Powered by Techcity

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian.


Đường hoa mai là không gian được người dân lựa chọn vào mỗi dịp Lễ hội Tết Việt. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Chiều 13/1, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ lần thứ 18 năm 2025 do Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã khai mạc trong không khí rộn ràng, phấn khởi.

Điểm nhấn của Lễ hội Tết Việt năm 2025 là “ngôi nhà ngày Xuân” được xây dựng mô phỏng hình ảnh ngôi nhà sàn ở An Giang gắn với gian bếp, sân vườn đầy hoa cỏ mùa Xuân mang đến không khí những ngày Tết yên bình.

Ngôi nhà có chiều ngang 14m, nối với gian bếp kéo dài khoảng 20m, chiều sâu khoảng 12m. Ngôi nhà được đặt ở vị trí trung tâm, đồng thời cũng là sân khấu biểu diễn các loại hình nghệ thuật xuyên suốt lễ hội, tạo sự gần gũi giữa nghệ sỹ và khán giả.

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội năm nay có nhiều đổi mới trong phần thiết kế cảnh trí và không gian.

Đặc biệt, không gian trên đường Phạm Ngọc Thạch được trang trí bằng hoa mai kết hợp với 5.000 cây tre sơn đỏ. Không gian này không chỉ thể hiện sắc màu truyền thống của ngày Tết mà còn tượng trưng cho sự dẻo dai, kiên trì của người Việt Nam, khẳng định sự vươn mình đi lên trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.

tet-viet-2.jpg

Nghi thức khai bút đầu Xuân của Lễ hội. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Lễ hội cũng có các không gian trưng bày tái hiện các làng nghề truyền thống như: làng gốm Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), làng nghề đan lát Mỹ An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Bên cạnh đó, Ban tổ chức chọn giới thiệu đến công chúng 3 loại hình nghệ thuật đặc trưng của ba miền gồm: ca trù, nhã nhạc cung đình Huế và đờn ca tài tử; đồng thời bố trí thêm một sân khấu phụ dành cho các ban nhạc trẻ biểu diễn acoustic nhằm góp thêm sắc xuân trẻ trung, sôi động.

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trải qua 18 năm tổ chức xuyên suốt, Lễ hội Tết Việt đã thu hút hàng trăm nghìn người dân đến thưởng ngoạn, chụp ảnh kỷ niệm và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong ngày Tết cổ truyền.

Tiếp nối hành trình ý nghĩa đó, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động mừng Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nhằm lan tỏa các giá trị và tinh thần văn hóa truyền thống. Đây sẽ là một không gian văn hóa rực rỡ, sinh động và gợi lên nhiều cảm xúc ấm áp, để mọi người có thể bày tỏ lòng yêu thương với gia đình và bạn bè trong khoảng thời gian chuyển giao năm cũ, năm mới.

Lễ hội còn tạo nên một dấu ấn văn hóa đặc sắc của Thành phố Hồ Chí Minh khi Xuân về; là dịp để quảng bá hình ảnh, con người, nét đẹp văn hóa của một thành phố hiện đại, đồng thời góp thêm năng lượng, tiếp thêm động lực cho thành phố trước một chặng đường mới.

Ông Nguyễn Hồng Phúc cũng kêu gọi người dân khi đến Lễ hội Tết Việt hãy mặc áo dài bởi đây không chỉ là hình ảnh đẹp cho người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về mà còn là hoạt động lan tỏa tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước.

Tại Lễ khai mạc, đông đảo người dân diện áo dài đến Nhà văn hóa Thanh niên để tham quan, vui chơi và ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong dịp Tết.

Phạm Trần Gia Hân (19 tuổi, sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) háo hức chia sẻ: “Mỗi năm, em đều tranh thủ cùng bạn bè đến đây để tham gia các hoạt động đón Tết. Em rất ấn tượng với các không gian văn hóa của Lễ hội cùng với các gian hàng ẩm thực đa dạng. Ở mỗi gian hàng, em có cơ hội được tìm hiểu thêm các phong tục văn hóa đặc sắc của 3 miền.”

Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 mở cửa đón du khách tại Nhà văn hóa Thanh niên đến hết ngày 2/2 (mùng 5 Tết). Theo Ban tổ chức, năm 2024, Lễ hội Tết Việt thu hút gần 200.000 lượt người đến tham dự các hoạt động, tham quan, chụp ảnh./.

Theo Vietnam+



Nguồn: https://baoangiang.com.vn/van-hoa/van-hoa-su-kien/khai-mac-le-hoi-tet-viet-at-ty-nam-2025-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-a413320.html

Cùng chủ đề

Tìm giải pháp xúc tiến liên kết sản xuất, chế biên, tiêu thụ nông, thủy sản An Giang

 - Chiều 21/1, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi và đề xuất giải pháp xúc tiến liên kết sản xuất, chế biến nông, thủy sản An Giang năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức chủ trì hội nghị. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng khảo sát hạ tầng và hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp...

 - Chiều 21/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh khảo sát hạ tầng và hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành). Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, lãnh đạo các sở ngành và UBND huyện Châu Thành cùng đi với đoàn. ...

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương

 - Trong 2 ngày (20 - 21/2), Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đảng bộ cơ sở đầu tiên thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức đại hội điểm để các chi bộ, đảng bộ cơ sở còn lại rút kinh nghiệm. ...

An Giang với cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

 - Vấn đề tham nhũng, tiêu cực đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh thể hiện quyết tâm cao độ, đồng lòng, chung sức trong cuộc chiến đầy cam go này. ...

Độc đáo nền văn hóa Óc Eo

 - Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, cùng với Đông Sơn, Sa Huỳnh. Những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo. ...

Cùng tác giả

Tìm giải pháp xúc tiến liên kết sản xuất, chế biên, tiêu thụ nông, thủy sản An Giang

 - Chiều 21/1, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi và đề xuất giải pháp xúc tiến liên kết sản xuất, chế biến nông, thủy sản An Giang năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức chủ trì hội nghị. ...

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng khảo sát hạ tầng và hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp...

 - Chiều 21/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh khảo sát hạ tầng và hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành). Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, lãnh đạo các sở ngành và UBND huyện Châu Thành cùng đi với đoàn. ...

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương

 - Trong 2 ngày (20 - 21/2), Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đảng bộ cơ sở đầu tiên thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức đại hội điểm để các chi bộ, đảng bộ cơ sở còn lại rút kinh nghiệm. ...

An Giang với cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

 - Vấn đề tham nhũng, tiêu cực đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh thể hiện quyết tâm cao độ, đồng lòng, chung sức trong cuộc chiến đầy cam go này. ...

Độc đáo nền văn hóa Óc Eo

 - Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, cùng với Đông Sơn, Sa Huỳnh. Những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo. ...

Cùng chuyên mục

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông. ...

Rằm Xuân

Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình. ...

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của lễ hội truyền thống

Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc. ...

Nhà văn viết báo Xuân

 - Báo Xuân, từ lâu trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Và những cây bút tài hoa, nhà văn, nhà thơ là những người góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho các tờ báo Xuân thêm nhiều dư vị và cảm xúc. ...

Đường thốt nốt – Giá trị từ di sản

 - Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế...

Những tượng Phật không lồ ở An Giang

 - An Giang là vùng đất tâm linh, nơi có nhiều công trình kiến trúc Phật giáo uy nghi, ấn tượng. Cùng với đó là những tượng Phật, bồ tát khổng lồ, cao đến vài chục mét, không những trở thành điểm nhấn cho nơi thờ tự, mà còn thu hút du khách gần xa. ...

Kiến trúc đình, chùa, thánh đường của các dân tộc ở An Giang

 - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang. ...

Người “ thổi hồn” vào đá Thất Sơn

 - Tranh đá Bảy Núi là dòng tranh sử dụng nguyên liệu từ đá granite ở vùng Bảy Núi An Giang. Người chế tác ra loại hình tranh đá độc đáo này là ông Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1967, ngụ thị trấn Cái Dầu, Châu Phú). ...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất