chau Da, ở ấp Vĩnh Lập, xã Vĩnh Trung (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Hôm tôi về xứ núi, Nâu đã có một ngày làm việc rất vất vả, trong cái nắng hầm hập hè biên giới, thi thoảng lại chuyển sang lâm râm những giọt mưa đầu mùa…

Sáng sớm, ông Chau Da đưa Nâu ra khỏi nhà, bắt đầu hành trình mưu sinh quen thuộc. Tiếng vó ngựa lộc cộc lạc lõng giữa dòng xe cộ hiện đại. Tuy nhiên, với người dân xã Vĩnh Trung, hình ảnh này đã quen thuộc vô cùng, bởi vì đây là nơi duy nhất trong tỉnh An Giang có tập tục nuôi ngựa kéo xe, phần lớn do đồng bào dân tộc thiểu số Khmer duy trì mấy chục năm nay.

Mỗi chuyển động của Nâu đều phát ra tiếng leng keng vui tai, như tiếng còi xe để mọi người biết đường mà… né.

Để Nâu chuyên tâm “làm việc”, ông Chau Da dùng đồ vật che mắt “cô nàng” lại. Nâu chỉ cần tuân thủ theo tiếng hô, lực điều khiển dây mạnh, nhẹ, trái, phải của chủ – phần lớn thẳng tiến về phía trước – là được.

Nhiều công đoạn lặp đi lặp lại trong ngày làm việc của 2 chủ tớ: Đến nơi nhận đồ cần chở, chất hết lên xe…

Đi ngang điểm tập kết trên đường, tạm để đồ xuống

Chuyển sang nơi khác, chất đồ lên xe

Người thuê chở đồ hôm nay là ông Chau Ruk, cần đưa khối lượng lớn gỗ về cho một hộ gia đình xây dựng lò nấu đường thốt nốt. “Gỗ nặng, cồng kềnh, chở bằng xe gắn máy thì không được, mà chở xe tải thì tốn kém. Do đó, tôi nhờ xe ngựa của ông Chau Da chở giúp” – ông Ruk chia sẻ.

Lấy thêm mớ gỗ, ông Chau Da cho ngựa quẹo từ nhà dân ra Tỉnh lộ 948, rồi mới thuần thục nhảy lên xe.

Đến điểm tập kết ban nãy, họ chất toàn bộ lên xe. Đôi lúc nặng quá, Nâu chệnh choạng bước chân, rồi lại vững vàng đứng yên như cũ.

Cứ như thế, Nâu và chủ rong ruổi từ xã Vĩnh Trung sang xã An Cư, từ Văn Giáo về đến An Hảo, rồi lại từ An Hảo về Vĩnh Trung, tổng đoạn đường mưu sinh vài chục cây số. Chỉ được nghỉ trưa 1 giờ đồng hồ, nên đến đầu giờ chiều, Nâu thấm mệt thấy rõ. Cô nàng chọn phương án đều bước chậm rãi, khoảng 10km/giờ.

Hai chuyến hàng cuối ngày, Nâu rướn từng chút một, cùng sự tiếp sức của ông Chau Da và Chau Ruk mới “về đích”. Hàng trăm kg gỗ “đi đến nơi, về đến chốn” bằng những giọt mồ hôi kiên trì của cả nhóm.

Phút giây thư giãn hiếm hoi của cô ngựa “gái một con” là được thưởng thức chút cỏ xanh ngay tại nơi đang đứng. Lao động vất vả khiến những cơ bắp của Nâu nổi hằn khắp người, mệt nhọc thấm vào từng hơi thở, từng cử động.

5 giờ chiều, ông Chau Da trút được gánh nặng của một ngày dài, cùng Nâu thả bước về nhà. Xe ngựa nhẹ tênh, lòng ông cũng nhẹ tênh, mà trong túi áo dầy thêm mấy trăm ngàn đồng thù lao.

Trên đường về, Nâu được ghé lại khu vực đầy cỏ, ăn bồi dưỡng thêm mớ thức ăn xanh tươi. Ăn hết phần cỏ được cắt, Nâu vẫn đói. Cô nàng quẹo đầu sang đám cỏ chưa cắt, thủng thỉnh nhai.

Trong khi đó, ông Chau Da cặm cụi cắt đầy bao cỏ, dự trữ cho bữa ăn chiều tối của Nâu. Cô nàng háo ăn, lúc nào cũng nhai nhóp nhép, chỉ trừ lúc ngủ. Mà thông thường, 1-2 giờ sáng Nâu mới chịu ngủ, sau khi ăn no căng bụng. Dưới màn mây đen kịn vùng Bảy Núi, đôi chủ tớ lặng lẽ bên nhau, việc ai nấy làm, mà trông bình yên quá đỗi!

Gần 6 giờ chiều, họ trở về con đường nhỏ, căn nhà nhỏ quen thuộc. Lũ trẻ đang chơi đùa chợt ngừng lại, quấn quýt theo bước chân Nâu. Hồi trước, ở xã có vài chục con ngựa được nuôi. Dần dần, phương tiện giao thông hiện đại nhiều lên, đâu ai đi xe ngựa nữa, cũng ít nhờ ngựa kéo hàng. Bởi vậy, Nâu là một trong số vài con ngựa còn sót lại ở xứ này, được chú ý nhiều hơn.

Ông Chau Da “bàn giao” Nâu cho vợ mình – bà Neang Sơn – để đi mua chút đồ ăn tối. Trước khi đi, họ cùng nhau tháo tất cả đồ vật vướng víu trên mình Nâu. Vợ chồng họ 60 tuổi, nhưng có hơn 30 năm nuôi ngựa kéo xe. Mỗi lần nuôi cũng chỉ 1-2 con, mua từ Campuchia về.

“Ngựa đực hung hãn, hay đá người, phá phách, nên chúng tôi chọn nuôi ngựa cái. Vậy mà, tôi vẫn bị 1 con ngựa cái cắn trầy xể mình mẩy. Bán con đó, tôi mua Nâu về nuôi. Suốt 10 năm nay, Nâu chỉ đẻ 1 con duy nhất. Người ta năn nỉ mua lúc ngựa con 6 tháng tuổi, giá 30 triệu đồng, nên tôi bán, tập trung lo cho Nâu. Cũng có người hỏi mua Nâu, nhưng tôi không bán. Nuôi lâu, mến tay mến chân. Nâu hiền, dễ thương lắm!” – bà Sơn kể.

Không còn vướng bận đồ đạc nặng nhọc trên mình, Nâu vục đầu vào lu nước, uống lấy uống để suốt mấy phút.

Đợi cô nàng bớt mệt, bà Sơn mới nhẹ nhàng dội nước, chà rửa khắp người. Nâu thích tắm, ngày nào cũng tắm 2-3 lần mới chịu ngủ. Tắm xong còn muốn bà Sơn chải bờm cho gọn gàng, vỗ vỗ mấy cái lên vùng bụng rắn chắc… Nhờ có Nâu, vợ chồng bà đỡ phải đi làm thuê, làm việc nặng nhọc. Mọi gánh nặng đều được Nâu san sẻ, nên họ quý cô nàng vô cùng.

Sụp tối, Nâu yên vị trong không gian riêng tư của mình, trên người còn dư âm của làn nước mát mẻ, điềm tĩnh ăn uống bên cạnh người chủ thân thuộc. Ngày mai, hy vọng sẽ có người thuê chở hàng, để người và ngựa lại được sánh bước bên nhau, được đồng hành, dựa vào nhau như ngàn ngày trước…

GIA KHÁNH

Cùng chủ đề

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Vẫn đối mặt với tình trạng được mùa mất giá Ông Nguyễn Vĩnh Quảng – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Lâm Đồng – cho biết, với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông sản. Cả tỉnh hiện có trên 367.000 ha gieo trồng đa dạng các loại rau, hoa, trái cây; trong...

Bệnh nhân mắc lao cần chú ý biến chứng gì?

Chị Mai, 36 tuổi, hẹp khí quản tái đi, tái lại do biến chứng lao phổi, ca phẫu thuật dự kiến rất phức tạp do đoạn hẹp nằm ở vị trí khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2019, chị Mai (quê ở An Giang) được chẩn đoán lao phổi, điều trị thuốc 6 tháng thì khỏi. Ba năm sau, chị bắt đầu có cảm giác khó thở, hụt hơi khi gắng sức, không thể làm việc nặng. Các bác sỹ đang...

Ra quân Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số và thực hiện tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt tại phường Mỹ Long

Quang cảnh lễ ra quân Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh An Giang Lê Việt Trung phát biểu tại lễ ra quân Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh An Giang Lê Việt Trung tặng hoa tri ân UBND phường Mỹ Long Nhân viên BIDV Chi nhánh An Giang tuyên truyền lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt cho tiểu...

Khối Thi đua các cơ quan Đảng cấp tỉnh tổ chức về nguồn và trao nhà Tình nghĩa ở huyện Tri Tôn

 - Ngày 7/9, Khối Thi đua các cơ quan Đảng cấp tỉnh tổ chức về nguồn tại đồi Tức Dụp và đến thăm, trao nhà Tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại xã An Tức (huyện Tri Tôn). ...

Cùng tác giả

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Cùng chuyên mục

Thưởng thức hàng trăm món ngon tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ – An Giang

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang với 400 gian hàng trưng bày hàng trăm loại bánh cùng nhiều chương trình hấp dẫn. Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, tối 3.8, tại TP Long Xuyên, diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên tổ chức. Với quy mô gần 400 gian hàng trưng bày, ngày hội...

Loại côn trùng bé tí, đắt hơn thịt, cá thành đặc sản ở An Giang

Dế cơm chiên mắm nhĩ là món ăn đặc sản của vùng Tri Tôn, An Giang, được nhiều thực khách địa phương và du khách phương xa thích thú thưởng thức. Từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm bà con Khmer ở An Giang vào mùa săn dế cơm. Trước đây, dế cơm là món dân dã, bà con bắt được thì đem về rang lên làm món đổi bữa. Nhưng hiện nay, dế chiên...

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức. Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối...

2 ngày vi vu An Giang “ăn sập” Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng

Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển. Chùa Tà Pạ. Ảnh: DiPy. Tảng đá đầu voi ở núi Cô Tô. Ảnh: DiPy. Một lợi thế của bản đồ du lịch ở Tri Tôn là...

An Giang cần phát huy tiềm năng hiệu quả hơn nữa

Chủ tịch nước mong muốn, với những tiềm năng về đất và người, An Giang sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, ngày 6.7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang. Góp phần vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước Báo cáo...

Nông dân thị trấn Đa Phước thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi

Thực hiện phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, Hội Nông dân thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) đã tích cực chỉ đạo cán bộ, hội viên đẩy mạnh thực hiện phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống hội viên, nông dân. Nhiều điển hình nông dân giỏi Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đa Phước...

Đưa An Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Chiều 6-7, tiếp tục chuyến công tác tại ĐBSCL, tại TP Long Xuyên, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang. Báo cáo Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cho biết dù còn nhiều khó khăn song những năm qua An Giang đã vươn lên khá toàn diện, 15/16 chỉ tiêu đạt và vượt tiến độ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. GDP...

6 món ăn tôn vinh ẩm thực An Giang

Đến vùng Bảy Núi dịp Tết cổ truyền của người Khmer, du khách tham gia lễ hội không nên bỏ qua các món ăn đậm bản sắc Khmer chế biến từ bò. Tết cổ truyền của người Khmer năm nay diễn ra từ 13 đến 16/4, du khách về An Giang có thể ghé các quán ăn để thưởng thức ẩm thực địa phương. Bò bảy món Bò lụi cuốn mỡ chài. Ảnh: Minh Đức Bò bảy món, hiểu cơ bản là thịt bò...

Cẩm nang du lịch rừng tràm Trà Sư

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt...

Vẻ đẹp huyền bí, độc đáo ở rừng tràm Trà Sư, An Giang

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất